Bệnh nhân bụng to như cái trống, chân tay gầy hoặc có lúc chân tay phù rồi sau dồn cả vào bụng.
a- Phân loại thể bệnh:
1- Thuộc thực chứng: Bụng trướng, rắn chắc, có khi sốt, ỉa táo, đái vàng xẻn, tinh thần tỉnh táo, cử động còn nhanh nhẹn, tiếng nói to, mạch huyền sác, hữu lực.
2- Thuộc hư chứng: Bụng trướng nhưng không rắn lắm, tinh thần yếu đuối, cử động nhọc mệt, sắc xanh nhợt, đái trong ỉa lỏng, chân tay mát lạnh, mặc trầm hư, vô lực.
b- Lý:
- Thấp nhiệt thương tỳ, tràng vị không thông (vị thực tích) (cổ trướng thể thực)
- Tỳ vị hư, cổ trướng thể thực: Thanh trừ thấp nhiệt, thông lợi tràng vị
c- Pháp:
- Trị cổ trướng thể thực: Thanh trừ thấp nhiệt, thông lợi tràng vị
- Trị cổ trường thể hư: Kiện tỳ vị, lợi thấp, điều khí.
d- Phương huyệt:
- Trị cổ trước thể thực:
1- Trung quản
2- Thiên khu
3- Đại tràng du
4- Phong long
5- Khúc tuyền
6- Trung cực
Tất cả đều châm tả, dùng thường xuyên các huyệt 1, 2, 4, 6 còn lại luân lưu xen kẽ.
- Trị cổ trướng thể hư
1- Thủy phân
2- Trung quản
3- Khí hải
4- Quan nguyên
5- Can du
6- Túc tam lý
7- Công tôn
8- Âm lăng tuyền
Tất cả đều châm bổ hoặc cứu, dùng thường xuyên các huyệt 1, 4, 7, 8, còn lại luân lưu xen kẽ.
đ- Gia giảm:
- Có tức ngực, khó thở, ấn vào bụng không lõm (là khí cổ) thêm Đản trung, Khí hộ, Khí hải.
- Bụng to có đủ triệu chứng, giun (trùng cốt) thì dùng thuốc hạ trùng, giun ra hết mới khỏi, rồi bồi bổ sau.
- Bụng có gân xanh nổi lên, đại tiện ra máu tươi hoặc phân đên (là huyết cổ) thêm: Cách du, Chương môn, Can du.
- Bụng trướng to, trông mọng, ấn lõm lâu mơi lên, ngực tức hay thở (là thủy cổ) châm thêm Thủy đạo, cứu Thủy phân.
Nếu có những phụ chứng khác kèm theo, tham khảo chứng đó trong sách này để mà điều trị.
e- Giải thích cách dùng huyệt: Tả trung quản, Thiên khu, Đại tràng du để sơ thông trạng vị, tiêu tích trệ, Phong long để tiêu đờm.
Bổ khúc tuyền (là huyệt mẹ của can) để bổ Trung cực để thông bàng quang, lợi tiểu.
Nếu can hư nhiều thì bổ thêm Can du, Kỳ môn (Du, Mộ huyệt) để điều hòa âm dương. Trong hư chứng bổ trung quản, Túc tam lý để kiện vị tiêu đàn trọc khí, Can du để bổ can hòa vị, Khí hải, Quan nguyên để bổ khí hải tráng dương: Công tôn, Âm lăng tuyền để kiện tỳ lợi thấp.
Khi bệnh đã đỡ nhiều, nên theo phép bổ (đã nói ở chương II) để củng cố kết quả điều trị.
Bệnh nhân phải dùng những thức ăn bổ nhưng dễ tiêu, kiêng phòng dục, rèn luyện thân thể, xoa bụng, xoa lưng, vặn cổ tay, cổ chân (như đã hướng dẫn ở mục phòng bệnh). Cấm phòng dụng và lội bùn lâu bị tái phái không chữa được.
Đây là một chứng nan y, Chúng tôi đã châm được 26 ca cả thủy cổ, huyết cổ và khí cổ có kết quả tốt.
7. Bệnh đau viêm lóet dạ dầy, hành tá tràng
16. U não
17. Ung thư mũi họng
19. Ung thư tuyến giáp trạng
3.Bệnh bòng gân sai trẹo khớp, tụ huyết