Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là điều chỉnh ngay trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn xin đưa ra một số gợi ý về những thực đơn giúp giảm và ngăn ngừa lượng mỡ nhiễm trong máu.
- Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
- Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một.
Để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo - Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò...) và kem sữa bò: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
- Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate…
- Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo transfat có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.
- Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả
- Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
- Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp "trục xuất" các muối mật ra ngoài.
- Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
Những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Máu nhiễm mỡ nên |
Máu nhiễm mỡ không nên |
- Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g
mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống. |
- Thường xuyên dùng các món chiên xào. |
Máu nhiễm mỡ, (mỡ máu cao) thực chất là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol (LDL), trigliceride.
Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ?
Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ)
Câu trả lời là có nếu máu nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời.
Bởi máu nhiễm mỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não… Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao ( >1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.
Người gầy cũng có thể mắc máu nhiễm mỡ. Máu nhiễm mỡ thực chất là tình trạng rối loạn lipit máu. Tình trạng rối loạn này có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người gầy. Người gầy nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật sẽ có khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao. Chính vì thế người gầy cũng không nên chủ quan, nên đi khám sức khỏe định kỳ để nếu có bệnh có thể phát hiện sớm.
+ Ăn uống không điều độ: Ăn nhiều những thức ăn mỡ, béo, uống rượu… làm tăng lượng mỡ lên, trong khi đó chức năng vận hóa của Tỳ lại bị suy giảm khiến cho lượng mỡ ứ đọng lại gây nên, hoặc do ăn uống thất thường làm cho Tỳ Vị bị tổn thương không vận hóa được dưỡng trấp, các chất béo không tan đi được, tụ lại gây nên.
+ Tỳ Hư yếu kèm thấp tà ứ đọng: Tỳ ở trung tiêu, có chức năng vận hóa, Tỳ thích khô ráo chứ không thích ẩm ướt, nếu ăn nhiều chất lạnh, mát quá làm Tỳ Vị bị tổn thương, chức năng vận hóa bị mất đi sẽ gây nên béo phì, thủy thấp sẽ thịnh. Tỳ bị tổn thương khiến cho dưỡng trấp không chuyển hóa thành các chất nuôi dưỡng cơ thể, Cholesterol sẽ tụ lại, gây nên Cholesterol cao.
+ Tình Chí Bị Thương Tổn: Suy tư, giận dữ làm hại Tỳ, Can. Can mất chức năng sơ tiết, khí cơ bị uất trệ, khí bị trệ, huyết bị ứ, hoặc Can khí uất kết lấn sang làm tổn thương Tỳ Vị, Tỳ mất chức năng vận hóa, lượng mỡ không chuyển hóa được tụ lại gây nên chứng Cholesterol cao.
+ Thận Khí Hư Suy: Người lớn tuổi cơ thể bị suy yếu, thận khí hư hoặc lao thương quá sức, tinh khí bị tổn hại, sẽ làm cho tinh khí bất túc, khí hóa bị bất cập, tân dịch không đều hòa, lượng mỡ không chuyển hóa được, tụ lại thành chất mỡ xấu làm cho Cholesterol tăng cao.
+ Đờm ngưng huyết kết: Bình thường, lượng mỡ hóa sinh vào với thủy cốc, dưỡng trấp, mỡ cùng với tân dịch đều là loại chất dịch, tân dịch và huyết cùng hỗ sinh cho nhau, mỡ và máu cùng quy vào phần dinh. Tân dịch tụ lại sinh ra đờm, huyết dịch ứ trở gây nên huyết ứ. Đờm ngưng, huyết trở đều làm cho lượng mỡ chuyển hóa thất thường, tụ lại thành trọc tà, gây nên Cholesterol cao.
Cũng có thể do Can âm bị hao tổn, Can dương quá vượng, làm cho phong ở bên trong bị động, bốc lên thanh khiếu bên trên gây nên hoặc do Tỳ bị hư yếu, nguồn vận hóa bị kém khiến cho tinh khí của ngũ tạng kém, Thận không tàng trữ lại được, khiến cho Thận thủy bất túc, Can không được tư dưỡng gây nên bệnh.
Những người bị máu nhiễm mỡ nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
Một bệnh nhân có gửi thắc mắc tới phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Thưa lương y, 3 tháng nay tôi có ăn cơm gạo lức, kết quả tôi đã gầy được 2kg. Tôi có đi kiểm tra lại các chỉ số về đường, huyết áp, nước tiểu...đều tốt hơn so với lúc chưa ăn cơm gạo lức. Tuy nhiên tình trạng máu nhiễm mỡ vẫn không giảm. Tại sao tôi gầy đi rồi mà vẫn bị máu nhiễm mỡ.
Trả lời: mỡ máu cao thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và protein (chất đạm). Mỡ trong cơ thể chủ yếu là Cholesterol và Triglyceride, Low - density lipoprotein cholesterol (LDL) đóng vai trò cung cấp Cholesterol cho các mô, khi LDL tăng cao sẽ dẫn đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu tim, thiếu máu não... Do đó người gầy hay người béo đều có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ nếu có chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Đối với trường hợp của bạn dù giảm cân nhưng vẫn bị máu nhiễm mỡ, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống một chút: ăn thêm rau xanh, hạn chế bớt tinh bột (ăn ít cơm), ăn ít đường, tránh căng thẳng, và nên tập thể dục đều đặn.
Trường hợp đã thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập mà chỉ số máu nhiễm mỡ vẫn không giảm thì cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn có sản phẩm Tiêu mỡ hoàn bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, (200.000đ/1 hộp dùng 10 ngày) có tác dụng hạ mỡ máu rất tốt. Dùng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả ngay.
Để được tư vấn cụ thể bạn vui lòng gọi: 18006834 - miễn phí cước gọi
Danh sách các thực phẩm kỵ nhau khi dùng chung
Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh rối loạn phóng noãn
Chế độ ăn cho bệnh Cao huyết áp
Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng
Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày
Chế độ ăn cho bệnh prolactin cao
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh lạc nội mạc tử cung
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh da tay khô bong
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bốc hỏa
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau dây thần kinh số 5
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm thanh quản
Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết não
Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa
Chế độ ăn cho bệnh đau nửa đầu
Chế độ ăn uống cho bệnh Đau đầu - nhức đầu
Chế độ ăn uống điều hòa nội tiết tố
Chế độ ăn uống cho bệnh động kinh
Chế độ ăn cho bệnh Máu nhiễm mỡ
Chế độ ăn uống cho bệnh nhiệt miệng
Chế độ ăn cho bệnh Gan nhiễm mỡ
Chế độ ăn cho bệnh Xơ vữa động mạch
Chế độ ăn cho bệnh thận đa nang
Chế độ ăn uống cho người men gan cao
Chế độ ăn cho người mắc bệnh Viêm gan
Chế độ ăn uống cho bệnh xơ gan
Chế độ ăn cho bệnh viêm âm đạo
Chế độ ăn khi cho phụ nữ mãn kinh
Chế độ ăn cho bạn gái tuổi dậy thì
Chế độ ăn cho bệnh loãng xương
Chế độ ăn cho bệnh Suy dinh dưỡng
Chế độ ăn cho bệnh Huyết áp thấp
Chế độ ăn phòng ngừa tai biến mạch máu não
Chế độ ăn cho bệnh Mụn trứng cá
Chế độ ăn cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm tiền liệt tuyến
Chế độ ăn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Chế độ ăn cho bệnh Viêm đại tràng
Chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu
Chế độ ăn uống cho bệnh vôi hóa xương khớp
Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy kéo dài
Chế độ ăn uống cho bệnh kiết lỵ
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị bẹn
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn tiền đình
Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn kinh nguyệt
Chế độ ăn uống cho bệnh thống kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh rong kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh ra mồ hôi
Chế độ ăn uống cho bệnh bế kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh rụng tóc
Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ
Chế độ ăn cho bệnh Hen phế quản
Chế độ ăn cho bệnh viêm phế quản
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm xoang
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm họng
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm amidan
Chế độ ăn uống cho bệnh bướu cổ
Chế độ ăn cho bệnh Dị ứng - Mề đay
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau mắt đỏ
Chế độ ăn uống cho bệnh đại tiện ra máu
Chế độ ăn cho bệnh tắc vòi trứng
Chế độ ăn cho bệnh suy buồng trứng
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật polyp hậu môn
Chế độ ăn uống cho bệnh suy nhược thần kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh stress
Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy cấp
Chế độ ăn uongs kiêng kị cho bệnh thủy đậu
Chế độ ăn cho bệnh tiểu không tự chủ
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm hang vị dạ dày
Chế độ ăn cho người sau mổ cắt dạ dày
Chế độ ăn cho người bị sa dạ dày
Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao
Chế độ ăn giúp trẻ phát triển não bộ
Chế độ ăn uống kiêng kị cho trẻ đái dầm
Chế độ ăn uống cho bệnh quai bị
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người gầy muốn tăng cân
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư đang xạ trị
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư bàng quang
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư buồng trứng
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tử cung
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư họng
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư mũi họng
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư não
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư ruột
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tế bào
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thận
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư gan
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư phổi
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thực đạo
Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ vú
Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ cổ tử cung
Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ thần kinh
Chế độ ăn uống kiêng kị khi bị zona thần kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh yếu sinh lý
Chế độ ăn uống tăng chất lượng tinh trùng
Chế độ ăn uống giúp xương nhanh liền
Chế độ ăn uống cho bệnh sa tử cung(sa dạ con)
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh giun sán
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh nghiến răng
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm lợi
Chế độ ăn uống cho bệnh tràn dịch màng phổi
Chế độ ăn uống cho bệnh lupus ban đỏ
Chế độ ăn uống cho bệnh bạch cầu giảm
Chế độ ăn uống chữa bệnh cường giáp
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tai giữa
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tuyến vú
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh thiếu máu não
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh u mỡ
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng
Chế độ ăn uống cho mẹ và bé khi cai sữa
Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng bệnh giun chui ống mật
Chế độ ăn uống phòng và chữa hội chứng buồng trứng đa nang
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm bàng quang
Chế độ ăn phòng và chữa bệnh – Ngày 03/12/2012
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH