Hở van 2 lá là tình trạng lỗ van không khép kín trong kỳ tâm thu tống máu vào động mạch, do đó máu sẽ phụt ngược từ thất trái lên nhĩ trái
Chủ yếu là do thấp tim, một số ít trường hợp gặp trong viêm nội tâm mạc, chấn thương tim...
- Triệu chứng lâm sàng
+ Khó thở: bệnh có thể trong thời gian dài không triệu chứng, về sau khi bắt đầu suy tim bệnh nhân xuất hiện khó thở.
+ Nghe tim: Tiếng thổi tâm thu thực thể ở mõm tim:
Tiếng thổi chiếm hết thì tâm thu
Lan xa, lên nách, gian sườn 2, vai trái, có khi ra cả sau lưng Không thay đổi theo tư thế bệnh nhân
- Cận lâm sàng:
+ Chụp XQ: Thất trái bình thường hoặc to ra
+ Điện tâm đồ: Bình thường nếu không có suy tim. Khi có suy tim trái: dày nhĩ trái, dày thất trái
- Đặc điểm của tiếng thổi tâm thu cơ năng:
+ Rất nhẹ
+ Không chiếm hết thì tâm thu
+ Ít lan xa lên nách
+ Thay đổi khi thay đổi tư thể bệnh nhân
- Ngoài ra, bao giờ cũng có triệu chứng suy tim trái: khó thở, tiếng ngựa phi, XQ: tâm thất trái to ra
Dựa vào tiếng thổi tâm thu thực thể ở mõm tim
Khác với hẹp 2 lá, hở 2 lá đơn độc biến chuyển rất lâu và rất ít biến chứng, thời kỳ im lặng có thể kéo dài vài chục năm. Nhưng khi có biến chứng thường là suy tim trái, phù phổi cấp thì biến chuyển rất nhanh đến suy tim toàn bộ và không hồi phục nữa.
-Phẫu thuật làm nhỏ lỗ hở
-Phẫu thuật thay van tim
BẠCH CẦU CẤP- NGUYÊN NHÂN- TRIỆU CHỨNG- ĐIỀU TRỊ
BỆNH HIV VÀ QUÁ TRÌNH MANG THAI
BỆNH SUY THƯỢNG THẬN (Bệnh Addison)
CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
CHỬA TRỨNG, CHẤN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ TRẺ EM
ĐIỀU TRỊ BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
ĐIỀU TRỊ VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN TỰ DO Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ MẤT NƯỚC Ở TRẺ SƠ SINH
KIỂM TRA XÉT NGHIỆM MÁU VÀ CÁC CHỈ SỐ
NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH
NGỘ ĐỘC THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ
THIỂU NĂNG TUYẾN THƯỢNG THẬN CẤP
TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG THẦN KINH
VÔ SINH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC XÉT NGHIỆM
SỐT KHI MANG THAI, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
SUY THAI, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TẮC MẠCH ỐI, CHẨN ĐOÁN, PHÒNG BỆNH
TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG