KIỂM TRA, XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ

A. PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG

1. Bệnh sử - Tiền sử

Cũng giống như các bệnh lý khác, ở đây cần chú ý một số điểm sau

1.1. Nghề nghiệp

Nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với hoá chất như: chì, benzen, chất phóng xạ, quang tuyến... Các chất này là một trong những nguyên nhân gây bệnh máu ác tính như: bệnh bạch cầu, suy tuỷ.

Nghề nghiệp tiếp xúc với phân tươi dễ mắc bệnh giun móc, là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu rất thường gặp

1.2. Các loại thuốc đã dùng:

Một số thuốc như Cloroxit, Quinin, thuốc chống ung thư, hocmon,.có thể gây các bệnh về máu như chảy máu dưới da hay nội tạng, suy tuỷ,...

1.3. Tiền sử

Bản thân: Chú ý tiền sử chảy máu như chảy máu cam, chảy máu lâu cầm mỗi khi va chạm nhỏ hay tiêm, chích, nhổ răng.; hỏi về kinh nguyệt như rong kinh, rong huyết, tiền sử chửa đẻ (sảy thai liên tiếp nghĩ đến không hoà hợp yếu tố Rh )

Gia đình: Hỏi tình trạng bệnh tật của những người thân như anh chị em ruột, bố mẹ, chú bác, cô dì.

2. Khám thực thể

Giống như các bệnh lý nội khoa khác, ở đây cần lưu ý:

2.1.Màu sắc da và niêm mạc

2.2.Xuất huyết dưới da: chấm, mảng, nốt xuất huyết

2.3.Các biểu hiện khác ngoài da như ngứa, ban đỏ,u hạt dưới da

2.4.Các tổ chức võng nội mô: hạch, gan, lách...

B.CẬN LÂM SÀNG

1. Xét nghiệm máu

1.1. Hồng cầu

1.1.1. Số lượng hồng cầu

-Bình thường người lớn: 3,8 - 4,2 triệu/mm3

-Bệnh lý: < 3,5 triệu/mm3: thiếu máu

>5 triệu/mm3: tăng hồng cầu. Gặp trong bệnh đa hồng cầu, tim bẩm sinh, thiếu oxy kinh diễn, ở trên cao.

1.1.2. Huyết cầu tố:

-Bình thường huyết cầu tố (Hb): 14 - 15g/ 100ml;theo qui ước tương đương

100%. Ở người có Hb 80 % có nghĩa là lượng huyết cầutố của người đó bằng80%

người bình thường

-Bệnh lý: < 14g/ 100ml: Gặp trong thiếu máu

1.2. Bạch cầu

1.2.1. Số lượng bạch cầu

-Bình thường: 4000 - 8000bc/ mm3. Ở trẻ em có thể lên đến 10.000/mm3, trẻ sơ sinh có thể đến 15.000/mm3

-Bệnh lý: < 4000/mm3. Gặp trong các bệnh nhiễm virus, thương hàn, suy tuỷ, cường lách.

>9000/mm3. Gặp trong đa số các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh bạch

cầu,...

1.2.2. Công thức bạch cầu:

-Bình thường ở người lớn

Bạch cầu đa nhân trung tính:

55 - 70 %

Bạch cầu đa nhân ưa axit

2 - 4 %

Bạch cầu đa nhân bazơ

0 - 1 %

Bạch cầu lympho

12 - 33 %

Bạch cầu mono

4 - 8 %

-Bệnh lý

Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính

Tăng: thường kèm theo tăng số lượng bạch cầu. Gặp trong đa số các bệnh nhiễm khuẩn, sau chảy máu, khối u ác tính...

Giảm: kèm theo giảm số lượng bạch cầu trong bệnh suy tuỷ

Tỉ lệ bạch cầu lympho: thường tăng trong các bệnh nhiễm virut quai bị, sởi. ; viêm mạn như lao phổi, giang mai, viêm gan.

2. Liêu cầu

2.1. Bình thường: có từ 150.000 - 300.000 tc/mm3.

Trẻ em có khoảng 400.000/mm3

2.2. Bệnh lý:

Giảm: < 80.000/ mm3. Gặp trong hội chứng chảy máu tiên phát hoặc thứ phát. Giảm tiểu cầu kèm theo giảm hồng, bạch cầu trong bệnh suy tuỷ Tăng: không có giá trị lâm sàng

3. Xét nghiệm tuỷ

Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm công thức máu ngoại biên không đánh giá được tình trạng tổn thương của các tế bào máu, lúc đó phải lấy máu ở trong tuỷ xương. Thường chọc tuỷ xương chậu hay xương ức, cũng có thể chọc ở xương chày hoặc nơi khác.

Bệnh lý

- Quá sản (còn gọi là phản ứng tuỷ xương): gặp trong các bệnh thiếu máu do mất máu cấp

- Quá sản tế bào ác tính dòng bạch cầu: bệnh bạch cầu

- Quá sản tế bào ác tính dòng hồng cầu: bệnh Vaquez (bệnh đa hồng cầu)

- Thiểu sản tuỷ: có thể thiểu sản một trong ba dòng hoặc cả ba dòng: bệnh suy

tuỷ

4.Xét nghiệm cầm máu, đông máu

3.1.Các giai đoạn cầm máu

3.1.1. Giai đoạn 1: Co mạch: làm hẹp lòng mạch.

3.1.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn tiểu cầu: tiểu cầu tập trung ở vết thương, tạo thành nút cầm máu. Nút này không bền vững, dễ vỡ, gây chảy máu lại.

3.1.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn huyết tương: tạo cục máu đông. Fibrrin tạo thành mạng lưới làm cho các tiểu cầu tập trung được vững chắc.

- Thì đầu: Dưới tác dụng của Tromboplastin (một chất được tạo ra do tổ chức tổn thương cùng với tiểu cầu) biến Protrombin thành Trombin

- Thì hai: Trombin biến Fibrinogen thành FibrinProthrombinThromboplastin -ThrombinFibrin

3.2.Các xét nghiệm cầm máu, đông máu

3.2.1. Đo sức bền thành mạch

Làm nghiệm pháp dây thắt: dùng dây cao su hoặc máy đo huyết áp quấn vào đoạn chi rồi bơm lên đến gần số huyết áp tối đa, để trong 10 phút rồi tháo hơi ra thật nhanh, dấu hiệu dương tính khi dưới chỗ quấn xuất hiện nhiều chấm chảy máu (> 20 chấm )

3.2.2. Đo thời gian máu chảy: Đánh giá thành mạch và tiểu cầu

-Bình thường: 2 - 5 phút - Bệnh lý: > 15 phút

3.2.3. Xét nghiệm số lượng tiểu cầu, độ tập trung tiểu cầu

3.2.4. Đo thời gian co cục máu: Bình thường: cục huyết co sau 2 - 4giờ. Trong bệnh thiếu tiểu cầu cục huyết không co lại được

3.2.5. Đo thời gian đông máu: đánh giá các yếu tố đông máu

- Bình thường: 8 - 15 phút

- Bệnh lý:15 - 25 phút: nghi ngờ

>25 phút: thời gian đông máu kéo dài

3.2.6. Định lượng Fibrinogen

- Bình thường: 3 - 5 g/ l huyết tương

- Bệnh lý: < 3 g/l ảnh hưởng đến đông máu. Gặp trong các bệnh lý tổn thương tế bào gan, các chứng tiêu sợi huyết

 

ÁP XE NỘI SỌ

BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ

BỆNH CÒI XƯƠNG

BỆNH BASEDOW

BASEDOW VÀ THAI NGHÉN

BỆNH SỞI

BỆNH THƯƠNG HÀN

BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI

BỆNH VIÊM GAN KHI MANG THAI

BỆNH ĐAU TỦY XƯƠNG

BỆNH ĐA HỒNG CẦU TIÊN PHÁT

BỆNH THIẾU MÁU DO GIUN MÓC

BỆNH THIẾU MÁU HUYẾT TÁN

BỆNH U LYMPHO KHÔNG HODGKIN

BỆNH U LYMPHO HODGKIN

BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)

CẤP CỨU NGẠT NƯỚC

CẤP CỨU HỒI SINH TIM PHỔI

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

CHÁY MÁU TIÊU HÓA CAO

CHẢY MÁU TIÊU HÓA THẤP

CHÁY MÁU SAU ĐẺ

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG

CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

CƠN ĐAU THẮT NGỰC

CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐÁI THÁO NHẠT

ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM

ĐIỀU TRỊ VÔ SINH, HIẾM MUỘN

ĐIỀU TRỊ BỆNH HEMOPHILIE

ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN

ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH

ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT SƠ SINH

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

HEN PHẾ QUẢN

HẸP VAN HAI LÁ

HỆ TIẾT NIỆU

HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC PHỔI

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

HỘI CHỨNG TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI

HỘI CHỨNG CUSHING

HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

HỞ VAN HAI LÁ

ỈA CHẢY CẤP

KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ

LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH

NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ

NHỒI MÁU CƠ TIM

PHÙ PHỔI CẤP

XỬ LÝ RẮN ĐỘC CẮN

XỬ LÍ NGỘ ĐỘC CẤP

SUY HÔ HẤP CẤP

SUY THẬN CẤP

SUY THẬN MÃN

SUY TIM

TAI BIẾN MẠCH MÃU NÃO

TĂNG HUYẾT ÁP

THIẾU MÁU

THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ HÔ HẤP

TRIỆU CHỨNG HỆ TUẦN HOÀN

TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH

TRIỆU CHỨNG HỌC TIẾT NIỆU

TRIỆU CHỨNG HỌC TIÊU HÓA

VIÊM CẦU THẬN

VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH

VIÊM ĐA KHỚP

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP

VIÊM PHỔI THÙY

VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM

VIÊM RUỘT HOẠI TỬ SƠ SINH

VIÊM MÀNG NÃO MỦ SƠ SINH

VIÊM PHỔI SƠ SINH

VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM

XƠ GAN

XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC CẤP

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHI MANG THAI

HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH NGẠT

MÃN KINH - TIỀN MÃN KINH

NHIỄM KHUẨN SẢN HẬU

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DẠ

SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

TAI BIẾN TRUYỀN MÁU VÀ XỬ TRÍ

TÁO BÓN

TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH

THIẾU MÁU VÀ THAI NGHÉN

THIỂU NĂNG TUYẾN GIÁP

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI

UNG THƯ ÂM HỘ

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

UNG THƯ NIÊM MẠC TỬ CUNG

U NGUYÊN BÀO NUÔI

U TỦY THƯỢNG THẬN (Pheochromocytoma)

UỐN VÁN SƠ SINH

U XƠ TỬ CUNG

VIÊM NỘI TAM MẠC NHIỄM TRÙNG

VIÊM PHÚC MẠC Ở TRẺ EM

VÔ KINH

VỠ ỐI SỚM, VỠ ỐI NON

VÔ SINH NAM

VÔ SINH NỮ

VỠ TỬ CUNG


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH