Hội chứng bệnh âm hư

1. Khái niệm:

Chứng âm hư là tên gọi chung cho trường hợp tinh huyết bất túc, hoặc tân dịch hao tổn mà biểu hiện lâm sàng có các chứng hậu về âm hư tân dịch thiếu hoặc âm không chế được dương. Bệnh đa số do tiên thiên suy tổn, ốm lâu lao tổn hoặc giai đoạn cuối của bệnh nhiệt âm dịch bị hao thương gây nên. Chứng âm hư của từng tạng phủ có liên hệ với nhau lại vừa khác nhau. Vì chứng âm hư của mỗi tạng phủ đã giới thiệu ở các mục riêng, ở đây không nhắc lại nữa.

Chứng âm hư biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thể trạng gầy còm, miệng ráo họng khô, chóng mặt mất ngủ, triều nhiệt ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, về buổi chiều gò má đỏ, tiểu tện lượng ít sắc vàng, đại tiện khô kết, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế sác.

Trong các tật bệnh hư lao, lao sái, tiêu khát, Huyễn vậng thường xuất hiện chứng trạng âm hư.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng huyết hư, chứng tân dịch suy tổn và chứng thấp uất nhiệt phục.

2. Phân tích.

Chứng âm hư có thể gặp trong nhiều loại bệnh tật, vì nguyên nhân và bộ vị phát bệnh khác nhau, cho nên biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ không giống nhau.

Trong bệnh hư lao xuất hiện chứng âm hư, nguyên nhân phần nhiều do phú bẩm bất túc, phòng lao quá độ, âm tinh bị suy hao, tạng phủ hư tổn gây nên, có các chứng trạng chóng mặt, gò má đỏ, đau họng mất ngủ, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, di tinh mỏi lưng, lưỡi đỏ, rêu luỡi tróc mỏng, mạch tế sác. Đây là âm hư hỏa vượng, điều trị chủ yếu phải làm mạnh thủy để chế ngự dương quang, cho uống lục vị địa hoàng hoàn

-Trong bệnh Lao sái mà thấy chứng âm hư, phần nhiều do vi khẩn lao xâm nhập, tạng phế bị tổn hại, bệnh lâu ngày làm cho phế âm suy tổn, âm hư thì sinh nội nhiệt, cho nên có các chứng trạng nóng âm ỉ trong xương, gò má đỏ, lưỡi đỏ tía, mạch tế sác.v.v..điều trị nên dưỡng âm thanh phế,cho uống Tần giao miết giáp tán gia giảm.

-Chứng âm hư xuất hiện trong bệnh tiêu khát, phần nhiều do cơ thể vốn âm hư, lại vì lao thương quá độ, hoặc tình chí không điều hòa, ăn uống nhiều chất cao lương nồng hậu, nung nấu thành nhiệt tổn hại âm dịch gây nên, có các chứng trạng khát uống nhiều, ăn nhiều, tiểu tiện nhiều, nước tiểu có vị ngọt, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Điều trị nên tư dương âm dịch cho uong Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm.

-Trong bệnh huyễn vậng có chứng âm hư, đa số âm hư dẫn đến Can phong nội động, có các chứng trạng chóng mặt ù tai, chân tay lẩy bẩy, bắp thịt máy động, ngũ tâm phiền nhiệt, buồn nôn, nôn mửa, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Điều trị nên dưỡng âm dẹp phong cho uống đại định phong châu gia giảm.

- Chứng âm hư thường gặp trong các bệnh mạn tính, bệnh biến lâu ngày dễ lao thương âm dịch. Người vốn hay ăn thức ăn sào rán đồ nướng cũng dễ tich nhiệt động hỏa mà cũng dễ dẫn đến âm hư. Ngô cúc thàng nói ; “ Nhiệt mà thái quá, phần âm ắt bị tổn thương“ cho nên bệnh ôn nhiệt ở thời kỳ cuối thường có xu thế thương âm, nên hay xuất hiện chứng Âm hư.

- Trong quá trình diễn biến bệnh cơ của chứng âm hư có ba tình huống: một là âm hư dịch ít, dương khí mất khả năng chống đỡ,dương cang hóa phong mà có chứng âm hư động phong, lâm sàng có chứng trạng đau đầu chóng mặt, chân tay tê dại lẩy bẩy hoặc như có kiến bò, khó nói. Hai là chứng âm hư dai dẳng lâu ngày, âm hư liên lụy đến dương mà hình thành chứng âm dương lưỡng hư.lâm sàng biểu hiện vừa có chứng trạng của âm hư như triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, lại có chứng dương hư như mỏi mệt yếu sức, sợ lạnh chân tay lạnh. Ba là thời kỳ cuối của bệnh ôn nhiệt, hoặc nội thương tạp bệnh nào đó làm cho âm dịch hao tổn, nguyên khí cũng bị thương, xuất hiện chứng khí âm đều hư, có các chứng trạng mệt mỏi yếu sức, thiểu khí biếng nói, miêng họng khô, sốt nhẹ hoặc triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm mạch hư sác..v.v..

3.Chẩn đoán phân biệt.

Chứng huyết hư với chứng âm hư, chứng huyết hư vốn thuộc phạm vi của chứng âm hư nguyên nhân và cơ chế của hai loại bệnh này và biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ tương tự nhau,Chứng huyết hư là do tỳ vị hư yếu, sự sinh hóa bất túc, hoặc tư lự quá độ, âm huyết hao tổn ngấm ngầm, hoặc là mất huyết quá nhiều gây nên,lâm sàng có các chứng trạng sắc mặt xanh hoặc vàng bủng, môi lưỡi nhạt, hồi hộp mất ngủ, chóng mặt hoa mắt, chân tay tê dại, mạch tế. Chứng âm hư là do phú bẩm bất túc, hoặc tư lự ưuas độ hao thương âm dịch, hoặc bị bệnh xuất huyết mạn tính, ốm lâu thương âm, hoặc bị bệnh ôn nhiệt hao thương âm dịch là những nguyên nhân gây nên chứng này , biểu hiện lâm sàng ngoài những chứng trạng của huyết hư, còn có các chứng trạng của âm hư nội nhiệt như triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, về chiều gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch tế.v.v..Điểm chủ yếu để phân biệt chứng huyết hư và chứng âm hư có hiện tượng nhiệt do âm không chế được dương.

-Chứng Tân dịch suy tổn với chứng âm hư. Tâm dịch thuộc âm, chứng tân dịch suy tổn cũng thuộc phạm vi của chứng âm hư.Nhưng chứng âm hư có phạm vi bao quát rất rộng. Chứng âm dịch suy tổn có thể tiến thêm một bước phát triển thành chứng âm hư.

Chứng tân dịch suy tổn là do ra quá nhiều mồ hôi hoặc thổ tả quá mức, hoặc là tà khí táo nhiệt hun đốt tân dịch gây nên, chứng trạng củ yếu là miệng khát họng khô, môi lưỡi khô ráo, da dẻ khô khan tróc vẩy, tiểu tiện sẻn, đại tiện kết táo, mạch tế sác.v.v.. biểu hiện chứng âm hư có thêm cả các chứng của âm huyết hư như hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, triều nhiệt mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, đó là chứng trạng nhiệt từ trong sinh ra, điểm khác nhau để phân biệt với chứng Tân dịch suy tổn.

- Chứng thấp uất nhiệt phục với chứng âm hư : Biểu hiện phát nhiệt của chứng Thấp uất nhiệt phục thường là “ giống như âm hư, bệnh khó khỏi nhanh” vì vậy cần phân biệt. chứng thấp uất nhiệt phục là do khí hậu ôn nhiệt hoặc nội nước dầm mưa, ở nơi ẩm ướt, thấp tà xâm phạm vào cơ thể, tính của thấp nặng, đục, ngăn trở dương khí, nhiệt không thể thấu phát tuyên tán gây nên. Biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là mình nóng khó chụi, về chiều thì nóng hơn, ra mồ hôi mà niệt không lui. Mỏi mệt yếu sức, ngực bụng trướng, đau đầu như bó, chân tay nặng nề, ăn kém rêu lưỡi dầy nhớt là những biểu hiện thấp tà nghẽn trệ, là những chứng mà chứng âm hư không có, các triệu chứng mình nóng khó chụi, ra mồ hôi mà nhiệt không lui cũng khác với các chứng ngũ tâm phiền nhiệt, về chiều gò má đỏ của chứng âm hư.

 

CHỨNG ÂM DỊCH KHUY TÔN

CHỨNG ÂM DƯƠNG ĐỀU HƯ

CHỨNG BÀNG QUANG HƯ HÀN

CHỨNG BÀNG QUANG THẤP NHIỆT

CHỨNG BÀO CUNG HƯ HÀN

CHỨNG BỆNH THANH ĐƯƠNG không THĂNG

CHỨNG CAN ÂM HƯ

CHỨNG CAN ĐƠM NHIỆT

CHỨNG CAN DƯƠNG HƯ

CHỨNG CAN DƯƠNG THƯƠNG CANG

CHỨNG CAN HỎA THƯỢNG VIÊM 

CHỨNG CAN HUYẾT HƯ

CHỨNG CAN HUYẾT Ứ Ở TRẺ

CHỨNG CAN KHÍ UẤT KẾT

CHỨNG CAN KINH THẬP NHIỆT

CHỨNG CAN PHONG NỘI ĐỘNG

CHỨNG CAN VỊ BẤT HÒA

CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG HƯ HÀN

CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG KẾT NHIỆT

CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG TÂN KHUY

CHỨNG ĐẠI TRƯỜNG THẤP NHIỆT

CHỨNG ĐÀM HÓA QuẤY RỐI TÂM

CHỨNG ĐÀM KHÍ CẤU KẾT

CHỨNG ĐÀM NHIỆT ÚNG TẮC Ở PHẾ

CHỨNG ĐÀM NHIỆT VỊ LẤP TÂM KHIẾU Ở TRẺ

CHỨNG ĐÀM THẤP NGHẼN TRỞ Ở BÀO CUNG

CHỨNG ĐÀM Ứ CẤU KẾT

CHỨNG ĐỜM KHÍ HƯ

CHỨNG ĐỜM NHIỆT

CHỨNG ĐỜM UẤT ĐÀM QuẤY NHIỄU

CHỨNG DƯƠNG HƯ

CHỨNG DƯƠNG HƯ

CHỨNG HÀN ĐÀM 

CHỨNG HÀN ĐÀM NGĂN TRỞ PHẾ

CHỨNG HÀN TÀ NGƯNG ĐỌNG Ở BÀO CUNG

CHỨNG HÀN THẤP

CHỨNG HÀN THẤP

CHỨNG HÀ TRỆ CAN MẠCH

CHỨNG HUYẾT HÀN

CHỨNG HUYẾT HƯ

CHỨNG HUYẾT NHIỆT

CHỨNG HUYẾT THOÁT

CHỨNG HUYẾT THOÁT

CHỨNG HUYẾT Ứ

CHỨNG KHÍ ÂM ĐỀU HƯ

CHỨNG KHÍ BẾ

CHỨNG KHÍ BẾ

CHỨNG KHÍ HÃM

CHỨNG KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ

CHỨNG KHÍ NGHỊC

CHỨNG KHÍ THOÁT

CHỨNG MẠCH TẾ NGHẼN

CHỨNG NGUYÊN KHÍ HƯ YẾU Ở TRẺ EM

CHỨNG NHIỆT CÚC SINH PHONG Ở TRẺ EM

CHỨNG NHIỆT ĐÀM

CHỨNG NỘI NHIỆT BỐC MẠNH Ở TRẺ EM

CHỨNG PHẾ ÂM HƯ

CHỨNG PHẾ DƯƠNG HƯ

CHỨNG PHẾ KHÍ ÂM ĐỀU HƯ

CHỨNG PHẾ KHI HƯ

CHỨNG PHẾ KHIÍ HƯ YẾU Ở TRẺ EM

CHỨNG PHẾ KHÍ SUY TUYẾT

CHỨNG PHẾ NHIỆT QUÁ THỊNH Ở TRẺ EM

CHỨNG PHẾ THẬN ÂM HƯ

CHỨNG PHẾ TÝ THẬN DƯƠNG HƯ

CHỨNG PHONG ĐÀM

CHỨNG PHONG HÀN BỔ PHẦN BiỂU Ở TRẺ EM

CHỨNG PHÒNG HÀN PHẠM PHẾ

CHỨNG PHONG NHIỆT XÂM NHẬP Ở PHẾ

CHỨNG PHONG ÔN BỔ PHẦN BiỂU Ở TRẺ EM

CHỨNG SAU KHI ĐẺ BÀI HUYẾT XÔNG LÊN

CHỨNG TÂM ÂM HƯ

CHỨNG TÂM CAN HUYẾT HƯ

CHỨNG TÂM ĐỜM BẤT NINH

CHỨNG TÂM DƯƠNG HƯ

CHỨNG TÂM DƯƠNG THOÁT ĐỘT NGỘT

CHỨNG TÂM HỎA CAN THỊNH

CHỨNG TÂM HUYẾT HƯ

CHỨNG TÂM KHÍ HƯ

CHỨNG TÂM KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ

CHỨNG TÂM KINH THỰC NHIỆT Ở TRẺ EM

CHỨNG TÂM PHẾ KHÍ HƯ

CHỨNG TÂN DỊCH KHUY TÔN

CHƯNG TÁO BÓN

CHỨNG TÁO ĐÀM

CHỨNG PHẠM PHẾ

CHỨNG THAI HÀN

CHỨNG THAI NHIỆT

CHƯNG THẬN ÂM DƯƠNG ĐỀU HƯ

CHỨNG THẬN ÂM HƯ

CHỨNG THẬN DƯƠNG HƯ THỦY TRẦN LAN

CHỨNG THÀNH DƯƠNG không THĂNG

CHỨNG THẬN KHÍ HƯ

CHỨNG THẬN KHÍ HƯ YẾU Ở TRẺ EM

CHỨNG THẬN KHÍ không BỀN

CHỨNG THẬN KHÍ không NẠP

CHỨNG THẬN TINH BẤT TÚC

CHỨNG THẤP ĐÀM

CHỨNG THẤP Khàn

CHỨNG THẤP NHIỆT

CHỨNG THỰC THƯỜNG TỲ VỊ

CHỨNG THỦY ÂM Ứ ĐỌNG TRONG

CHỨNG THỦY HÀN SA PHẾ

CHỨNG THỦY KHÍ LANG TÂM

CHỨNG THỦY THẤP TRÀN LAN

CHỨNG TiỂU TRƯƠNG HƯ HÀN

CHỨNG TiỂU TRƯƠNG KHÍ TRỆ

CHỨNG TRỞ CAN không GIÁNG

CHỨNG TRỌC ÂM không GIÁNG

CHỨNG TÝ DƯƠNG HƯ

CHỨNG TÝ HƯ SINH PHONG Ở TRẺ EM

CHỨNG TÝ KHÍ HƯ 

CHỨNG TÝ không ThànG HUYẾT

CHỨNG TÝ PHẾ KHÍ HƯ

CHỨNG TÝ THẬN DƯƠNG HƯ

CHỨNG TỲ VỊ DƯƠNG HƯ

CHỨNG TỲ VỊ HƯ HÀN Ở TRẺ EM

CHỨNG TỲ VỊ HƯ YẾU Ở TRẺ EM

CHỨNG TỲ VỊ THẤP NHIỆT

CHỨNG TỲ VỊ THỰC TRỆ Ở TRẺ EM

CHỨNG VỊ ÂM HƯ

CHỨNG VỊ CƯỜNG TỲ NHƯỢC

CHỨNG VỊ HÀN

CHỨNG VỊ HÒA THƯỢNG VIÊM Ở TRẺ EM

CHỨNG VỊ KHÍ HƯ

CHỨNG VỊ KHÍ PHƯƠNG NGHỊCH

CHỨNG VỊ NHIỆT

CHỨNG VỌNG ÂM

CHỨNG VỌNG DƯƠNG

CHƯNG VỌNG DƯƠNG

CHỨNG XUNG NHÂM không BÊN

CHƯNG XUNG NHÂM NHIỆT CHỨNG

CHƯNG XUNG NHÂM Ứ THẤP NGƯNG TRỆ 

CHỨNG XUNG NHÂM Ứ TRỞ

CHỨNG XUNG NHÂM HƯ SUY 

HỘI CHỨNG BỆNH ÂM HƯ

HỘI CHỨNG BỆNH BĂNG HUYẾT

HỘI CHỨNG BỆNH DƯƠNG HƯ

HỘI CHỨNG BỆNH HUYẾT THẬN

HỘI CHỨNG BỆNH HUYẾT HƯ

HỘI CHỨNG BỆNH HUYẾT NHIỆT

HỘI CHỨNG BỆNH HUYẾT TÁO

HỘI CHỨNG BỆNH HUYẾT Ứ

HỘI CHỨNG BỆNH KHÍ HÃM

HỘI CHỨNG BỆNH KHÍ HƯ

HỘI CHỨNG BỆNH KHÍ NGHỊCH

HỘI CHỨNG BỆNH KHÍ THOÁT

HỘI CHỨNG BỆNH KHÍ TRỆ

HỘI CHỨNG BỆNH TÂM KHÍ ÂM ĐỀU HƯ

HỘI CHỨNG XUNG NHÂM Ứ TRỞ

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!

Thông tin trên Website :

www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH