Virus corona là một họ virus lớn, được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số virus có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).
Virus corona mới là một chủng mới của Virus corona chưa từng xác định được ở người trước đây. Virus mới này này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục, thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ.
Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Khi bị nhiễm virus, cơ thể bị nhiễm trùng và thân nhiệt tăng cao. Nhiệt độ cơ thể càng tăng chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng càng nặng hơn, cơn sốt có khi tăng từ 39 đến hơn 40 độ C. Mặc dù nhiệt độ cơ thể tăng lên nhưng người bệnh lại cảm thấy run lạnh, dẫn tới chảy nước mũi. Sốt cao dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Biểu hiện ho đi kèm khi sốt cao là do mất nước. Người bệnh sẽ thở bằng miệng nhiều hơn bằng mũi, thở nhanh và hơi thở ngắn dẫn đến khô mũi và khô họng gây kích thích vùng hầu họng dẫn tới ho.
Sốt thì mạch sẽ nhanh do áp lực máu mạnh trong lòng mạch máu. Khi bị sốt máu đi tới các cơ quan sẽ nhiều gây tăng áp lực co bóp mạnh dẫn tới đau đầu. Nên giảm căng thẳng và thư giãn.
Khi cơ thể sốt do nhiễm virus, người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể bị mất nước qua hơi thở nước tiểu, giảm các ion điện giải trong cơ thể như Ca, Na, K, Mg... Đây được coi là triệu chứng đặc hiệu của sốt virus.
Ngoài biểu hiện sốt cao bất thường, virus corona sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây viêm phổi nên dẫn đến tình trạng thiếu oxy, khó thở rõ rệt, đây là một dấu hiệu mà cảm lạnh thông thường không có.
Theo tạp chí The Lancet, 63% số bệnh nhân mắc virus corona có biểu hiện giảm bạch cầu lympho (bạch cầu lympho giống như kiểu áo giáp bảo vệ cơ thể) và 100% bất thường trên CT-scan lồng ngực.
Tình huống 1
Sốt và viêm phổi, hoặc viêm phổi kẽ, hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh Xquang tổn thương các mức độ khác nhau mà không lý giải được bằng các nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác, bao gồm tất cả các trường hợp có chỉ định lâm sang xét nghiệm viêm phổi cộng đồng
Và
Sống hoặc đi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Corona mới trong vòng 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng
Tiếp xúc (trong thời gian ủ bệnh 14 ngày) với trường hợp sốt và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi du lịch tới vùng dịch tễ có bệnh do vi rút Corona mới.
Tình huống 2
Sốt và có các triệu chứng bệnh lý hô hấp (ho, khó thở..)
Và
Có mặt tại các cơ sở y tế ở các vùng dịch tễ đã xác định có các ca mắc bệnh do virus Corona mới liên quan tới chăm sóc y tế
Hoặc
Tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi bị bệnh, động vật hoang dã ở các vùng dịch tễ trong vòng 14 ngày.
Tình huống 3
Sốt hoặc có các triệu chứng hô hấp và khởi phát trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với trường hợp có thể hoặc khẳng định mắc bệnh do nCoV
Ca bệnh có thể: Khi có bằng chứng LS và dịch tễ
Người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm, bao gồm những người chăm sóc bệnh nhân: nhân viên y tế hoặc các thành viên trong gia đình; những người sống chung với người bệnh hoặc đến thăm người bệnh trong thời gian có biểu hiện bệnh
Người bệnh có các dấu hiệu lâm sàng, X-quang hoặc xét nghiệm giải phẫu bệnh của bệnh lý nhu mô phổi (ví dụ như viêm phổi hoặc ARDS) phù hợp với định nghĩa về ca bệnh ở trên
Và
Không được khẳng định bằng xét nghiệm bởi vì không lấy được mẫu bệnh phẩm hoặc không làm được xét nghiệm để chẩn đoán căn nguyên nhiễm trùng hô hấp
Không lý giải được bằng các nhiễm trùng hoặc căn nguyên khác.
Các ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.
Ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có)
Dùng thuốc giảm ho nếu có ho nhiều: nhỏ mũi bằng các thuốc nhỏ mũi thông thường.
Hạ sốt: Nếu sốt trên 38,5° C thì cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều: 10 - 15 mg/kg ở trẻ em, với người lớn không quá 2 g/ngày.
Điều chỉnh rối loại nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan
Đảm bảo dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết
Trường hợp bội nhiễm phế quản phổi nên dùng kháng sinh phổ rộng và có tác dụng với vi khuẩn gây nhiễm trùng ở bệnh viện.
Đối với trường hợp nặng, cân nhắc dùng gammaglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG)
Điều trị bệnh nền (nếu có).
Người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn sau:
Hết sốt ít nhất 3 ngày.
Toàn trạng tốt: Mạch, huyết áp, nhịp thở, các xét nghiệm máu trở về bình thường; X-quang phổi cải thiện.
Xét nghiệm axit nucleic cho mầm bệnh đường hô hấp âm tính hai lần liên tiếp
SAU KHI XUẤT VIỆN: Người bệnh phải tự theo dõi nhiệt độ 12 giờ/lần, nếu nhiệt độ > 38° C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại nơi đã điều trị
Tại thời điểm này, các kiểm tra chẩn đoán chính xác 2019-nCoV chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng 2019-nCov đó là kỹ thuật Real time RT - PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus Corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.
Ngày 28/1/2020, Bộ Y tế đã có văn bản 362/BYT-KCB gửi Bệnh viện, Sở Y tế, y tế các bộ, ngành thực hiện việc tiếp nhận, thu dung, điều trị và quản lý người nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus Corona với phân tuyến khu vực cho các Bệnh viện, Viện cụ thể.
BỆNH SỞI
BỆNH CÚM MÙA
BỆNH CÚM GIA CẦM
THỦY ĐẬU
TAY CHÂN MIỆNG
TIÊU CHẢY CẤP
ĐAU MẮT ĐỎ…
1. Các hóa chất khử trùng có chứa Clo hoạt tính
- Cloramin B hàm lượng 25 - 30% clo hoạt tính
- Nước Javen (Natri hypocloride hoặc Kali hypocloride) 1 - 18%
2. Các chất tẩy rửa thông thường (như xà phòng) và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác (bao gồm cả nước Javen…).
- Tùy từng tình huống cụ thể của dịch bệnh sẽ áp dụng các chất khử khuẩn thích hợp.
- Việc khử trùng các khu vực có liên quan bằng biện pháp phun dung dịch khử trùng có chứa 0,5% Clo hoạt tính sẽ do cán bộ dịch tễ quyết định dựa trên cơ sở điều tra thực tế.
- Các dung dịch khử trùng có Clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha.
- Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ.
- Dung dịch khử trùng chứa Clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng.
- Clo có thể gây kích ứng da và các tổn thương tại chỗ do nó dễ kết hợp với các chất hữu cơ để tạo thành chất hữu cơ mới, vì vậy khi pha dung dịch cần đeo găng tay bảo hộ.
- Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ lượng nước sạch. Tốt nhất là sử dụng xô/chậu đựng nước, cho hóa chất vào và khuấy đều cho đến khi tan hết.
- Sử dụng các chất tẩy rửa thông thường (như xà phòng) và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác ((bao gồm cả nước Javen…).
- Cách thức thực hiện:Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng các chất tẩy rửa và khử khuẩn thông thường kể trên.
- Sử dụng dung dịch khử khuẩn có chứa Clo hoạt tính.
- Các dung dịch pha từ các hóa chất chứa clo với nồng độ 0,125%; 0,25%; 0,5% và 1,25% clo hoạt tính thường được sử dụng tùy theo mục đích và cách thức của việc khử trùng.
- Việc tính nồng độ dung dịch phải dựa vào Clo hoạt tính.
a) Cách tính lượng hóa chất Cloramin B cần thiết để sử dụng và cách pha hóa chất.
- Để tính lượng Cloramin B để pha thành dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu, áp dụng theo công thức sau:
Tên hóa chất sử dụng |
Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính |
|||
0,125% |
0,25% |
0,5% |
1,25% |
|
Cloramin B (25% - 30%) |
50g |
100g |
200g |
500g |
Ví dụ:
+) Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ 0,5% Clo hoạt tính từ bột Cloramin B 25% Clo hoạt tính thì lượng bột Cloramin B phải cần là:
(0,5 x 10 : 25) x 1.000 = 200 gam
+) Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ 0,25% Clo hoạt tính từ bột Cloramin B 25% Clo hoạt tính thì lượng bột Cloramin B phải cần là:
(0,25 x 10 : 25) x 1.000 = 100 gam
* Dưới đây là bảng tính sẵn lượng bột Cloramin B cần thiết để pha 10 lít dung dịch có chứa tỷ lệ phần trăm Clo hoạt tính được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng:
* Hình ảnh sau đây giúp ước lượng nhanh lượng Cloramin B
- Ghi chú: 1 thìa canh Cloramin B bột = 10 gam
Lượng hóa chất (gam) |
Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) x Số lít |
- Khu vực cách ly và nhà bệnh nhân phải được khử trùng bằng cách lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch chứa 0,5% Clo hoạt tính.
Chất tiết đường hô hấp (đờm, rãi, dịch mũi họng, dịch phế quản, …) của bệnh nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch khử trùng chứa 1,25% Clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 30 phút sau đó thu gom theo quy định của cơ sở điều trị.
Các phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được sát trùng tẩy uế bằng dung dịch khử trùng chứa 0,5% Clo hoạt tính.
- Sử dụng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính với iều lượng phun: 0,3 - 0,5 lít dung dịch đã pha cho 01 m2, phun 2 lần/một tuần, trong vòng 3 tuần liên tiếp.
- Nguyên tắc phun:
+) Phun dung dịch Cloramin B khử khuẩn là biện pháp phun khử trùng bề mặt.
+) Khi phun (và lau) sàn nhà cần phải đảm bảo dung dịch được thấm đẫm mặt sàn để tăng tối đa tác dụng khử khuẩn của hóa chất.
+) Cần sử dụng trang bị bảo hộ khi pha và phun hóa chất.
CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin mới nhất về dịch NCOV 2019 trên Thế giới và Việt Nam
Cách pha dung dịch rửa tay khô theo chuẩn WHO
Những bệnh mùa đông xuân có thể xuất hiện cùng dịch nCoV 2019
WHO giải đáp các thắc mắc vè dịch nCoV 2019
Những thông tin dịch bệnh nCoV 2019
Virus Corona là gì? những kiến thức về virus Corona bạn nên biết
Làm thế nào để loại bỏ những nguy hại từ virus nCoV-2019?
Thai phụ nhiễm nCoV-2019 có lây sang con không?
Coronavirus có thể sống đến 9 ngày ngoài môi trường?
Chữa cảm gió, cảm lạnh thật đơn giản, hiệu quả
Cách chữa khỏi đau lưng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết
Xoa bóp bấm huyệt chữa khỏi đau đầu, hen phế quản
Bệnh lý tim mạch tăng cao trong dịp tết
Xoa bóp bấm huyệt chữa các chứng đau nhức
Hướng dẫn chi tiết các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh
Chữa nấc cụt đơn giản hiệu quả
Viêm họng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh loãng xương, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh gout, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những bệnh lý nguy hiểm ở cột sống
Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng như thế nào đến nhan sắc người phụ nữ?
Nhồi máu cơ tim, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Giải pháp phòng chống ung thư gan
Rối loạn giấc ngủ, biện pháp và khắc phục
Đau thần kinh tọa, giải pháp và điều trị
Sức khỏe nam khoa và những điều nên biết
Củ quả mọc mầm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
HIV lây từ mẹ sang con như thế nào?
Uống nhiều nước không tốt cho sức khỏe, thế nào là uống nước đúng cách?
Tác dụng chữa bệnh của củ gừng
Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh
Chứng ê buốt răng, nguyên nhân và phòng tránh
Bệnh ngáy ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Bệnh lang ben và cách điều trị
Xử lý khi trẻ bị co giật và những lưu ý
Chế độ ăn cho người mắc bệnh Gout
Cách điều trị mụn cơm, mụn cóc
Làm trắng răng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe
Bệnh Ebola nguy hiểm như thế nào?
Thừa cân béo phì, nguyên nhân và phòng tránh
U xơ tuyến vú, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh, gây liệt dương
Dấu hiệu bệnh tiểu đường bạn nên biết
Bệnh tiểu đường, nguyên nhân và cách điều trị
Thuốc ức chế miễn dịch trong bệnh dị ứng và tự miễn
Viêm da cơ địaCác phản ứng quá mẫn với Vacxin
Chẩn đoán và xử lý cơn hen phế quản
Loét dạ dày, tá tràng - nguyên nhân và cách điều trị
Những điều cần biết khi dùng thuốc qua đường tiêu hóa
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ có thể gây tử vong
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Bệnh loét dạ dày tá tràng mang tính di truyền
Nhận biết ung thư tiền liệt tuyến
Phát hiện sớm đột quỵ và những việc cần làm
Dự phòng điều trị cảm sốt sau mưa
Ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Phòng bệnh người cao tuổi trời nắng nóng
Phòng ngừa đuối nước trong mùa hè
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Tác hại do lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Phát tướng, tăng cân nhanh, nguyên nhân và dự phòng
Bệnh ù tai, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tai giữa, nguyên nhân và cách điều trị
Dự phòng và điều trị biến chứng do bệnh quai bị
Viêm da dị ứng, nguyên nhân và cách điều trị
9 Cách giảm huyết áp không dùng thuốc
BỆNH SỞI CHẠY HẬU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH