MÀY ĐAY - PHÙ QUINCKE

(Urticaria - Angioedema)

Liên hệ tư vấn chữa bệnh

1. Định nghĩa:

- Mày đay là một dạng tổn thương cơ bản ngoài da, đặc trưng bởi sự xuất hiện nhanh của các sẩn phù, sưng nề lan tỏa từ trung tâm với hình dạng và kích thước khác nhau, thường bao xung quanh bởi một quầng đỏ, ngứa hoặc đôi khi có cảm giác rát bỏng và thường tự biến mất trong vòng 24 giờ. (Định nghĩa của Hội Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Châu Âu 2009). [1]

- Phù Quincke (hay còn gọi là phù mạch) là tình trạng sưng nề đột ngột và rõ rệt ở vùng hạ bì và dưới da, có cảm giác ngứa hoặc đôi khi đau nhức, thường liên quan đến các vùng niêm mạc, bán niêm mạc và tồn tại trong vòng 72 giờ. (Định nghĩa của Tổ chức Dị ứng Thế giới năm 2008). [2]

2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:

a. Đặc điểm lâm sàng:

- Mày đay:

+ Biểu hiện là các đám sẩn phù có mật độ mềm, hơi nổi gồ trên mặt da và thường gây ngứa nhiều. Xung quanh tổn thương có viền đỏ, ở giữa có màu hồng nhạt, tổn thương mày đay mạn tính diễn biến kéo dài có thể không nổi gồ trên mặt da và thường có màu đỏ sẫm.

+ Hình thái và kích thước của mày đay cũng rất đa dạng, đường kính có thể từ một vài mm đến hàng chục cm, có thể hình vòng cung, hình tròn hoặc dạng mảng như bản đồ.

+ Mày đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, như mặt, thân mình và tứ chi. Tổn thương mày đay thường có xu hướng thay đổi kích thước và hình thái rất nhanh, mỗi tổn thương đơn lẻ thường xuất hiện và biến mất trong vòng 1 vài giờ, ít khi tồn tại quá 8 giờ và có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Mày đay thường xuất hiện về chiều tối và sáng sớm, giảm dần vào buổi sáng và buổi trưa.

+ Khoảng 50% các trường hợp mày đay có kết hợp với phù Quincke. Một số yếu tố như thay đổi thời tiết, hải sản, đồ uống có cồn, thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, ánh nắng mặt trời, gãi hoặc cọ sát, tì đè... có thể kích phát không đặc hiệu triệu chứng của cả mày đay và phù Quincke.

- Phù Quincke

+ Phù Quincke dị ứng thường có biểu hiện sưng nề ở cả vùng dưới và trên bề mặt của da niêm mạc, xuất hiện nhanh và đột ngột, vị trí gặp chủ yếu ở lưỡi, môi, mắt, quanh miệng, bàn tay, bàn chân, hầu họng và bộ phận sinh dục.

+ Tình trạng sưng nề thường phát triển trong vài phút đến vài giờ, có thể khu trú hoặc lan tỏa, gây cảm giác căng đau, ngứa nhẹ hoặc tê bì do dây thần kinh cảm giác bị chèn ép. Vùng tổn thương thường có màu hồng nhạt, ranh giới không rõ, khi bị cọ xát, kích thích, tình trạng sưng nề có thể tăng lên và màu sắc trở nên tái nhợt.

+ Mỗi tổn thương đơn lẻ của phù Quincke do dị ứng thường tồn tại trong vòng 72 giờ, biến mất không để lại di chứng.

+ Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí tổn thương, phù Quincke có thể gây ra một số triệu chứng khác như: đau quặn bụng, nôn, ỉa chảy do phù nề ở ruột; khó thở, thở rít, nghe phổi có ran rít ran ngáy do phù nề đường thở; khó nuốt, khàn giọng do phù nề hầu họng và thanh quản; trụy tim mạch khi có kèm theo SPV.

b. Đặc điểm cận lâm sàng

- Test lẩy da với các dị nguyên có thể cho kết quả dương tính với những dị nguyên mà người bệnh mẫn cảm

- Test huyết thanh tự thân có kết quả dương tính trong phần lớn các trường hợp mày đay mạn tính do nguyên nhân miễn dịch.

- Xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên nghi ngờ có thể xác định được chính xác loại dị nguyên mà người bệnh mẫn cảm.

- Các xét nghiệm tự kháng thể tuyến giáp và chức năng tuyến giáp có thể có biến loạn trong các trường hợp mày đay mạn tính kết hợp với viêm tuyến giáp tự miễn.

- Các xét nghiệm máu và nước tiểu thông thường ít có biến đổi ở các người bệnh mày đay phù Quincke do dị ứng.

3. Chẩn đoán

a. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào:

- Các biểu hiện lâm sàng của mày đay và phù mạch

- Hỏi tiền sử bệnh tìm thấy mối liên quan giữa sự xuất hiện của mày đay - phù Quincke với việc tiếp xúc các yếu tố lạ như thuốc, thức ăn, lông súc vật...

- Khai thác tiền sử dị ứng phát hiện được các bệnh dị ứng khác đi kèm như dị ứng thuốc, chàm, VMDƯ, HPQ… [2],[3]

b. Phân loại:

Theo thời gian diễn biến bệnh, mày đay và phù Quincke dị ứng được chia làm 2 thể cấp tính và mạn tính:

- Mày đay phù Quincke cấp tính (diễn biến dưới 6 tuần): thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh từ vài phút đến vài giờ, kéo dài một vài ngày đến một vài tuần. Nguyên nhân gây bệnh thường là do các loại thức ăn (như tôm, cua, cá…), thuốc (kháng sinh nhóm bêta lactam, sulfamide, NSAID và thuốc cản quang...), phấn hoa, và nọc côn trùng (kiến, ong).

- Mày đay phù Quincke mạn tính (diễn biến ≥ 6 tuần): thường kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm và không rõ căn nguyên.

- Dấu hiệu thực thể của 2 nhóm bệnh này không có gì khác biệt.

c. Chẩn đoán phân biệt:

- Mày đay: cần phân biệt với một số tổn thương:

+ Hồng ban đa dạng: có các ban đỏ dạng bia bắn, có thể kèm theo viêm loét các hốc tự nhiên.

+ Tổn thương da do viêm mạch: ban xuất huyết, thường kèm theo các triệu chứng khác của viêm mạch như đau khớp, đau bụng, viêm cầu thận.

+ Hội chứng tăng dưỡng bào: có tổn thương mày đay, ban đỏ, thường kèm theo đau bụng, đi ngoài phân lỏng, khó thở, thở rít và có cơn bốc hỏa.

+ Nấm da: ban đỏ có ranh giới rõ, bong vảy da và tồn tại cố định.

- Phù Quincke: cần phân biệt với một số tổn thương sau:

+ Viêm mô tế bào: thường biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng tổn thương, kèm theo có sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn.

+ Phù do bệnh tim, thận: phù trắng, mềm, ấn lõm, xuất hiện từ từ, kèm theo các biểu hiện khác của bệnh lý tim mạch và thận.

+ Phù bạch huyết: phù cứng, không ngứa, cảm giác đau tức, tập trung ở 2 chi dưới, xuất hiện từ từ, gặp ở những người có tiền sử lội ruộng thường xuyên.

+ Viêm tắc tĩnh mạch: vùng tổn thương có cảm giác đau tức, da tím đỏ, có thể có hoại tử, siêu âm doppler mạch có thể phát hiện chỗ viêm tắc tĩnh mạch.

4. Điều trị

4.1. Điều trị đặc hiệu:

- Tránh tiếp xúc hoặc loại bỏ các yếu tố đã được biết gây bệnh hoặc làm nặng bệnh: ngưng dùng thuốc, thức ăn, chuyển chỗ ở, đổi nghề, tránh nóng, lạnh, ánh nắng mặt trời...

- Cân nhắc điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu nếu không thể loại bỏ được dị nguyên gây bệnh.

4.2. Điều trị triệu chứng:

Các nhóm thuốc chủ yếu để kiểm soát triệu chứng gồm: adrenaline, các thuốc kháng histamin H1, H2 và glucocorticoid.

a. Thuốc kháng histamin H1:

- Chỉ định: dùng trong tất cả các thể mày đay và phù Quincke do dị ứng. Hiệu quả của các thuốc là tương đương nhau, chỉ khác nhau về tác dụng phụ.

- Có thể lựa chọn một trong các thuốc như chlorpheniramine, diphenhydramine, hydroxyzine, cetirizine, fexofenadine, loratadine… (Liều dùng tham khảo thêm trong bài Các thuốc kháng histamin H1).

b. Thuốc kháng histamine H2:

- Chỉ định: phối hợp với thuốc kháng H 1 trong trường hợp mày đay, phù Quincke dị ứng không đáp ứng với thuốc kháng H1 đơn thuần.

- Liều lượng, cách dùng: xem bảng 2

Bảng 2: các thuốc kháng histamin H2 trong điều trị các bệnh dị ứng [4], [5]

c. Adrenaline (epinephrine):

- Chỉ định: cho các trường hợp phù Quincke do cơ chế dị ứng có phù nề đường hô hấp hoặc tụt huyết áp.

- Liều dùng: 0,3 - 0,5mg tiêm bắp, nhắc lại sau 15 - 20 phút nếu cần, trường hợp nặng nhắc lại sau 1 - 2 phút. Nếu không đáp ứng, tiêm tĩnh mạch 3 - 5 ml dd adrenalin 1/10.000 hoặc bơm qua màng nhẫn giáp hoặc nội khí quản. Có thể pha loãng 1 ống adrenaline 1mg với 3ml dung dịch muối sinh lý đề khí dung trong các trường hợp có phù nề đường hô hấp trên.

d. Glucocorticoid:

- Các chế phẩm thường sử dụng: prednisolon (viên 5mg), methylprednisolon (viên 4mg, 16mg, lọ tiêm 40mg, 125mg và 500mg), prednison (viên 5mg).

- Chỉ định: phối hợp với thuốc kháng H 1 và H 2 để giảm triệu chứng trong các trường hợp mày đay, phù Quincke nặng không đáp ứng với các thuốc kể trên hoặc để dự phòng triệu chứng tái phát.

- Liều lượng, cách dùng: nên dùng liều trung bình, một đợt ngắn ngày để hạn chế tác dụng phụ. Có thể dùng prednisone hoặc prednisolone hoặc methylprednisolone uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch 40 - 60 mg/ngày (ở người lớn) hoặc 1mg/kg/ngày (ở trẻ em) trong 5 - 7 ngày. [4][5]

e. Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác: Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản nếu tình trạng phù nề đường hô hấp gây đe dọa tính mạng người bệnh và không đáp ứng với thuốc đơn thuần.

5. Theo dõi điều trị: cần theo dõi các yếu tố sau:

- Tình trạng lâm sàng

- Các tác dụng phụ của thuốc

- Số lượng bạch cầu ái toan

- Nồng độ IgE đặc hiệu (nếu có thể)

6. Phòng bệnh

- Không có biện pháp phòng bệnh tiên phát.

- Những người có cơ địa dị ứng và đã có tiền sử bị mày đay phù Quincke, cần cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh và tránh tối đa tiếp xúc với các yếu tố này.

- Với những người đang trong đợt cấp của mày đay phù Quincke, cần tránh tối đa tiếp xúc với các yếu tố kích phát không đặc hiệu triệu chứng mày đay như bia rượu, gió lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột, xúc động mạnh, gắng sức...

Thuốc

Liều lượng cách dùng

Famotidine

Người lớn: 40mg/ngày uống hoặc tiêm tĩnh mạch
Trẻ em: 0,5 - 1mg/kg/ngày. Tổng liều ≤≤ 40mg/ngày.

Ranitidine

Người lớn: viên 150mg uống 2 - 3v/ngày.
Trẻ em: > 12 tuổi: 1,25 - 2.5 mg/kg uống 2 lần/ngày, tổng liều ≤ 300 mg/ngày

Cimetidine

Người lớn: 300 - 800 mg uống 6 - 8 giờ/1 lần

Trẻ em: 20 - 40 mg/kg/ngày uống chia 6 giờ/1 lần

c. Adrenaline (epinephrine):

- Chỉ định: cho các trường hợp phù Quincke do cơ chế dị ứng có phù nề đường hô hấp hoặc tụt huyết áp.

- Liều dùng: 0,3 - 0,5mg tiêm bắp, nhắc lại sau 15 - 20 phút nếu cần, trường hợp nặng nhắc lại sau 1 - 2 phút. Nếu không đáp ứng, tiêm tĩnh mạch 3 - 5 ml dd adrenalin 1/10.000 hoặc bơm qua màng nhẫn giáp hoặc nội khí quản. Có thể pha loãng 1 ống adrenaline 1mg với 3ml dung dịch muối sinh lý đề khí dung trong các trường hợp có phù nề đường hô hấp trên.

d. Glucocorticoid:

- Các chế phẩm thường sử dụng: prednisolon (viên 5mg), methylprednisolon (viên 4mg, 16mg, lọ tiêm 40mg, 125mg và 500mg), prednison (viên 5mg).

- Chỉ định: phối hợp với thuốc kháng H 1 và H 2 để giảm triệu chứng trong các trường hợp mày đay, phù Quincke nặng không đáp ứng với các thuốc kể trên hoặc để dự phòng triệu chứng tái phát.

- Liều lượng, cách dùng: nên dùng liều trung bình, một đợt ngắn ngày để hạn chế tác dụng phụ. Có thể dùng prednisone hoặc prednisolone hoặc methylprednisolone uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch 40 - 60 mg/ngày (ở người lớn) hoặc 1mg/kg/ngày (ở trẻ em) trong 5 - 7 ngày. [4][5]

e. Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác: Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản nếu tình trạng phù nề đường hô hấp gây đe dọa tính mạng người bệnh và không đáp ứng với thuốc đơn thuần.

5. Theo dõi điều trị: cần theo dõi các yếu tố sau:

- Tình trạng lâm sàng

- Các tác dụng phụ của thuốc

- Số lượng bạch cầu ái toan

- Nồng độ IgE đặc hiệu (nếu có thể)

6. Phòng bệnh

- Không có biện pháp phòng bệnh tiên phát.

- Những người có cơ địa dị ứng và đã có tiền sử bị mày đay phù Quincke, cần cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh và tránh tối đa tiếp xúc với các yếu tố này.

- Với những người đang trong đợt cấp của mày đay phù Quincke, cần tránh tối đa tiếp xúc với các yếu tố kích phát không đặc hiệu triệu chứng mày đay như bia rượu, gió lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột, xúc động mạnh, gắng sức...

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh

Phần mềm Chế độ ăn chữa bệnh

Danh sách các thực phẩm kỵ nhau khi dùng chung

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày

Chế độ ăn cho bệnh Vô sinh

Xem tiếp bệnh khác ...

Hỏi Thầy Thuốc

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh rối loạn phóng noãn

Chế độ ăn cho bệnh Cao huyết áp

Chế độ ăn cho bệnh Tiểu đường

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày

Chế độ ăn cho bệnh prolactin cao

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh lạc nội mạc tử cung

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh da tay khô bong

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bốc hỏa

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau dây thần kinh số 5

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm thanh quản

Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết não

Chế độ ăn cho bệnh cảm cúm

Chế độ ăn cho bệnh đau lưng

Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa

Chế độ ăn cho bệnh đau nửa đầu

Chế độ ăn uống cho bệnh Đau đầu - nhức đầu

Chế độ ăn uống điều hòa nội tiết tố

Chế độ ăn uống cho bệnh động kinh

Chế độ ăn cho bệnh chóng mặt

Chế độ ăn cho bệnh Máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống cho bệnh nhiệt miệng

Chế độ ăn cho bệnh Gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho bệnh Xơ vữa động mạch

Chế độ ăn cho bệnh thận đa nang

Chế độ ăn cho bệnh sỏi thận

Chế độ ăn cho bệnh Suy thận

Chế độ ăn cho người say nắng

Chế độ ăn cho bệnh áp xe gan

Chế độ ăn uống cho người men gan cao

Chế độ ăn cho người mắc bệnh Viêm gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan A

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan B

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan C

Chế độ ăn uống cho bệnh xơ gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm âm đạo

Chế độ ăn cho Phu nữ có thai

Chế độ ăn cho bệnh Parkinson

Chế độ ăn khi cho con bú

Chế độ ăn khi cho phụ nữ mãn kinh

Chế độ ăn cho bạn gái tuổi dậy thì

Chế độ ăn cho bệnh loãng xương

Chế độ ăn cho bệnh Gout

Chế độ ăn cho bệnh Béo phì

Chế độ ăn cho bệnh Suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho bệnh Huyết áp thấp

Chế độ ăn cho bệnh Tim mạch

Chế độ ăn phòng ngừa tai biến mạch máu não

Chế độ ăn cho bệnh Suy tim

Chế độ ăn cho bệnh Mụn trứng cá

Chế độ ăn làm đẹp da

Chế độ ăn cho bệnh nhược cơ

Chế độ ăn cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm tiền liệt tuyến

Chế độ ăn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Chế độ ăn cho bệnh Viêm đại tràng

Chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu

Chế độ ăn cho bệnh viêm khớp

Chế độ ăn uống cho bệnh vôi hóa xương khớp

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn uống cho bệnh kiết lỵ

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị bẹn

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn cho bệnh Khớp

Chế độ ăn cho bệnh Sỏi mật

Chế độ ăn cho bệnh Thiếu máu

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn kinh nguyệt

Chế độ ăn uống cho bệnh thống kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rong kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh ra mồ hôi

Chế độ ăn uống cho bệnh bế kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rụng tóc

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Chế độ ăn cho bệnh Hen phế quản

Chế độ ăn cho bệnh viêm phế quản

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm xoang

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm họng

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm amidan

Chế độ ăn uống cho bệnh bướu cổ

Chế độ ăn cho bệnh Dị ứng - Mề đay

Chế độ ăn giúp mắt sáng khỏe

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau mắt đỏ

Chế độ ăn cho bệnh Mất ngủ

Chế độ ăn cho bệnh Táo bón

Chế độ ăn uống cho bệnh đại tiện ra máu

Chế độ ăn cho bệnh tắc vòi trứng

Chế độ ăn cho bệnh suy buồng trứng

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới

Chế độ ăn cho bệnh Suy nhược

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật polyp hậu môn

Chế độ ăn uống cho bệnh suy nhược thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh stress

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy cấp

Chế độ ăn uongs kiêng kị cho bệnh thủy đậu

Chế độ ăn cho bệnh tiểu không tự chủ

Chế độ ăn cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm hang vị dạ dày

Chế độ ăn cho người sau mổ cắt dạ dày

Chế độ ăn cho người bị sa dạ dày

Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao

Chế độ ăn giúp trẻ phát triển não bộ

Chế độ ăn giúptrẻ thông minh

Chế độ ăn uống cho trẻ em

Chế độ ăn uống kiêng kị cho trẻ đái dầm

Chế độ ăn uống cho bệnh u não

Chế độ ăn uống cho bệnh quai bị

Chế độ ăn uống cho bệnh sởi

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người gầy muốn tăng cân

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư đang xạ trị

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư bàng quang

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư buồng trứng

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư mũi họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư não

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư ruột

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tế bào

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thận

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư gan

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư phổi

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư vú

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thực đạo

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ vú

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ cổ tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ thần kinh

Chế độ ăn uống kiêng kị khi bị zona thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh yếu sinh lý

Chế độ ăn uống tăng chất lượng tinh trùng

Chế độ ăn uống giúp xương nhanh liền

Chế độ ăn uống cho bệnh sa tử cung(sa dạ con)

Chế độ ăn cho bà bầu

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh giun sán

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh nghiến răng

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm lợi

Chế độ ăn uống cho bệnh tràn dịch màng phổi

Chế độ ăn uống cho bệnh lupus ban đỏ

Chế độ ăn uống cho bệnh da cá

Chế độ ăn uống cho bệnh ho gà

Chế độ ăn uống cho bệnh bạch cầu giảm

Chế độ ăn uống chữa bệnh cường giáp

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tai giữa

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tuyến vú

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh thiếu máu não

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh u mỡ

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho mẹ và bé khi cai sữa

Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng bệnh giun chui ống mật

Chế độ ăn uống phòng và chữa hội chứng buồng trứng đa nang

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm bàng quang

Chế độ ăn uống phòng và chữa thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống phòng và chữa chuột rút hiệu quả

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH