Chứng Bàng quang thấp nhiệt là tên gọi chung những chứng trạng do thấp nhiệt uất kết ở bàng quang làm cho khí hóa bất lợi, sự mở đóng thất thường và âm lạc bị hun đốt tổn thương, phần nhiều do ngoại cảm thấp tà hoặc ăn uống không điều độ, thấp nhiệt từ trong sinh ra dồn xuống bàng quang gây nên bệnh.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có các chứng tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện vội vã, tiểu tiện rít, ít, giỏ giọt, niệu đạo sót và đau, tiểu tiện vàng đỏ vẩn đục hoặc tiểu tiện ra huyết, hoặc tiểu tiện ra sỏi đá, bụng dưới căng tức, kèm theo chứng phát sốt, tâm phiền, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch sác.
Chứng bàng quang thấp nhiệt thường gặp trong các bệnh lâm chứng, long bế, niệu trọc.
Cần chẩn đoán phân biệt với các chứng hạ tiêu thấp nhiệt, chứng tâm hỏa cang thịnh.
- Chứng bàng quang thấp nhiệt có thể gặp trong nhiều loại tật bệnh, như loại thạch lâm trong lâm chứng xuất hiện chứng Bàng quang thấp nhiệt, phần nhiều biểu hiện tiểu tiện giỏ giọt đau buốt, hoặc trong nước tiểu có kèm sỏi đá, hoặc đang đi tiểu bị đứt quãng đột ngột, có kiêm chứng bụng dưới căng tức hoặc đau lan tỏa tới bụng và lưng. Đây là do thấp nhiệt uất kết ở Bàng quang, nước tiểu bị hun đốt, lâu ngày trong nước tiểu có tạp chất kết thành sỏi đá gây nên, mục tiêu khát tiểu tiện bất lợi lâm bệnh thiên sách Kim Quỹ yếu lược tâm điển viết: Bệnh Lâm có vài chứng, có loại nối tiểu tiện ra như hạt thóc, tức là đời sau gọi Thạch lâm, đó là Bàng quang bị hỏa nhiệt hun đốt chất nước kết lại thành cặn bã, cũng như nước biển chưng cất thành muối vậy. Điều trị nên thanh nhiệt lợi thấp, thộng lâm bài thạch, cho uống các bài Bát chính tán (Hòa té cục phương), Thạch vi tán (Ghứng trị vậng bổ).
Nếu chứng Huyết lâm trong Lâm chúng xuất hiện chứng bàng quang thấp nhiệt, biểu hiện lâm sàng thường là tiểu tiện nóng rát đau buốt, tiểu tiện ra huyết đỏ tía thậm chí ra cả cục huyết, bụng dưới căng tức và đầy đau, đây là do thấp nhiệt ngăn trở Bàng quang, nhiệt hùn đốt huyết lạc, đường lạc bị tổn thương huyết tràn rạ ngoài gây nên. Mục Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh mạch chứng tính trị thiên sách Kim Qúy yếu lược viết: "Nhiệt ở Hạ tiêu thì tiểu tiện ra huyết, cũng khiến cho tiểu tiện bí tắc không thông". Điều trị nên thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết, cho uống bài tiểu kế ẩm tử (Tế sịnh phương).
Nếu chứng các lâm trong lâm chứng xuất hiện, chứng bàng quang thấp nhiệt thì biểu hiện lâm sàng là tiểu tiện vẩn đục như nước gạo, hoặc có vật trơn nhớt, niệu đạo nóng rát và đau. Đây là thấp nhiệt dồn xuống ta lại ở Bàng quạng, khí hóa không lợi, không khả năng phân biệt được trong đục gây nên, điều trị nên thanh nhiệt lợi thấp, phân biệt trong đục, cho uống bài Tỳ giải ẩm (Y học tâm ngộ).
- Trong bệnh long bế gặp chứng Bàng quang thấp nhiệt, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tiểu tiện giỏ giọt khó đi thậm chí một giọt cũng không ra, lượng nước tiểu mỗi ngày càng giảm ít rõ rệt, bụng dưới trướng đầy hoặc khát mà không muốn uống nước. Đây là do thấp tà hóa nhiệt, tà nhiệt kết ở Bàng quang khí hoá không lưu thông gây nên. Mục Tuyên minh ngũ khí thiên sách Tố Vấn ghi rõ: "Bàng quang không thông lợi là Long, không ước chế được là Di niệu"; điều trị nên thanh nhiệt lợi niệu, cho uống Bát chinh tán (Hòa tễ cục phương).
- Nếu trong bệnh niệu trọc gặp chứng Bàng quang thấp nhiệt biểu hiện lâm sàng tiểu tiện thường vẩn đục, trắng như nước vo gạo, có đặc điểm là niệu đạo không đau. Đây là đa số do ăn nhiều thức béo ngọt, Tỳ Thận thấp nhiệt dồn xuống Bàng quang gây nên, điều trị nên, lý Tỳ hóa thấp, cho uống bài Tỳ giải phân thanh ẩm (Đan Khê tăm pháp). Tóm lại, chứng bệnh tuy giống nhau, nhưng ở trong những bệnh khác nhau sự biến hóa khác thường của tiểu tiện cũng khác nhau, cần phải phân tích cho rõ.
Bàng quang và Thận thông qua con đường kinh mạch liên, lạc lệ thuộc lẫn nhau, cấu thành quan hệ biểu lý. Mục Tiểu tiện chư hậu sách chư bệnh nguyên hậu luận viết: "Tiểu tiện không thông, do thận với bàng quang đều có nhiệt cho nên như vậy". Chứng bàng quang thấp nhiệt để lâu ngày tất nhiên ảnh hưởng tới thận, trong quá trình biến hóa cơ chế bệnh thường từ thực chuyền hư hoặc trong thực chí kiêm hừ, có thể kèm theo những tình huống sau đây:
Thấp nhiệt lưu luyến, nhiệt tà thương âm, thấp tà hoa táo, thận âm hao thượng, âm hừ hỏa vượng, có các chứng nặng miệng khát họng khô, mồ hôi trộm, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, gốc lưỡi vàng nhớt, mạch tế sác. Hoặc có thể thấy âm hư hỏa động bức huyết đi càn. Đi tiểu ra huyết lâu ngày thì thấy các chứng trạng tinh thần mỏi mệt yếu sức, lừng gối mềm yếu, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch Hư Sác v.v... Tiểu tiện vẩn đục như cao mỡ do là chất mỡ chẩy xuôi, lâu ngày liên lụy đến thận có thể thấy các chứng trạng thận âm suy hư như gầy còm, choáng váng yếu sức, lưng gối mềm yếu, sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.
- Chứng Hạ tiêu thấp nhiệt với chứng Bàng quang thấp nhiệt: Bộ vị Bàng quang ở chính giữa bụng dưới, thuộc Hạ tiêu, bệnh bàng quang thuộc bệnh biến ở Hạ tiêu, Chứng Hạ tiêu thấp nhiệt có thể bao quát cả chứng bàng quang thấp nhiệt về nguyên nhân và cơ chế bệnh của hai chứng này biểu hiện lâm sàng có chỗ gần giống nhau, nhưng cũng có chỗ khác nhau.
Chứng hạ tiêu thấp nhiệt phần lớn do thấp nhiệt ở trung tiêu truyền xuống, trọng điểm bệnh biến là ở đại trường với bàng quang, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đại tiểu tiện không bình thường, hạ tiêu có công năng gạn lọc trong đục và bài tiết thủy dịch, tà khí thấp nhiệt truyền xuống hạ tiêu, nghẽn trệ đại trường với bàng quang, bàng quang khí hóa bất lợi thì tiểu tiện không thông. Sự truyền đạo của đại trường uất chức năng, phủ khí không thông cho nên đại tiện bế kết, bụng dưới rắn đầy. Thấp tà tụ ở dưới, tân dịch không dâng lên thì khát mà không uống nhiều nước; Thấp tà che lấp thanh khiếu cho nên đầu choáng váng nặng nề, rêu lưỡi trắng xạm hoặc vàng nhớt, mạch Nhu Sác. Chứng bàng quang thấp nhiệt phàn nhiều do ngoại cảm thấp tà hoặc ăn uống không điều độ, thấp nhiệt từ trong sinh ra gây nên bệnh, xuất hiện các hiện tượng tiểu tiện khác thường như đái vặt, đái vội, đái rít lượng ít hoặc giỏ giọt, niệu đạo nóng đau, tiểu tiện vàng đỏ vẩn đục hoặc ra máu hoặc trong nước tiểu có lẫn sỏi đá hoặc bụng dưới căng tức hoặc phát sốt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Căn cứ vào chứng trạng biểu hiện khác nhau đi mà phân biệt trong lâm sàng.Chứng Tâm hỏa cang thịnh với chứng bàng quang thấp nhiệt. Tâm với tiểu trường thông qua đường lạc của kinh mạch phụ thuộc tạo thành quan hệ biểu lý. Chứng tâm hỏa cang thịnh phần nhiều do thất tình uất kết, khí uất hóa hỏa, hoặc tà khí hỏa nhiệt xàm phạm bên trong, tâm hỏa hun đốt bên trong chuyển nhiệt xuống tiểu trường, Tiểu trường tích nhiệt, hun đốt tổn hại mạch lạc, bức huyết đi càn thì tiểu tiện ra lẫn máu; sắc huyết đỏ tươi, niệu dạo có cảm giác nóng rát, vùng tim và ngực phiền nhiệt, mặt đỏ, khát nướp, ngủ không ngon giấc, miệng lưỡi phá lở, đầu lưỡi đỏ, mạch sác. Chứng bàng quang thấp nhiệt, vì thấp nhiệt dồn xuống, nhiệt bức vào bàng quang, huyết tràn ra bên dưới có thể thấy tiểu tiện ra huyết đỏ tía, kèm theo cục huyết hoặc sợi huyết, niệu đạo nóng rát, đau buốt thậm chí bụng dưới đạu căng tức, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng. Hai chứng đều thuộc Thực nhiệt, đều có chứng trạng tiểu tiện nóng, đau buốt. Nhưng chứng Bàng quang thập nhiệt không có các hiện tượng Tâm hỏa cang thịnh như Tâm phiền, đầu lưỡi đỏ, và lưỡi mọc mụn lở v.v...
- Long bế với chứng lâm khác nhau. Long thì tiểu tiện nhiều lần, niệu đạo đau. Lâm thì tiểu tiện giỏ giọt mà khó thông (Tiểu tiện bất thông - Y học Tâm ngộ).
- Thạch lâm thuộc loại nhiệt tích chứa ở bàng quang, đi tiểu thì niệu đạo đau buốt, đi luôn ra sỏi đá, giống như cái ấm nấu nước lâu ngày, cận bã kết rắn ở đáy nồi (ám).