Đây là một hội chứng ỉa mửa rất cấp bách, đau bụng, trên nôn mửa, dưới ỉa dữ dội nhưng không bao gồm cả bệnh dịch tả.
Gặp nhiều những thể nặng, nên kết hợp đông y và tây y
a- Triệu chứng:
1- Hàn hoắc loạn: Bụng đau, đầy, nôn mửa ra nước trong mùi tanh, lúc đầu ỉa ra một ít phân sau ra toàn nước như nước gạo, chân tay giá lạnh, sắc xanh xám, da nhăn nheo, tiếng nói nhỏ, khàn, rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch trầm vi: có hiện tượng vong dương.
2- Nhiệt hoắc loạn: Nôn ra nước vàng hoặc nôn khan, ỉa ra nước vàng, nâu, ỉa tháo vọt, thối khẳn, khát nước, buồn bực, chuyển gân co rút, mắt trũng, da nhăn nheo, rêu lưỡi vàng khô sáp, có khi lưỡi đen, mạch trầm sác, có hiện vong âm (kiệt hết chân âm)
3- Can hoắc loạn: Đau bụng như cắt ruột, đầy chướng, muốn nôn không tả nhưng không nôn không ỉa được, buồn bực vật vã, móng tay, móng chân xanh xám, mạch trầm phục, bệnh nguy cấp.
b- Lý: Ngoài phong hàn thử thấp, trong ăn uống bị độc gây ra.
c- Pháp: Điều hoà tràng vị, chỉ thổ tả.
d- Phương huyệt: (chung cho cả 3 loại)
1- Thượng quản
2- Hạ quản
3 – Khúc trì
4 – Khúc trạch
5 - Thuỷ phân
6 – Thiên khu
7- Quan nguyên
8- Tam âm giao (châm bổ hoặc cứu)
9 - Phục lưư ( Châm bổ hoặc cứu)
10- Thái khê (châm bổ hoặc cứư)
11- Thừa sơn
12- Uỷ trung
13- Nội đình
Biệnh chứng: Bổ tả
- Trong hàn hắc loạn
Nếu thổ nhiều cứu Thượng quản, đi tả nhiều cứu hạ quản, Quan nguyên, Thiên khu, Túc tam lý (hoặc châm bổ) là chính.
- Trong nhiệt hoắc loạn:
Nếu thổ nhiều châm Tả Thượng quản, xuất huyết Khúc trạch, tả Khúc trì, nếu ỉa nhiều, châm tả Hạ quản, xuất huyết Uỷ trung, châm tả Nội đình, Khúc trì.
- Trọng can hoắc loạn: Châm cho ra máu nhẹ Khúc trạch, Uỷ trung, Khúc trì chưa đỡ thêm Nội đình.
e- Giải thích cách dùng huyệt: Nội đình thành vị, Khúc trì thanh tràng càng thổ tả nhiểu, càng mất nước, dùng Thái khê, Phục lưu, Tam âm gia để bổ thận tư âm tráng thuỷ (hàn thì cứu, nhiệt thị châm bổ) Thừa sơn chữa rút gân co quắp, Thuỷ phân chỉ dùng lúc mới để lợi tiểu, nếu đái được rồi ỉa nhiều nước hoặc bị lâu, có hiện tượng mất nước thì không dùng huyệt này nữa, hàn thì cứu, nhiệt thì châm.
Xoa bóp: Điểm huyệt trên, kết hợp bù nước chống nôn bằng gừng tươi và đường muối …
7. Bệnh đau viêm lóet dạ dầy, hành tá tràng
16. U não
17. Ung thư mũi họng
19. Ung thư tuyến giáp trạng
3.Bệnh bòng gân sai trẹo khớp, tụ huyết