Chuột rút là tình trạng co cơ cục bộ xảy ra ở một hoặc nhiều nhóm cơ tại vị trí bất thường của cơ thể.
Chuột rút là bệnh phổ biến có thể gặp ở mọi người, gặp nhiều hơn ở vận động viên thể lực cường độ cao, bà mẹ mang thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và người cao tuổi.
Chuột rút có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do giảm hàm lượng canxi trong máu. Cơ chế gây chuột rút có thể giải thích như sau:
Canxi có vài trò rất quan trọng trong quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh và quá trình đông máu của cơ thể. Với người bình thường, 99% lượng canxi tập trung ở xương, 1% tập trung trong máu, nhằm duy trì và điều trị nông độ canxi trong cơ thể. Bình thường lượng canxi ở trong máu được duy trì ở chỉ số từ 8,8-10,4 mmg/dl. Khi lượng canxi trong máu giảm xuống dưới 8 mmg/dl cơ thể rơi vào tình trạng hạ canxi huyết và hiện tượng chuột rút sẽ xảy ra.
Các yếu tố nguy cơ gây hạ canxi huyết có thể do nguồn cung cấp canxi không đủ theo yêu cầu của cơ thể, cũng có thể do nguồn cung cấp đầy đủ nhưng cơ thể không hấp thụ được hoặc cơ thể sử dụng quá mức lượng cung cấp thường gặp ở người suy tuyến giáp, sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bệnh nhân tiêu chảy mãn tính, hoặc vận động viên hoạt động ở cường độ cao trong thời gian ngắn.
Biểu hiện của chuột rút rất đa dạng, chuột rút nhẹ nhàng, co cứng cơ xuất hiện ở một nhóm cơ tay hoặc chân. Chuột rút nặng thì hiện tượng co cứng sẽ xuất hiện cùng lúc ở nhiều nhóm cơ khiến cho bệnh nhân đau nhức, lo lắng và rất khó chịu.
Chuột rút sẽ trở lên nguy hiểm nếu như bệnh nhân đang lái xe, bơi lội hoặc ở trên cao. Nạn nhân có thể chết vì đuối nước hoặc chết vì tai nạn.
- Lựa chọn các đồ ăn giàu canxi trong đồ ăn hàng ngày như: củ cải trắng, tôm, cua, cá…
- Hàng ngày tăng cường vận động, hoạt động thể lực ở ngoài trời để tăng khả năng hấp thụ canxi, nắng vào buổi sáng không cần che kín quá sẽ hạn chế hấp thu canxi của cơ thể.
- Khám sức khoẻ định kỳ và tìm nguyên nhân của bệnh và bổ sung caxi theo nguyên nhân bệnh cũng như chỉ định của bác sĩ.
Khi bị chuột rút hãy thả lỏng cơ thể, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút, tốt nhất là dùng chườm nóng thì hiện tượng chuột rút sẽ giảm nhanh.
Khi đang nằm trên giường mà bị chuột rút, hãy bình tĩnh ngồi dậy, thả lỏng cơ thể, hít sâu, và đặt 2 chân xuống đất, bàn chân áp xát vào đất, kết hợp với thở sâu và thả lỏng cơ thể, thì hiện tượng chuột rút cũng giảm dần.
Đây là những kinh nghiệm xử lý chuột rút có hiệu quả, các bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Tham khảo thêm: Đông y điều trị vô sinh