Thường xuyên táo bón phải làm sao?

Chứng táo bón là một trong các triệu chứng của bệnh đường ruột, bệnh trĩ, nhưng thường là do rối loạn chức năng ruột. Chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, thường gặp ở những người lao động trí óc hơn những người lao động chân tay.

Chế độ ăn chữa táo bón:

Nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống không hợp lý, do vậy chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn đã có cải thiện đáng kể.

Uống đủ nước: Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây...) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả...).

Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, cần uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ: Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc, ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức... Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện.

Các thức ăn như các đồ dầm giấm, các đồ xông khói, thịt gân, thịt bạc nhạc cũng là các chất nhuận tràng. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 - 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.

Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Tăng cường ăn các thức ăn có chứa nhiều magiê như sữa, kê, đậu đũa, khoai lang và một số loại rau như rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu. Như chúng ta đã biết, magiê có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhu động ruột.

Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã. Khi đã có cảm giác mót đi thì dù bất cứ bởi nguyên nhân nào (muốn đi làm, muộn giờ tàu xe chạy, có điện thoại...) cũng không được nhịn, bởi vậy cần phải chủ động sắp xếp thời gian. Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như trĩ, nứt thành hậu môn, đi xong nên rửa hậu môn bằng nước lạnh.

Kiêng kỵ ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền...), các thức ăn nhanh (fast food), các thức ăn nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ. Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc.

Một số loại thuốc có thể gây táo bón như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp. Nếu phải dùng thường xuyên một trong các loại thuốc này thì có thể phải dùng thêm thuốc nhuận tràng

Các bài tham khảo bệnh táo bón

Táo bón ở trẻ em - nguyên nhân và điều trị

Con người, lắm lúng cũng giống như một công ty, cũng nhập (ở trên) và xuất (ở dưới). Nếu bình thường thông suốt thì không có vấn đề gì, cơ thể khỏe mạnh. Còn nếu chỉ nhập mà không xuất thì ắt phải… đi gặp bác sĩ thôi! chứng ấy nôm na được gọi là táo bón.

Vì sao nên nỗi?

Thực ra thì cũng chẳng đến nỗi cấp cứu, tuy nhiên nếu xảy ra ở trẻ em thì “cha mẹ đứng ngồi không yên” và thật là cả nhà cùng khổ!

Táo bón là một trong những vấn đề hết sức thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị táo bón khi không đi tiêu từ 3 ngày trở lên và phân cứng hơn, to hơn. Trẻ cảm thấy khó chịu và đau ở hậu môn mỗi khi đi tiêu.

Tuy nhiên, một số trẻ có thể đi tiêu thưa hơn, đôi khi 1-2 lần mỗi tuần; nhưng nếu phân mềm và trẻ tự đi mà không cần giúp đỡ gì thì vẫn là bình thường.

Hậu quả và biến chứng

Ở trẻ táo bón thường xảy ra một vòng luẩn quẩn: khi trẻ bón, phân to, cứng thường làm trẻ rất đau ở hậu môn, đôi khi gây nứt hậu môn và chảy máu mỗi khi đi tiêu. Điều này làm trẻ sợ đi tiêu và cố nhịn đi tiêu đến khi còn có thể nhịn được. Trẻ bị táo bón đôi khi có những hành động rất đặc trưng: nhảy cò cò, ngồi xổm hay đứng bắt chéo 2 chân lại để cố nhịn đi tiêu. Phân ứ lại trong ruột già càng lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn. Và trẻ lại càng táo bón…

Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh: trẻ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, bồn chồn, mất tập trung. Vi trùng tích tụ lại sinh ra những độc tố vào máu gây nhiễm độc thần kinh, làm trẻ dễ nhiễm khuẩn hơn. Phân ứ đọng ở trực tràng làm cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày dễ gây trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn.

Nguyên nhân

Trẻ bú mẹ ít khi bị táo bón vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Đại tràng của trẻ bú sữa mẹ chứa nhiều chủng vi khuẩn có lợi phân cắt những protein khó tiêu hóa, nên phân mềm hơn và do đó ruột hoạt động dễ dàng hơn. Mặt khác, sữa mẹ cũng thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trẻ bú sữa bột thường bị táo bón hơn. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, tính chất phân và số lần đi tiêu sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ.

Có 2 nhóm nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Thường gặp nhất là:

Táo bón chức năng:

- Do chế độ ăn uống: quá nhiều bột và đường, sữa bột, ít rau quả, ít nước, ăn số lượng quá ít...

- Do tâm lý: sau một biến cố tâm lý, hay nứt hậu môn làm trẻ sợ đi tiêu (ngay cả khi vết nứt đã lành).

Táo bón bệnh lý (ít gặp hơn):

- Do bệnh lý đại tràng.

- Do bệnh lý thần kinh cơ (bại não, dị tật cột sống…).

- Do rối loạn chuyển hóa (suy giáp - bệnh này hiện nay được tầm soát ở trẻ sơ sinh tại các trung tâm sản khoa lớn).

- Do tác dụng phụ của một số thuốc sử dụng cho trẻ (hay cho mẹ khi trẻ bú mẹ).

Điều trị

Trong những trường hợp táo bón chức năng, cần kết hợp điều trị nguyên nhân với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tâm lý. Nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau quả, uống đủ nước. Cần bớt các chất bột, đường, gạo, sô-cô-la, củ cải đỏ… Tạo thói quen đi tiêu đều đặn thật sự quan trọng: tập cho trẻ ngồi bô 5 - 10 phút vào những thời điểm cố định và thuận tiện mỗi ngày. Khi trẻ đã có phân mềm trở lại, hãy tiếp tục duy trì chế độ điều trị trong nhiều ngày tiếp theo nhằm giữ phân thật mềm, để trẻ quên hẳn ấn tượng đau đớn mỗi khi đi tiêu và có thói quen đi tiêu mỗi ngày. Một chiếc bô sạch sẽ, màu sắc vui tươi, nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ thích thú khi ngồi lên!

Khi trẻ táo bón mà có kèm chậm lớn, sụt cân, ói, chướng bụng hay có những vết nứt dai dẳng ở hậu môn, hãy nghĩ đến táo bón bệnh lý và mang trẻ đi khám ở trung tâm y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Táo bón ở trẻ và cách phòng tránh

Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng rất hiếm.

Thế nào là đại tiện bình thường?

Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần.

Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

Làm sao để biết trẻ bị táo bón?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón:

- Bé dường như rất khó khăn để có thể đi cầu.

- Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.

- Chất thải rất cứng và khô.

Nguyên nhân gây ra táo bón

Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất.

Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình.

Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

Thêm vào đó, nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toi-let bẩn sẽ góp phần dẫn tới chứng táo bón.

Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khígia đình thường xuyên căng thẳng.

Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này.

Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

Giúp trẻ bị táo bón như thế nào?

Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi.

Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:

- Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng.

- Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.

- Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 - 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn.

- Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 - 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng.

Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày.

Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.

Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).

Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

Cách phòng và điều trị táo bón ở trẻ

Chẩn đoán táo bón khi trẻ có các dấu hiệu sau: Khoảng cách giữa hai lần bài xuất phân dài hơn bình thường theo lứa tuổi lớn hơn 3 ngày; Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to; trẻ đi ngoài khó khăn, không tự đi ngoài được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi ngoài;

Kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn ọe; Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra); Khám hậu môn thì tùy theo nguyên nhân táo bón thực thể hay cơ năng mà có các triệu chứng như không có phân hoặc đầy phân trong bóng trực tràng, nứt kẽ hậu môn.

Phân loại táo bón

- Theo diễn biến chia làm hai thể là táo bón cấp tính (táo bón vài ngày, một đợt, vài tuần) và táo bón mạn tính (kéo dài vài tháng).

- Theo cơ chế bệnh sinh chia làm táo bón do rối loạn cơ năng (giảm nhu động ruột...) và táo bón do nguyên nhân thực thể (u đại tràng, giãn đại tràng bẩm sinh...).

- Theo nguyên nhân chia ra làm 4 thể: táo bón do rối loạn cơ năng, táo bón do nguyên nhân thần kinh, táo bón do nguyên nhân thực thể gây tắc nghẽn ruột, táo bón do nguyên nhân nội tiết - chuyển hóa.

Để điều trị táo bón, trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng đối với điều trị bệnh táo bón ở trẻ em. Cần cho trẻ ăn nhiều rau, quả, ngũ cốc (20-30g/24 giờ), uống nhiều nước. Có thể cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhuận tràng như chuối, đu đủ, khoai lang... Nếu mẹ cho con bú bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho cả mẹ.

Phòng và trị bệnh táo bón

Một bà mẹ có con bị bón bao giờ cũng khổ sở bứt rứt, thấy con ì ạch mãi không ra cũng bặm môi bặm miệng rặn giùm con, và sẵn sàng mua một thứ thuốc gì đó bơm đít, hoặc lấy lá hành, lá trầu… ngoáy vào hậu môn bé, hy vọng làm cho bé đi được. Thực ra hâu môn chỉ là một cánh cửa cuối của trực tràng. Trực tràng phải co bóp thì mới tống phân ra được. Để co bóp có hiệu quả, phân phải đủ to mới kích thích co bóp tống phân ra khỏi “cổng”.

Ngoáy ngoáy chọc chọc ở “cổng” chỉ gây một tác dụng yếu, không mấy ý nghĩa.Riết rồi bé cứ đợi cho có bơm, có ngoáy mới chịu đi, không tự đi một mình được. Phân nằm trong trực tràng lâu, khô cứng lại, có khi cứng như đá, xé rách hậu môn làm chảy máu. Bị rách, bị chảy máu một lần như vậy bé sẽ đau lắm, sợ hãi lắm và rán nhịn cho đừng phải rách thêm. Thế là thành cái vòng luẩn quẩn!

Táo bón có tính di truyền, do sự phân bố của hệ thần kinh, do độ dài của ruột già… nhưng quan trọng hơn cả là do dinh dưỡng sai lầm và do không tập thói quen tốt. Trẻ khoảng 15 tháng tuổi đã có thể giữ vệ sinh, biết kêu lên khi đi tiêu đi tiểu. Do vậy, “xi đái”, “xi ỉa” là tạo một phản xạ có điều kiện tốt cho bé. Bất đắc dĩ mới phải dùng thuốc uống hoặc thuốc bơm hậu môn. Khó chịu lắm. Nóng rát lắm. Cứ thử tự bơm cho mình môt lần đi thì biết.

Nếu bé bú mẹ, không có gì phải lo. Nếu bú sữa nhân tạo, phải coi kỹ hướng dẫn cách pha chế.Pha đặc quá, loãng quá đều gây… bón. Khi được 4 tháng tuổi bé đã có thể được tập cho ăn dặm (ăn sam), nghĩa là thêm thức ăn bên ngoài vào bữa sữa của bé. Nước luộc rau củ, luộc bầu bí, nước cháo loãng… dùng để pha sữa sẽ làm bé dễ đi tiêu hơn vì có chất xơ. Khi ăn được bột thì nhớ thêm rau củ, trái cây. Trong chuối, đu đủ… có dầu, giúp làm trơn ruột.

Cần tập ăn dần nhưng chất có xơ. Xơ không phải là thực phẩm, không cho năng lượng nhưng giúp phân đóng khuôn, đủ lớn để kích thích đầu dây thần kinh trực tràng tạo co bóp để tống phân ra ngoài. Thật sai lầm khi cho bé dùng một thứ nước cam… tinh khiết, đầy hương vị hóa học, nhưng không có chút “xơ múi” gì cả. Uống một ly cam như vậy không bằng ăn một vài múi cam tươi.

Bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.

Kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng toàn thân như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn ọe; Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra); Khám hậu môn thì tùy theo nguyên nhân táo bón thực thể hay cơ năng mà có các triệu chứng như không có phân hoặc đầy phân trong bóng trực tràng, nứt kẽ hậu môn.

Phân loại táo bón ở phụ nữ mang thai

- Theo diễn biến chia làm hai thể là táo bón cấp tính (táo bón vài ngày, một đợt, vài tuần) và táo bón mạn tính (kéo dài vài tháng).

- Theo cơ chế bệnh sinh chia làm táo bón do rối loạn cơ năng (giảm nhu động ruột...) và táo bón do nguyên nhân thực thể (u đại tràng, giãn đại tràng bẩm sinh...).

- Theo nguyên nhân chia ra làm 4 thể: táo bón do rối loạn cơ năng, táo bón do nguyên nhân thần kinh, táo bón do nguyên nhân thực thể gây tắc nghẽn ruột, táo bón do nguyên nhân nội tiết - chuyển hóa.

Để điều trị táo bón, trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng đối với điều trị bệnh táo bón ở trẻ em. Cần cho trẻ ăn nhiều rau, quả, ngũ cốc (20-30g/24 giờ), uống nhiều nước. Có thể cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhuận tràng như chuối, đu đủ, khoai lang... Nếu mẹ cho con bú bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho cả mẹ.

Phòng và trị bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai

Một bà mẹ có con bị bón bao giờ cũng khổ sở bứt rứt, thấy con ì ạch mãi không ra cũng bặm môi bặm miệng rặn giùm con, và sẵn sàng mua một thứ thuốc gì đó bơm đít, hoặc lấy lá hành, lá trầu… ngoáy vào hậu môn bé, hy vọng làm cho bé đi được. Thực ra hâu môn chỉ là một cánh cửa cuối của trực tràng. Trực tràng phải co bóp thì mới tống phân ra được. Để co bóp có hiệu quả, phân phải đủ to mới kích thích co bóp tống phân ra khỏi “cổng”.

Ngoáy ngoáy chọc chọc ở “cổng” chỉ gây một tác dụng yếu, không mấy ý nghĩa.Riết rồi bé cứ đợi cho có bơm, có ngoáy mới chịu đi, không tự đi một mình được. Phân nằm trong trực tràng lâu, khô cứng lại, có khi cứng như đá, xé rách hậu môn làm chảy máu. Bị rách, bị chảy máu một lần như vậy bé sẽ đau lắm, sợ hãi lắm và rán nhịn cho đừng phải rách thêm. Thế là thành cái vòng luẩn quẩn!

Bón có tính di truyền, do sự phân bố của hệ thần kinh, do độ dài của ruột già… nhưng quan trọng hơn cả là do dinh dưỡng sai lầm và do không tập thói quen tốt. Trẻ khoảng 15 tháng tuổi đã có thể giữ vệ sinh, biết kêu lên khi đi tiêu đi tiểu. Do vậy, “xi đái”, “xi ỉa” là tạo một phản xạ có điều kiện tốt cho bé. Bất đắc dĩ mới phải dùng thuốc uống hoặc thuốc bơm hậu môn. Khó chịu lắm. Nóng rát lắm. Cứ thử tự bơm cho mình môt lần đi thì biết.

Nếu bé bú mẹ, không có gì phải lo. Nếu bú sữa nhân tạo, phải coi kỹ hướng dẫn cách pha chế.Pha đặc quá, loãng quá đều gây… bón. Khi được 4 tháng tuổi bé đã có thể được tập cho ăn dặm (ăn sam), nghĩa là thêm thức ăn bên ngoài vào bữa sữa của bé. Nước luộc rau củ, luộc bầu bí, nước cháo loãng… dùng để pha sữa sẽ làm bé dễ đi tiêu hơn vì có chất xơ. Khi ăn được bột thì nhớ thêm rau củ, trái cây. Trong chuối, đu đủ… có dầu, giúp làm trơn ruột.

Cần tập ăn dần nhưng chất có xơ. Xơ không phải là thực phẩm, không cho năng lượng nhưng giúp phân đóng khuôn, đủ lớn để kích thích đầu dây thần kinh trực tràng tạo co bóp để tống phân ra ngoài. Thật sai lầm khi cho bé dùng một thứ nước cam… tinh khiết, đầy hương vị hóa học, nhưng không có chút “xơ múi” gì cả. Uống một ly cam như vậy không bằng ăn một vài múi cam tươi.

Đậu bắp, món ăn chống táo bón cho trẻ

Đậu bắp không chỉ cung cấpchất xơ cùng nhiều loại vitamin, chúng còn là chất "bôi trơn" hữu hiệu, và chéncháo của bé sẽ nhanh chóng "sạch trơn" với loại quả đặc biệt này.

Đậu bắp dồi dào chất xơ, chấtnhầy, axit folic, nhiều loại vitamin... Đậu bắp được sử dụng phổ biến trong mónăn. Lẽ dĩ nhiên, những chất nói trên tốt cho sức khoẻ ở mọi độ tuổi, và với bécòn nhỏ, nó cũng có tác dụng tương tự. Chất xơ trong đậu bắp sẽ ngăn ngừa táobón ở trẻ, đồng thời cải thiện tiêu hóa. Chất nhầy của đậu bắp cũng giúp bénhuận tràng, giúp dạ dày bé hoạt động nhẹ nhàng hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong đậu bắp còn chứanhiều axit folic, vốn là chất giúp tăng cường hoạt động trí não cho bé và ngừanhững bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở trẻ em.

Không như người lớn, đa số trẻ emđều thích đậu bắp chính vì độ nhớt của nó. Điều này khiến món ăn của bé "dễnuốt" hơn. Hơn thế, vị ngọt của đậu bắp cũng khiến bé thích thú. Chắc chắn rằng,bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thêm ít đậu bắp vào chén cháo thường ngày củabé.

Súp đậu bắp nấu bò

Nguyên liệu:100g phi lê bò, 100gđậu bắp, 1/3củ cà rốt.

2 cây ngò rí, 1 thìa súp bột bắp,3008ml nước dùng bò, 3 thìa cà phê dầu mè, 1/4 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phêhạt nêm.

Thực hiện:Phi lê bò băm hoặc xay nhỏ, ướp với hạt nêm, dầu mè,để khoảng 10 phút.

Đậu bắp bỏ cuống, xắt hạt lựuhoặc xắt lát mỏng rồi băm nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ, xắt hạt lựu nhỏ hoặc bămnhuyễn. Ngò rí rửa sạch, xắt nhỏ.

Nấu sôi nước dùng, cho cà rốt vàonấu khoảng 5 phút, tiếp theo cho đậu bắp vào nấu sôi, thả bò vào nấu thêm 5phút, khuấy đều kẻo bò vón cục.

Chế dầu mè và bột bắp pha với ítnước lạnh vào, khuấy đều tay, nêm muối vừa ăn.

Múc súp ra chén, rắc ngò rí xắtnhuyễn vào, cho bé dùng nóng rất ngon.

Cháo đậu bắp nấu tôm băm

Nguyên liệu:100gtôm sú, 6 quả đậu bắp, 1/3 chéngạo dẻo, 5ghành lá, ngò rí, 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 3 thìa cà phêdầu mè.

Thực hiện:Tôm bóc nõn, băm hoặc xay nhỏ, ướp nước mắm, đểkhoảng 10 phút.

Đậu bắp rửa sạch, xắt lát mỏng.Băm nhỏ thêm nếu bé chưa ăn thô được. Hành ngò nhặt rửa sạch xắt nhuyễn.

Gạo vo sạch, cho vào nồi, chế vàokhoảng 1 lít nước, nấu cháo nhuyễn.

Khi cháo nhừ, cho tôm băm vàokhuấy đều tay để tôm không vón cục, nêm chút hạt nêm cho vừa đậm đà là được,không nêm mặn. Nếu bé dưới 1 tuổi, chỉ nêm vài giọt nước mắm vào cháo sau khinấu xong và không ướp nước mắm vào tôm trước.

Cho tiếp đậu bắp vào, nấu cho đậubắp vừa mềm và cháo trở nên dẻo sánh, tắt bếp, khuấy dầu mè vào.

Múc cháo ra chén, rắc hành ngòxắt nhuyễn vào, cho bé dùng khi cháo còn âm ấm rất ngon.

********************************

Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh

Phần mềm Chế độ ăn chữa bệnh

Danh sách các thực phẩm kỵ nhau khi dùng chung

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày

Chế độ ăn cho bệnh Vô sinh

Xem tiếp bệnh khác ...

Hỏi Thầy Thuốc

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh rối loạn phóng noãn

Chế độ ăn cho bệnh Cao huyết áp

Chế độ ăn cho bệnh Tiểu đường

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày

Chế độ ăn cho bệnh prolactin cao

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh lạc nội mạc tử cung

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh da tay khô bong

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bốc hỏa

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau dây thần kinh số 5

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm thanh quản

Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết não

Chế độ ăn cho bệnh cảm cúm

Chế độ ăn cho bệnh đau lưng

Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa

Chế độ ăn cho bệnh đau nửa đầu

Chế độ ăn uống cho bệnh Đau đầu - nhức đầu

Chế độ ăn uống điều hòa nội tiết tố

Chế độ ăn uống cho bệnh động kinh

Chế độ ăn cho bệnh chóng mặt

Chế độ ăn cho bệnh Máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống cho bệnh nhiệt miệng

Chế độ ăn cho bệnh Gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho bệnh Xơ vữa động mạch

Chế độ ăn cho bệnh thận đa nang

Chế độ ăn cho bệnh sỏi thận

Chế độ ăn cho bệnh Suy thận

Chế độ ăn cho người say nắng

Chế độ ăn cho bệnh áp xe gan

Chế độ ăn uống cho người men gan cao

Chế độ ăn cho người mắc bệnh Viêm gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan A

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan B

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan C

Chế độ ăn uống cho bệnh xơ gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm âm đạo

Chế độ ăn cho Phu nữ có thai

Chế độ ăn cho bệnh Parkinson

Chế độ ăn khi cho con bú

Chế độ ăn khi cho phụ nữ mãn kinh

Chế độ ăn cho bạn gái tuổi dậy thì

Chế độ ăn cho bệnh loãng xương

Chế độ ăn cho bệnh Gout

Chế độ ăn cho bệnh Béo phì

Chế độ ăn cho bệnh Suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho bệnh Huyết áp thấp

Chế độ ăn cho bệnh Tim mạch

Chế độ ăn phòng ngừa tai biến mạch máu não

Chế độ ăn cho bệnh Suy tim

Chế độ ăn cho bệnh Mụn trứng cá

Chế độ ăn làm đẹp da

Chế độ ăn cho bệnh nhược cơ

Chế độ ăn cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm tiền liệt tuyến

Chế độ ăn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Chế độ ăn cho bệnh Viêm đại tràng

Chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu

Chế độ ăn cho bệnh viêm khớp

Chế độ ăn uống cho bệnh vôi hóa xương khớp

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn uống cho bệnh kiết lỵ

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị bẹn

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn cho bệnh Khớp

Chế độ ăn cho bệnh Sỏi mật

Chế độ ăn cho bệnh Thiếu máu

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn kinh nguyệt

Chế độ ăn uống cho bệnh thống kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rong kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh ra mồ hôi

Chế độ ăn uống cho bệnh bế kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rụng tóc

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Chế độ ăn cho bệnh Hen phế quản

Chế độ ăn cho bệnh viêm phế quản

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm xoang

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm họng

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm amidan

Chế độ ăn uống cho bệnh bướu cổ

Chế độ ăn cho bệnh Dị ứng - Mề đay

Chế độ ăn giúp mắt sáng khỏe

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau mắt đỏ

Chế độ ăn cho bệnh Mất ngủ

Chế độ ăn cho bệnh Táo bón

Chế độ ăn uống cho bệnh đại tiện ra máu

Chế độ ăn cho bệnh tắc vòi trứng

Chế độ ăn cho bệnh suy buồng trứng

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới

Chế độ ăn cho bệnh Suy nhược

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật polyp hậu môn

Chế độ ăn uống cho bệnh suy nhược thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh stress

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy cấp

Chế độ ăn uongs kiêng kị cho bệnh thủy đậu

Chế độ ăn cho bệnh tiểu không tự chủ

Chế độ ăn cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm hang vị dạ dày

Chế độ ăn cho người sau mổ cắt dạ dày

Chế độ ăn cho người bị sa dạ dày

Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao

Chế độ ăn giúp trẻ phát triển não bộ

Chế độ ăn giúptrẻ thông minh

Chế độ ăn uống cho trẻ em

Chế độ ăn uống kiêng kị cho trẻ đái dầm

Chế độ ăn uống cho bệnh u não

Chế độ ăn uống cho bệnh quai bị

Chế độ ăn uống cho bệnh sởi

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người gầy muốn tăng cân

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư đang xạ trị

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư bàng quang

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư buồng trứng

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư mũi họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư não

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư ruột

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tế bào

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thận

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư gan

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư phổi

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư vú

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thực đạo

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ vú

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ cổ tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ thần kinh

Chế độ ăn uống kiêng kị khi bị zona thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh yếu sinh lý

Chế độ ăn uống tăng chất lượng tinh trùng

Chế độ ăn uống giúp xương nhanh liền

Chế độ ăn uống cho bệnh sa tử cung(sa dạ con)

Chế độ ăn cho bà bầu

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh giun sán

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh nghiến răng

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm lợi

Chế độ ăn uống cho bệnh tràn dịch màng phổi

Chế độ ăn uống cho bệnh lupus ban đỏ

Chế độ ăn uống cho bệnh da cá

Chế độ ăn uống cho bệnh ho gà

Chế độ ăn uống cho bệnh bạch cầu giảm

Chế độ ăn uống chữa bệnh cường giáp

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tai giữa

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tuyến vú

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh thiếu máu não

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh u mỡ

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho mẹ và bé khi cai sữa

Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng bệnh giun chui ống mật

Chế độ ăn uống phòng và chữa hội chứng buồng trứng đa nang

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm bàng quang

Chế độ ăn uống phòng và chữa thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống phòng và chữa chuột rút hiệu quả

Chế độ ăn phòng và chữa bệnh – Ngày 03/12/2012

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH