SA DẠ DÀY

Pháp điều trị: Thăng cử trung khí, Kiện Tỳ hòa Vị.

Huyệt chính: Vị Thượng, Quan nguyên, Khí Hải, Túc Tam Lý.

Cách châm: Châm huyệt Thượng Vị, dùng kim dài(5 thốn), châm xuyên thẳng qua thịt (cơ tầng) rồi hướng mũi kim về phía huyệt Khí Hải hoặc Quan Nguyên. Châm Vị Thượng không quá 6cm, còn Khí Hải hoặc Quan Nguyên sâu 6cm. Sau khi châm xong, làm thủ pháp ‘Thác Vị’(dùng hổ khẩu tay bên phải nâng dạ dày lên, dùng lực từ từ đẩy lên, làm nhiều lần như vậy) để giúp đưa dạ dày lên. Châm kích thích mạnh, 2 ngày châm 1 lần, 10-20 lần là 1 liệu trình.

Phương pháp châm khác: Bắt đầu sờ tìm tại giữa chỗ 2 huyệt Cự Khuyết và Thượng Quản, tìm và sờ thấy dưới da 1 cục bằng hạt đậu. Cũng có thể tìm thấy một cục như vậy giữa 2 huyệt Thượng Quản và Tề Trung (rốn). Dùng hào châm loại dài 5 thốn, châm luồn dưới da từ cục thứ nhất đến cục thứ hai, vê kim, rút kim nhanh, thấy tê tới bụng, người bịnh có cảm giác dạ dày nâng lên, có thể cảm thấy đau nhức bụng. 1-2 lần là 1 liệu trình, 2 lần cách nhau 15 ngày hoặc 1 tháng. Thường sau một liệu trình mà không thấy kết qủa thì không làm thêm lần nữa.

- Thiên Trụ, Đại Trữ, Cách Du, Can Du, Tam Tiêu Du, Thừa Mãn, Lương Khâu. Mỗi ngày châm 1 lần, phối hợp với cứu (Trung Quốc Châm Cứu Học).

- Huyệt chính: Khí Hải, Túc Tam Lý.

Huyệt phụ: Quan Nguyên, Trung Quản.

Bắt đầu châm Khí Hải và Túc Tam Lý, nếu nặnng thêm Quan Nguyên hoặc Trung Quản (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp).

- Chương Môn xuyên Phúc Kết, Nội Quan, Tam âm giao.

Hoặc: Đại Hoành xuyên Thần Khuyết, Trạch Tiền, Thượng Cự Hư. Mỗi ngày châm một nhóm, huyệt vùng bụng lưu kim 20 phút. 10 ngày là một liệu trình, 2 liệu trình cách nhau 3 ngày (Thường Dụng Trung Y Trị Liệu Thủ Sách)

- Can Du, Vị Du, Trung Quản, Thượng Quản, Thiên Xu, châm hoặc cứu (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

- Kiện Tỳ hòa Vị, thăng cử trung khí. Châm huyệt Vị thượng, Khí hải, Cự khuyết, Hạ quản. Châm bổ. Huyệt Vị thượng châm xiên deén Khí hải, huyệt Cự khuyết xuyên đến Hạ quản. Lưu kim 20 phút. Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình.

Nếu đau thêm Nội quan, Nôn chua thêm Công tôn.

- Dùng kim dài, châm huyệt Cự Khuyết, khi qua da, luồn theo da xuống đến điểm ấn đau ở bên trái rốn hoặc chỗ có cục cứng. Nếu không có điểm đau hoặc cục cứng, có thể châm xuyên đến huyệt Hoang du. Khi đắc khí, người bệnh có cảm giác căng trướng hoặc có khi có cảm giác dạ dày co rút mãnh liệt lên phía trên) tiếp tục đẩy kim vào độ 1cm. Giữ cán kim hướng về một phía mà vê kim, lưu kim 40 phút rút kim (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Châm từ sát điểm đau ở bên trái rốn, hoặc nốt cứng hoặc huyệt Hoang Du lùi xuống 1 đến 2 cm, luồn dưới da lên đến huyệt Cự Khuyết. Đắc khí rồi thì vê kim và lưu kim 40 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Dùng kim dài châm thẳng huyệt Cưu Vĩ sâu 0,3 - 0,5cm, luồn kim hướng xuống đến điểm đau hoặc cục cứng. Khi người bệnh cảm thấy tức, hơi đau thì rút kim lên. Mỗi lần lưu kim 30 - 60 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Dùng kim dài châm từ huyệt Lương Môn xuyên xuống huyệt Thiên Khu (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Châm hai kim đồng thời ở huyệt Kiến Lý, châm 10 ngày là một liệu trình. Quá trình chữa trị và củng cố là 1 tháng (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Dùng kim dài châm từ mé phải huyệt Thừa Mãn tạo thành góc 45 độ luồn dưới da thấu sang mé trái huyệt Thiên Khu. Khi có cảm giác căng thì vê chuyển 7 - 8 lần xong vê chuyển kim về một hướng, thấy kim tắc (trệ) lại, kéo kim lên về phía lùi kim, bệnh nhân có cảm giác bụng trên trống rỗng, dạ dày rung động nhẹ, dùng tay đè xuống bụng đẩy mép dưới dạ dày ngược lên. Khi rút kim thì cứ cách 5 phút thả lỏng kim rút ra 1/3 rồi ngừng kim, chia kim rút ra làm 3 kỳ, cộng nâng kéo kim là 15 phút, cuối cùng nâng đưa đốc kim lên thành góc 90 độ, lắc 7-8 lần rồi rút kim. Dùng dây lưng buộc vòng trước ra sau để cố định dạ dày, dặn người bệnh nằm ngửa trong 30 phút, lại nằm nghiêng mình sang phải 30 phút, trở lại nằm nguyên vị trong 2 – 3 giờ. Mỗi tuần một lần, cộng 3 lần. Nhiều nhất không quá 10 lần, củng cố nửa năm (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Dùng kim dài 8 tấc châm vào mũi nhọn xương ức (chấn thủy) tạo thành góc 300 với mặt da, luồn dưới da tới huyệt Hoang Du bên trái, khi thấy kim nặng, đổi thành góc 15 độ, không vê xoay nâng kim trong 40 phút, trước khi rút kim thì dùng thủ pháp rung lắc khoảng 10-15 lần. Châm xong nằm yên hai giờ, mỗi tuần hoặc cách ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Lấy huyệt: Dùng kim dài 3 thốn trở lên, châm xiên từ huyệt Trung Quản (làm thành góc 120 đến 150 so với mặt da) xuyên đến huyệt Thiên Khu, dùng thủ pháp vê xoay một hướng, đợi khi kim nâng đẩy mà không ra thì dùng cách gãi kim theo góc cong, ngón cái hướng ra sau, mỗi lần làm liên tiếp 100 cái, lưu kim 30 phút, kích thích ba bốn lần. Khi tự cảm thấy dạ dày được nâng lên là tốt. Làm 12 lần là một liệu trình (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu)

- Dùng kim dài khoảng 3 thốn trở lên, châm huyệt Đê Vị xiên mũi kim hướng đến huyệt Thiên Khu, sâu 2,5 thốn. Cọ kim theo đường cong ngón cái hướng ra sau, mỗi lần làm liên tiếp 100 cái, lưu kim 30 phút, kích thích ba bốn lần. Khi tự cảm thấy dạ dày được nâng lên là tốt. Làm 12 lần là một liệu trình (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

- Dùng điếu ngải hay ngải nhung cứu huyệt Bá hội ngày hai lần (sáng, tối một lần), mỗi lần 30 phút, 12 lần là một liệu trình (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

+ Hà Chu Trí trong’Trung Quốc Châm Cứu’:chỉ châm các du huyệt: Can Du, Đởm Du, Tỳ Du, Vị Du. Châm xiên 15-20o sâu 1-1,5 thốn, lưukim 30 phút.

+ Mạnh Chiêu Mẫn: Trung Quản, Thiên Xu, Khí Hải, Túc Tam Lý. Dùng nhiệt bổ pháp, lưu kim 10-20 phút.

+ Phương Tuyển Thư của Tứ Xuyên Trung Y: Thủy châm nước muối sinh lý 2% vào các huyệt Thượng Quản, Trung Quản, Vị Du, Tỳ Du, Túc Tam Lý.

Nhĩ Châm

Chọn huyệt Vị, Giao cảm, Bì chất hạ, Can. Dùng phương pháp dán thuốc vào huyệt hai bên tai. Cách ngày dán một lần, 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu).

Điện Châm

Vị thượng, Trung quản.

Sau khi châm, xung điện khoảng 20 phút. Cách ngày châm một lần. 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu)

CHÂM CỨU THỰC HÀNH

I -CÁC BỆNH SỐT

1. Bệnh sốt cao

2.Cảm nắng và trúng nắng

3. Sốt rét cơn

4.Bệnh cảm mạo

5.Bệnh cúm

II CÁC BỆNH VỀ HỆ HÔ HẤP

1.Bệnh ho

2.Bệnh hen

3.Bệnh xuyễn

4.Bệnh thập thò đuôi lươn

5.Dị ứng hô hấp

III BỆNH PHONG THẤP

1.Tê thấp

2.Thấp khớp cấp

3.Thấp khớp kinh

4.Bệnh tim

5.Bệnh đau khớp vai lưng

6.Bệnh đau cánh tay

7.Bệnh đau lưng

IVBỆNH VỀ TIÊU HÓA

1. Rối loạn tiêu hóa

2. Nôn mửa

3. Iả chảy

4. Táo bón

5. Bệnh thổ tả

6. Bệnh lỵ

7. Bệnh đau viêm lóet dạ dầy, hành tá tràng

8. Viêm ruột thừa cấp

9. Bệnh đại tiện ra máu

10.bệnh viêm loét đại tràng

V. BỆNH VỀ GAN MẬT

1.Bệnh vàng da

2.Giun chui nống mật

VI. BỆNH VỀ BÀI TIẾT

1. Bí đái

2. Đái đục

3. Sỏi thận- Sỏi bàng quang

4. Bệnh phù nề

5. Bệnh cổ trướng

6. U xơ tiền liệt tuyến

VII- BỆNH VỀ SINH DỤC

1. Bệnh di tinh

2. Bệnh liệt dương

VIII- BỆNH VỀ THẦN KINH VÀ TINH THẦN

1.Bệnh mất ngủ

2.Đau đầu

3.Bệnh suy nhược thần kinh

4.Bệnh huyết áp cao

5.Bệnh huyết áp thấp

6.Bệnh viêm nãoB

7.Bệnh đau cột sống

8.Đau đau thần kinh toạ

9.Đau vùng sườn

10. Đau tức ngực

11. Động kinh

12.bệnh bại liệt

13.liệt mặt

14.Di chứng viêm não

15.Câm điếc

16. U não

17. Ung thư mũi họng

18. Ung thư tuyến vú

19. Ung thư tuyến giáp trạng

20. Ung thư thực quản

21. Ung thư thận

22. Ung thư tế bào

23. Ung thư ruột

24. Ung thư phổi

25. Ung thư họng

26. Ung thư dạ dày

27. Ung thư bàng quang

28. Ung thư buồng trứng

29. Ung thư cổ tử cung

X- BỆNH TRẺ EM

1.Ho gà

2.Đái dầm

3.Lòi dom

4.Cam tích

5.mồ hôi nhiều

XI- BỆNH VỀ, RĂNG VÀ TAI MŨI HỌNG

1.Lẹo mắt

2.Cam nhắm mắt

3.Bệnh lác mắt

4.Đau mắt cấp

5.bệnh sụp mi mắt

6.Hoa mắt, mờ mắt, tối mắt

7.Quáng gà

8.Nhức răng

9.Thối tai, ù tai

10.chảy máu mũi

11.Mũi chảy nước hôi thối

12.Viêm xoang

XII-BỆNH NGOÀI DA

1.Mụn nhọt

2.Đinh

3.Bệnh đơn độc

4.Chàm

5.Bệnh quai bị

6.Bênh tràng nhạc

7.Bướu cổ

8. Nổi mẩn đau ngứa

9.Bệnh trĩ

XIII- CẤP CỨU

1.Hôn mê bất tỉnh

2.Bệnh liệt nửa người

3.Cấp kinh phong

4.Bệnh mạn kinh

5.Chứng chướng bế

XIV- TẠP CHỨNG

1.Vẹo cổ cấp

2.Da thịt máy động

3.Cước khí

4.Chóng mặt, sầm tối mặt

XV- ĐAU MỎI TRONG LAO ĐỘNG

1.Bệnh đau mỏi gân xương

2. Bảng tra huyệt

3.Bệnh bòng gân sai trẹo khớp, tụ huyết

 


Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc như một sự tri ân với tác giả. Xin cảm ơn!
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.com chỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH