THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH DỊ ỨNG VÀ TỰ MIỄN

Liên hệ tư vấn chữa bệnh

1. Đại cương:

a. Đáp ứng miễn dịch:

- Đáp ứng miễn dịch bình thường: bảo vệ vật chủ khỏi các tác nhân gây bệnh và loại bỏ bệnh tật dựa trên cơ sở đáp ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và hệ thống miễn dịch mắc phải.

- Đáp ứng miễn dịch bất thường: đáp ứng miễn dịch không hợp lý có thể dẫn tới tổn thương tổ chức (quá mẫn) hay phản ứng chống lại kháng nguyên tự thân (tự miễn). Đáp ứng kém với tác nhân xâm nhập (suy giảm miễn dịch) có thể gặp và có thể dẫn tới loại bỏ các cơ chế bảo vệ.

b. Các thuốc ức chế miễn dịch:

- Ức chế miễn dịch liên quan tới giảm sự hoạt hóa hay ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch.

- Các thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để kiểm soát các biểu hiện nặng của bệnh dị ứng, tự miễn và chống thải mảnh ghép.

- Các thuốc ức chế miễn dịch có ích trong giảm thiểu những tác động bất lợi do đáp ứng miễn dịch quá mức hay không thỏa đáng. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và ác tính.

2. Phân loại các nhóm thuốc ức chế miễn dịch:

a. Ức chế bộc lộ gene của cytokine: corticosteroids như prednisone, prednisolone, dexamethasone.

b. Nhóm gây độc tế bào: bao gồm nhóm alkylating hóa (cyclophosphamide) và nhóm chống chuyển hóa (azathioprine, methotrexate, mycophenolate mofetil).

c. Các thuốc ức chế sản xuất hay hoạt động của cytokin interleukin -2: cyclosporine, tacrolimus (FK506)

d. Các kháng thể ức chế miễn dịch: Kháng thể đa dòng (globulin kháng tế bào lympho, globulin kháng tế bào tuyến ức, muromonoab-CD3); Kháng thể đơn dòng (anti-CD20, anti-CD 52, anti-TNF-α).

3. Một số thuốc ức chế miễn dịch thường dùng trong điều trị các bệnh tự miễn:

a. Corticosteroids

- Chỉ định:

+ LBĐHT

+ VKDT

+ Bệnh mô liên kết hỗn hợp

+ Viêm da cơ và viêm đa cơ

+ Thiếu máu tan máu tự miễn

+ Xuất huyết giảm tiểu cầu

+ HPQ

- Liều dùng: liều trung bình prednisolon 0,5 - 1 mg/kg/ngày, giảm liều khi đạt hiệu quả điều trị; một số trường hợp bệnh nặng, có thể dùng liều bolus methyprednisolon từ 250 mg đến 1000 mg/ngày trong 3 ngày liên tiếp.

- Tác dụng phụ: liên quan với sử dụng liều cao kéo dài

+ Giữ muối và nước

+ Yếu cơ

+ Bệnh lý cơ do steroid

+ Teo cơ và loãng xương

+ Loét cơ quan hiêu hóa có thể gây thủng và xuất huyết

+ Viêm tụy, chậm liền vết thương, mỏng da

+ Đái tháo đường

+ Mất ngủ

b. Cyclophosphamide:

- Chỉ định:

+ Thiếu máu tan máu

+ Luput ban đỏ hệ thống

+ U hạt Wegener

- Liều dùng:

+ 2 mg/kg/ngày uống một liều duy nhất vào bữa ăn sáng (khoảng 3 - 12 tháng), uống nhiều nước, chú ý đi tiểu hết vào buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Cyclophosphamide truyền tĩnh mạch cách quãng: đặc biệt được áp dụng cho viêm cầu thận luput. Liều 0,5 g - 1g/m2 hàng tháng trong 6 tháng liên tục (7 lần), sau đó tiếp tục truyền tĩnh mạch 3 tháng/lần trong ít nhất 1 năm (National Institute of Health); hoặc liều cố định 500 mg/lần x 2 tuần/lần trong 3 tháng (Euro - lupus nephritis Trial).

- Tác dụng phụ: thường liên quan với liều cao cyclophosphamide

+ Giảm bạch cầu

+ Viêm bàng quang chảy máu

+ Rụng tóc

+ Buồn nôn và nôn

+ Độc tính trên tim

+ Rối loạn điện giải

c. Azathioprine:

- Chỉ định:

+ Viêm cầu thận tăng sinh cấp tính

+ Luput ban đỏ hệ thống

+ Viêm khớp dạng thấp

- Liều dùng: liều bắt đầu 1mg/kg/ngày, tăng liều 2mg - 3 mg/kg/ngày, chia 1 - 3 lần uống trong bữa ăn.

- Tác dụng phụ:

+ Ức chế tủy xương (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu)

+ Ban

+ Sốt

+ Buồn nôn và nôn, ỉa chảy

+ Rối loạn chức năng gan

+ Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

d. Methotrexate:

- Chỉ định:

+ Viêm khớp dạng thấp hoạt động

+ Các bệnh lý khớp có viêm khác

- Chống chỉ định:

+ Có thai và cho con bú

+ Bệnh lý gan, bệnh lý phổi, bệnh thận

+ Uống nhiều rượu

- Liều lượng: bắt đầu uống hay tiêm 5 - 10 mg/tuần vào một ngày nhất định trong tuần, bổ sung thêm acid folic 5 mg/ngày x 3 ngày trong tuần sau uống methotrexate để hạn chế tác dụng phụ. Tăng liều methotrexate lên 20 mg/tuần nếu chưa đạt hiệu quả điều trị. uống trong bữa ăn hay uống với sữa.

- Theo dõi:

+ Trước điều trị: hemoglobin, công thức máu, chức năng gan, xét nghiệm sinh hóa, marker viêm gan B và viêm gan C nếu có bất thường chức năng gan.

+ Theo dõi hàng tháng: hemoglobin, công thức máu, chức năng gan

- Tác dụng phụ: loét miệng, viêm dạ dày, ho, khó thở, nôn, buồn nôn.

e. Mycophenolate Mofetil:

- Chỉ định:

+ Một số thể nặng của LBĐHT

+ Điều trị thay thế corticosteroid trong giai đoạn điều trị duy trì một số bệnh tự miễn đặc biệt là viêm mạch.

+ Viêm cầu thận luput

- Liều dùng: 1 - 3 g/ngày chia 2 lần, uống trong bữa ăn.

- Tác dụng phụ: Chủ yếu với đường tiêu hóa: ỉa chảy, đau bụng, giảm bạch cầu, thiếu máu nhẹ, nhiễm khuẩn, nhiễm cytomegalovirus, u hạch, ung thư da

f. Cyclosporine:

- Chỉ định:

+ Chống thải ghép cấp

+ Viêm khớp dạng thấp, được dùng kết hợp với methotrexate ở những người bệnh không đáp ứng đầy đủ với methotrexate.

+ Vảy nến

+ Hội chứng thận hư

+ Hen nặng phụ thuộc corticoid

+ Đái đường typ I phát hiện sớm

- Liều dùng: 100 - 400 mg/ngày chia 2 liều uống vào một thời điểm nhất định, trong bữa ăn hay giữa các bữa ăn.

- Tác dụng phụ: phụ thuộc liều dùng. Độc tính với thận, hội chứng tăng ure máu do tan máu, tăng huyết áp, rối loạn chức năng gan, tăng kali máu, độc tính với thần kinh, tăng sản lợi, thay đổi trên da, rối loạn chuyển hóa lipid máu, rậm lông, tăng nguy cơ đái tháo đường.

g. Tacrolimus (FK506):

- Chỉ định:

+ Viêm da cơ địa

+ Vảy nến tại chỗ

- Tác dụng phụ: độc tính với thận, độc tính với thần kinh, tăng đường máu, tăng kali máu, tăng huyết áp

h. Anti-CD20 (rituximab): Được cấp phép chỉ định dùng trong điều trị u lympho tế bào B. Cho tới nay, đã có nhiều công bố về hiệu quả của rituximab trong điều trị 29 bệnh tự miễn. Các nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên đã được tiến hành với LBĐHT, VKDT, viêm da cơ, viêm mạch ANCA dương tính.

- Cơ chế tác dụng: rituximab là kháng thể đơn dòng của người có tác dụng làm mất tế bào lympho B dẫn tới giảm tế bào lympho B trong máu ngoại vi, tác dụng này kéo dài 4 - 12 tháng sau điều trị.

- Liều dùng:

+ Giai đoạn tấn công: 375 mg/m2/tuần x 4 tuần liên tiếp hay 500 mg - 1000 mg x 2 tuần/lần x 2 lần.

+ Giai đoạn duy trì: tùy thuộc vào từng loại bệnh tự miễn để có phác đồ thích hợp.

- Tác dụng phụ:

+ Khi truyền: mày đay, ngứa, ban đỏ, phù môi, lưỡi, họng, mặt, ho, khó thở, mệt, chóng mặt, đau ngực, run.

+ Phản ứng với da và môi: đau hay loét da, môi, trong miệng; bọng nước, bong da, ban đỏ, đường rò trên da.

+ Hoạt động trở lại của virus viêm gan B ở người viêm gan B và người mang virus.

+ Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển.

4. Theo dõi điều trị các thuốc ức chế miễn dịch:

a. Nhiễm khuẩn:

- Nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn phổi, viêm đường tiết niệu

- Nhiễm khuẩn cơ hội sau 1 - 2 tháng điều trị: nhiễm herpes, viêm phổi do pneumocystis carini, nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn không điển hình.

- Khuyên BN tiêm phòng vắc xin cúm, vắc xin phế cầu hàng năm trong thời điểm điều trị bệnh duy trì, tránh dùng vắc xin sống giảm độc lực như varicella, sởi…

b. Nguy cơ gây ung thư:

- Các rối loạn do tăng sinh tế bào lympho, ung thư cổ tử cung, ung thư da.

- Các bệnh tự miễn có liên quan với tăng nguy cơ gây ung thư: viêm da cơ, viêm đa cơ liên quan với adenocarcinoma; viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogrene liên quan với ác tính tế bào lympho.

c. Ức chế tủy xương và giảm bạch cầu: tạm dừng thuốc ức chế miễn dịch khi BC giảm dưới 1,5 x 109/l.

d. Nguy cơ bệnh tim mạch:

- Là nguyên nhân hay gặp nhất gây biến chứng và tử vong ở những người bệnh bị bệnh tự miễn.

- Chế độ sinh hoạt theo dõi: ngừng hút thuốc lá, theo dõi cân nặng, huyết áp, đường máu, mỡ máu.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh

Phần mềm Chế độ ăn chữa bệnh

Danh sách các thực phẩm kỵ nhau khi dùng chung

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày

Chế độ ăn cho bệnh Vô sinh

Xem tiếp bệnh khác ...

Hỏi Thầy Thuốc

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh rối loạn phóng noãn

Chế độ ăn cho bệnh Cao huyết áp

Chế độ ăn cho bệnh Tiểu đường

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày

Chế độ ăn cho bệnh prolactin cao

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh lạc nội mạc tử cung

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh da tay khô bong

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bốc hỏa

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau dây thần kinh số 5

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm thanh quản

Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết não

Chế độ ăn cho bệnh cảm cúm

Chế độ ăn cho bệnh đau lưng

Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa

Chế độ ăn cho bệnh đau nửa đầu

Chế độ ăn uống cho bệnh Đau đầu - nhức đầu

Chế độ ăn uống điều hòa nội tiết tố

Chế độ ăn uống cho bệnh động kinh

Chế độ ăn cho bệnh chóng mặt

Chế độ ăn cho bệnh Máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống cho bệnh nhiệt miệng

Chế độ ăn cho bệnh Gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho bệnh Xơ vữa động mạch

Chế độ ăn cho bệnh thận đa nang

Chế độ ăn cho bệnh sỏi thận

Chế độ ăn cho bệnh Suy thận

Chế độ ăn cho người say nắng

Chế độ ăn cho bệnh áp xe gan

Chế độ ăn uống cho người men gan cao

Chế độ ăn cho người mắc bệnh Viêm gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan A

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan B

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan C

Chế độ ăn uống cho bệnh xơ gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm âm đạo

Chế độ ăn cho Phu nữ có thai

Chế độ ăn cho bệnh Parkinson

Chế độ ăn khi cho con bú

Chế độ ăn khi cho phụ nữ mãn kinh

Chế độ ăn cho bạn gái tuổi dậy thì

Chế độ ăn cho bệnh loãng xương

Chế độ ăn cho bệnh Gout

Chế độ ăn cho bệnh Béo phì

Chế độ ăn cho bệnh Suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho bệnh Huyết áp thấp

Chế độ ăn cho bệnh Tim mạch

Chế độ ăn phòng ngừa tai biến mạch máu não

Chế độ ăn cho bệnh Suy tim

Chế độ ăn cho bệnh Mụn trứng cá

Chế độ ăn làm đẹp da

Chế độ ăn cho bệnh nhược cơ

Chế độ ăn cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm tiền liệt tuyến

Chế độ ăn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Chế độ ăn cho bệnh Viêm đại tràng

Chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu

Chế độ ăn cho bệnh viêm khớp

Chế độ ăn uống cho bệnh vôi hóa xương khớp

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn uống cho bệnh kiết lỵ

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị bẹn

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn cho bệnh Khớp

Chế độ ăn cho bệnh Sỏi mật

Chế độ ăn cho bệnh Thiếu máu

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn kinh nguyệt

Chế độ ăn uống cho bệnh thống kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rong kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh ra mồ hôi

Chế độ ăn uống cho bệnh bế kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rụng tóc

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Chế độ ăn cho bệnh Hen phế quản

Chế độ ăn cho bệnh viêm phế quản

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm xoang

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm họng

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm amidan

Chế độ ăn uống cho bệnh bướu cổ

Chế độ ăn cho bệnh Dị ứng - Mề đay

Chế độ ăn giúp mắt sáng khỏe

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau mắt đỏ

Chế độ ăn cho bệnh Mất ngủ

Chế độ ăn cho bệnh Táo bón

Chế độ ăn uống cho bệnh đại tiện ra máu

Chế độ ăn cho bệnh tắc vòi trứng

Chế độ ăn cho bệnh suy buồng trứng

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới

Chế độ ăn cho bệnh Suy nhược

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật polyp hậu môn

Chế độ ăn uống cho bệnh suy nhược thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh stress

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy cấp

Chế độ ăn uongs kiêng kị cho bệnh thủy đậu

Chế độ ăn cho bệnh tiểu không tự chủ

Chế độ ăn cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm hang vị dạ dày

Chế độ ăn cho người sau mổ cắt dạ dày

Chế độ ăn cho người bị sa dạ dày

Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao

Chế độ ăn giúp trẻ phát triển não bộ

Chế độ ăn giúptrẻ thông minh

Chế độ ăn uống cho trẻ em

Chế độ ăn uống kiêng kị cho trẻ đái dầm

Chế độ ăn uống cho bệnh u não

Chế độ ăn uống cho bệnh quai bị

Chế độ ăn uống cho bệnh sởi

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người gầy muốn tăng cân

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư đang xạ trị

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư bàng quang

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư buồng trứng

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư mũi họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư não

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư ruột

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tế bào

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thận

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư gan

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư phổi

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư vú

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thực đạo

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ vú

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ cổ tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ thần kinh

Chế độ ăn uống kiêng kị khi bị zona thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh yếu sinh lý

Chế độ ăn uống tăng chất lượng tinh trùng

Chế độ ăn uống giúp xương nhanh liền

Chế độ ăn uống cho bệnh sa tử cung(sa dạ con)

Chế độ ăn cho bà bầu

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh giun sán

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh nghiến răng

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm lợi

Chế độ ăn uống cho bệnh tràn dịch màng phổi

Chế độ ăn uống cho bệnh lupus ban đỏ

Chế độ ăn uống cho bệnh da cá

Chế độ ăn uống cho bệnh ho gà

Chế độ ăn uống cho bệnh bạch cầu giảm

Chế độ ăn uống chữa bệnh cường giáp

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tai giữa

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tuyến vú

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh thiếu máu não

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh u mỡ

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho mẹ và bé khi cai sữa

Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng bệnh giun chui ống mật

Chế độ ăn uống phòng và chữa hội chứng buồng trứng đa nang

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm bàng quang

Chế độ ăn uống phòng và chữa thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống phòng và chữa chuột rút hiệu quả

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH