Bạch cầu cấp là bệnh máu ác tính, trong đó các tế bào máu nguyên thuỷ ở tuỷ xương ngừng biệt hoá nhưng không ngừng sinh sản, phát triển rất nhiều trong tuỷ xương và ra cả máu ngoại vi.
- Là bệnh máu ác tính, bao giờ cũng tiến triển đến tử vong
- Thường gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi.
- Bệnh dễ chẩn đoán vì xét nghiệm máu có rất nhiều nguyên bào ở máu, nhưng có khi nguyên bào chỉ có nhiều trong tuỷ mà không có trong máu ngoại vi khi đó phải chọc dò tuỷ xem tuỷ đồ.
Trong bệnh bạch cầu cấp các nguyên bào ở tuỷ xương phát triển rất nhiều sẽ lấn át các dòng hồng cầu, tiểu cầu, đồng thời bạch cầu trưởng thành cũng chỉ có một số ít. Hậu quả:
- Giảm hồng cầu: bệnh nhân xanh xao thiếu máu
- Giảm tiểu cầu: Bệnh nhân có biểu hiện chảy máu
- Giảm bạch cầu trưởng thành: dễ nhiễm trùng
- Nguyên bào tăng nhiều ngấm vào bất cứ bộ phận nào, thường là các tổ chức võng mạc làm cho các bộ phận đó to ra như lách to, hạch to,...
Cho đến nay người ta chưa khẳng định. Có nhiều giả thuyết cho rằng:
- Do virus
- Do phóng xạ, hoá chất
- Yếu tố di truyền: chưa có kết luận chắc chắn, nhưng có nhận xét rằng: trong g ia đình có người ung thư khác thì người trong gia đình có nguy cơ Léucemie cao hơn gấp 4 lần người trong gia đình không có người mắc...
Bệnh nhân sốt, có thể sốt nhẹ 37,5 - 380C hoặc sốt nhiều 39 - 400C Bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, lưỡi trắng bẩn.
- Da xanh, niêm mạc, lòng bàn tay chân nhợt nhạt
- Nghe có tiếng thổi tâm thu ở mõm tim
- Công thức máu
+ Số lượng hồng cầu giảm: 1.000.000- 1.500.000/mm3 có thể ít hơn + Số lượng tiểu cầu giảm
+ Số lượng bạch cầu tăng lên rất nhiều: 200.000, 300.000, 400.000/ mm3 máu + Công thức bạch cầu
Phần lớn là nguyên bào: 95 - 99 %
Bạch cầu trung gian: không có Bạch cầu trưởng thành: rất hiếm Có khoảng trống bạch cầu do bạch cầu non (nguyên bào) tăng rất nhiều trong khi đó bạch cầu trưởng thành rất ít.
Tuỷ đồ giống như công thức máu:
+ Rất nhiều nguyên bào: 80 - 90%
+ Rất ít bạch cầu trưởng thành: 1 -2 - 5%
+ Không có bạch cầu trung gian
bệnh nhân tử vong trong vài giờ.
Dựa vào huyết đồ, tuỷ đồ
- Số lượng bạch cầu tăng rất nhiều
- Nguyên bào chiếm đa số trong công thức bạch cầu
- Không có bạch cầu trung gian (khoảng trống bạch cầu)
Trước đây bệnh tử vong trong vòng tuần lễ hay vài tháng, hiện nay nhờ có điều trị (Corticoit, 6MP, Vinblastin, truyền máu) đời sống của bệnh nhân kéo dài hàng năm hay nhiều năm.
Bệnh tiến triển từng đợt, giữa 2 đợt các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đều giảm. Tuy nhiên tiên lượng bệnh cuối cùng cũng xấu. Bệnh nhân chết vì:
- Xuất huyết nặng
- Tắc động, tĩnh mạch
- Suy mòn dần
- Vinblastin
- 6MP (6 Mercaptopurin)
- Methotrexat
- Prednisolon
- Điều trị nhiễm khuẩn
- Điều trị thiếu máu bằng dinh dưỡng, nâng cao thể trạng là chủ yếu. Truyền máu chỉ đặt ra khi hồng cầu < 2 triệu/mm3, có triệu chứng suy tim, thiếu máu não.
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG