a- Triệu chứng phân loại:
1- Chứng thực: Đau nhói trước vùng tim từng cơn, khó thở như bị tắt nghẽn, mạch hồng sác, sợ nóng không ưa nắn bóp.
2- Chứng hư: Da xanh, môi nhợt, khó thở như hắt hơi, tiếng nhỏ mạch hoãn, ưa xoa bóp, khi ngủ hay mơ mộng giật mình hồi hộp.
b- Lý: Thuỷ đình tâm hạ, bị phong thấp nhiệt độc hoặc các chứng đau nhức khác.
c- Pháp: Trấn tâm an thần đại bổ khí huyết, điều chỉnh tuần hoàn.
- Kiện tỳ trừ ẩm, lợi thủy giải độc, tiêu viêm
- Tư âm giáng hoả.
d- Phương huyệt:
1- Thiên ứng
2- Nội quan
3- Cự khuyết
4- Thần môn
5- Công tôn
6- Đản trung
7- Tâm du
đ- Gia giảm: Nếu đau miên nhẹ thì thêm Thông lý. Chi chính, đau nhói từng cơn thêm Âm khích, Âm hư hoả động thêm Tam âm giao, có đờm ẩm thêm Trung quản, Phong long, âm lăng, lúc đầu tả, sau bổ kiện tỳ tiêu đờm ẩm.
e- Giải thích cách dùng huyệt: Cự khuyết là huyệt Mộ của kinh tâm, chứng thực nhiệt châm trước tả sau bình bổ bình tả, chứng hư châm bổ.
- Thần môn: Là Du huyệt của kinh tâm dùng chữa bệnh của bản kinh, hư thì bổ để trấn tâm an thần, Thực thì tả để thanh tâm an thần.
- Nội quan: Thông với âm duy mạch.
- Công tôn: thông với xung mạch theo bát mạch, giao hội phối hợp hai mạch này, giao hội ở tâm ngực để chữa bệnh tâm.
- Đản trung: là khí hội để đại bổ tâm khí
Bệnh thuộc hư chứng thì từ đầu đến cuối đều châm bổ hoặc cứu, Bệnh thuộc chứng thực giai đoạn đầu châm tả, sau bình bổ bình tả.
Xoa bóp: Bấm, ấn huyệt trên thường xuyên, xoa vuốt vùng ngực, cổ chân tay
7. Bệnh đau viêm lóet dạ dầy, hành tá tràng
16. U não
17. Ung thư mũi họng
19. Ung thư tuyến giáp trạng
3.Bệnh bòng gân sai trẹo khớp, tụ huyết