Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó tim không đủ đáp ứng nhu cầu về mặt O 2 cho cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy tim
- Bệnh tim mắc phải
+ Bệnh van tim: hẹp van 2 lá, hở van 2 lá. hở van động mạch chủ...
+ Bệnh cơ tim: viên cơ tim, giãn cơ tim.
+ Bệnh màng tim: tràn dịch màng tim, viêm màng tim.
+ Bệnh mạch vành tim + Rối loạn nhịp tim
- Bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot.
- Bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, giãn phế quản, buị phổi.
- Bệnh thiếu máu, cao huyết áp, Basedow, thiếu Vitamin B1.
- Khó thở: Là triệu chứng bao giờ cũng có và có sớm nhất. Lúc đầu khó
thở khi gắng sức về sau khó thở thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi. Có thể khó thở từng cơn như hen tim, phù phổi cấp
- Ho: Thường xảy ra về đêm hay khi gắng sức; thường ho khan, có thể ho ra máu.
- Phù: phù ở vùng thấp hai chi dưới, về chiều; về sau khi tim suy nặng phù toàn thân, cả ngày cả đêm, hay có thể có tràn dịch các màng như màng phổi, màng tim.
- Gan to: Gan to đều mặt nhẵn, bờ tù, sờ đau tức. Lúc đầu, điều trị gan nhỏ lại gọi là gan đàn xếp, về sau khi suy tim đã nặng điều trị gan không nhỏ lại nữa mà trở nên xơ cứng gọi là xơ gan tim.
- Tĩnh mạch cổ nổi: tĩnh mạch cổ nổi to, phản hồi gan - tĩnh mạch cổ (+)
Nếu suy tim nhẹ thì tím ở môi, suy tim nặng hơn thì tím ở các đầu ngón tay, chân hay tím da toàn thân.
Nghe được triệu chứng gây nên suy tim như tiếng thổi tâm thu trong hở van 2 lá, tiếng rung tâm trương trong hẹp van 2 lá, tiếng thổi tâm trương trong hở van động mạch chủ.
- XQ: Bóng tim to.
- ECG: Biểu hiện tình trạng dày thất, hay dày nhĩ
- Độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào cả, vẫn sinh hoạt và hoạt động về thể lực gần như bình thường.
- Độ 2: các triệu chứng cơ năng thường xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân có bị giảm nhẹ về thể lực.
- Độ 3: các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức ít. Hạn chế nhiều các hoạt động về thể lực.
- Độ 4: các triệu chứng cơ năng xuất hiện một cách thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân không còn làm được việc.
-Trong trường hợp suy tim cấp, dùng thuốc tác dụng nhanh, tiêm tĩnh mạch như: Uabain, Lanatosid C
-Trong trường hợp suy tim mạn, dùng thuốc tác dụng chậm, đào thải chậm:
Digoxin.
Thải muối, nước do đó làm giảm lượng máu về tim, như: Hypothiazit, Lasix, Aldacton.
- Hypothiazid: tác dụng vừa phải, kéo dài, thường dùng trong suy tim mạn
tính
- Lasix: tác dụng nhanh, mạnh thường dùng trong suy tim cấp, suy tim không hồi phục, kháng các thuốc khác
- Aldacton: tác dụng trung bình, có đặc điểm là không mất K+ như 2 loại thuốc lợi tiểu trên
- Thuốc giãn tĩnh mạch làm giảm lượng máu về tim: Risordan, Trinitrin
- Thuốc giãn động mạch làm giảm nhẹ áp lực khi tim co bóp tống máu vào động mạch: Dihydralazin, các thuốc ức chế canxi (tuyệt đối không dùng Isoptin vì làm giảm sức bóp cơ tim)
- Thuốc giãn động, tĩnh mạch: Natri nitroprussiat, các thuốc ức chế men chuyển: Benalapril, Captopril.
Trong suy tim máu thường ứ trệ ở tuần hoàn trở về tim nên rất dễ tạo thành những cục máu đông, những cục máu đông này gây ra những tai biến tắc nghẽn mạch như mạch não, mạch phổi, chi.
Thuốc thường dùng như: Heparin, Aspegic,...
- Ăn nhạt: hạn chế muối (1- 2 gr/ ngày), ăn nhạt hoàn toàn khi phù nhiều.
- Nghỉ ngơi: tùy mức độ suy tim, suy tim nhẹ cần giảm các hoạt động gắng sức, suy tim nặng thì cần nghỉ ngơi tại giường
- Kiêng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá.
- Tránh xúc động mạnh
Tùy nguyên nhân gây suy tim.
- Suy tim do cường giáp: điều trị kháng giáp hay phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
- Suy tim do thiếu máu: điều trị tình trạng thiếu máu
- Suy tim do bệnh van tim hay dị tật ở tim thì phẫu thuật.
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG