Vào mùa hè thời tiết nóng bức, là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển, làm cho thức ăn đồ uống nhanh bị hỏng và ôi thiu. Đây chính là nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm gia tăng trong mùa hè.
- Ký sinh trùng: do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc phát triển có thể sinh sôi, sản xuất ra các độc tố sẽ gây nhiễm độc.
- Do thức ăn bị biến chất: ôi thiu, có sẵn chất độc như cá nóc, cóc, mật cá chắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm …
- Do nhiễm các chất hoá học: Do thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại nơi có nguồn nước, đất bị ô nhiễm, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm, phóng xạ.
Sau khi ăn hay uống (vài phút, vài giờ, có thể sau 1 ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 0C. Ngoài ra còn có những biểu hiện khác, tuỳ theo dị nguyên, đặc tính của thực phẩm, độc tố.
- Loại bỏ nhanh nhất các chất độc ra khỏi cơ thể, kích thích vào họng bằng ngón tay gây nôn.
- Uống than hoạt tính, hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài, nên cho bệnh nhân uống nước hoặc nước orezol.
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại. Bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài sẽ bình phục. Khi bị ngộ độc, không nên ăn các thức ăn cứng khó tiêu hoá, nên cho ăn cháo nhẹ.
- Trường hợp sau khi cơ thể sơ cứu chưa bình phục ngay, cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và điều trị phù hợp.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm các cơ sở kinh doanh thực phẩm và mỗi người dân cần chú ý:
- Chọn thực phẩm tươi và nấu kỹ.
- Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và đồ dùng nấu nướng.
- Bảo quản thức ăn chin và đun kỹ lại trước khi ăn.
- Sử dụng nước sạch trong ăn uống
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Giữ vệ sinh môi trường.
Tham khảo thêm: Đông y điều trị vô sinh