Chế độ ăn cho bệnh viêm khớp dạng thấp

* Lý luận Đông y

Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh Phong thấp thuộc phạm vi chứng Tý của y học cổ truyền. Bệnh biểu hiện rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt. Phong và thấp là hai yếu tố gây bệnh luôn đi kèm với bệnh viêm khớp mãn tính.

Theo thuyết Ngũ hành, Tỳ Vị thuộc Thổ, Thổ khí là loại khí đối kháng với thấp khí. Nếu Tỳ Vị sung mãn sẽ giúp tiêu trừ thấp khí, tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Khi “huyết hành, phong sẽ tự diệt”, những điểm ứ trệ khí huyết gây tê, đau cũng sẽ dần dần được giải tỏa.

Do đó, ngoài việc bổ Can Thận, sơ phong tán thấp thì việc kiện Tỳ, bổ khí là khâu chủ đạo trong phép chữa bệnh thấp khớp.

Tỳ Vị là cơ quan thu nạp và chuyển hoá thức ăn. Tỳ lại “chủ tứ chi và cơ nhục” nên chế độ ăn uống và vận động hợp lý có liên quan mật thiết đến thịnh suy của Tỳ. Dù có dùng thuốc hay không thì chế độ ăn uống và luyện tập thể lực luôn là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và điều trị viêm khớp.

Theo đó, những vật thực cay, ấm, dễ tiêu và việc ăn uống tiết độ có thể phát huy vị khí. Trái lại, “Tỳ ố thấp”, những thức ăn hàn, lạnh đình tích khó tiêu, dễ sinh thấp khí sẽ làm trệ Tỳ. Ngoài ra, việc ăn nhiều protein động vật dễ sinh ra nhiều chất cặn bã không được phân giải tốt, bám vào các tổ chức bị xơ hoá hoặc vôi hoá chung quanh khớp có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

Bên cạnh đó, chúng tôi thường khuyên bệnh nhân phải kiêng cữ một số vật thực được cho là có phong, hay sinh phong như thịt gà, bò, tôm, cá biển...

* Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp

Nếu bệnh đã diễn tiến nhiều năm, các khớp đã bị biến dạng, liệu pháp tự nhiên không thể phục hồi nguyên vẹn các khớp nhưng có thể giúp người bệnh giảm bớt đau đớn và không phải lệ thuộc vào những loại thuốc độc hại.

Giảm cân: Việc giảm cân nặng cơ thể sẽ giúp ích cho bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp nếu có hiện tượng quá cân, giảm cân giúp giảm áp lực cơ thể lên các khớp ở chân, giảm sự phá hủy khớp, giúp giảm đau và giảm cứng khớp.

Glucose: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng. Nếu bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp đang được dùng các loại thuốc có corticoid (cortison, prednisolon, medexa…), cần tránh các thức ăn có nhiều đường như bánh ngọt, chè…

Protein: Dùng 50 g thịt, 100 g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, ngêu sò, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

Lipid: Một số nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Những thức ăn chứa lượng cao chất béo bão hòa là các sản phẩm động vật, thịt lợn hun khói, thịt bò, bơ… có thể làm tăng prostaglandin. Prostaglandin là chất gây ra viêm, đau, sưng và phá hủy khớp ở những người viêm khớp dạng thấp.

Thêm vào đó, thịt động vật chứa lượng lớn acid arachidonic, một acid béo biến đổi thành hóa chất tiền viêm trong cơ thể. Một số người Viêm khớp dạng thấp khi dùng chế độ ăn chay sẽ giảm được triệu chứng đau và cứng khớp.

Bệnh nhân cũng không nên dùng quá 20 g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng...

Acid béo hệ Omega-3 có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch, giảm phản ứng trong viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ...

Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng những liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả khá hứa hẹn: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

Acid béo omega-6 là một loại dầu thực vật chứa acid linoleic. Nó tồn tại trong dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hướng dương, mầm lúa mì, dầu mè. Tiêu thụ quá mức acid béo omega-6 có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và ung thư, nó cũng có thể kích thích phản ứng viêm hoặc bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Vitamin và khoáng chất: Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa vitamin E (đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, ...)có tác dụng giảm đau chống viêm.

Còn beta-carotene (tiền Vitamin A) có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ cũng có công dụng tương tự.

Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương khớp.

Acid folic là một vitamin B trong thức ăn và cũng có thể bổ sung từ ngoài. Khi bệnh nhân Viêm khớp dạng thấp điều trị bằng methotrexate thì phải bổ sung acid folic để tạo tế bào hồng cầu. Bổ sung acid folic còn giúp giảm triệu chứng đau và phản ứng viêm cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Selenium giúp chống lại gốc tự do gây tổn thương mô cơ thể. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, người bị Viêm khớp dạng thấp có sự giảm selenium trong máu và cần bổ sung. Nếu người bệnh Viêm khớp dạng thấp có dùng corticoide thì cần thiết phải bổ sung canxi và vitamin D giúp củng cố xương.

Trường hợp này cũng nên ăn hoặc uống các chất có nhiều canxi như sữa và các sản phẩm của sữa (pho mát, sữa tươi, chua…) và nên ăn thức ăn giàu kali (chuối tiêu, rau cải, quả khô…).

Rau xanh và chất xơ: Những chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng, những yếu tố hữu ích cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ trong bệnh thấp khớp.

Thật vậy các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc vàng có chứa nhiều chất chống oxy hoá như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và Vit C có thể phòng chống hiệu quả các chứng bệnh viêm khớp.

Ăn ngũ cốc thô và rau quả tươi thay thế cho phần lớn những loại thực phẩm công nghiệp hoặc chế độ ăn có nhiều đạm động vật là yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị loại bệnh này.Mặt khác, lớp vỏ ngoài của các loại ngũ cốc có nhiều sinh tố nhóm B.

Theo Đông y, lớp vỏ ngoài thuộc dương, tính ấm có tác dụng hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và việc tăng cường khí hóa của Tỳ Vị.

Nên dùng trên 300 g rau và 200 g hoa quả mỗi ngày. Chất xơ trong rau trái giúp giảm cholesterol máu, tránh táo bón (vốn là tình trạng thường gặp ở người bệnh khớp).

Món ăn cho viêm khớp dạng thấp

Trong Đông y có nhiều phương trị liệu cho bệnh viêm đa khớp dạng thấp, nhưng đặc biệt hơn là những món ăn thuốc cũng có giá trị chữa chứng này hiệu quả, nhất là đối với người ngại uống thuốc.

Đông y khuyên trong ăn uống đối với chứng bệnh này cần ăn những thức ăn thanh đạm, mát, lại có tác dụng thanh nhiệt như rau cần, rau mã thầy, sọ hoa cúc, câu kỷ tử, thảo đầu, mã lan đầu... ăn nhiều hoa quả như dưa hấu, nước mía, nước lê, nước mã thầy..., kiêng ăn những thức cay gây kích thích như ớt, gừng, tỏi, quế...

Để cùng tham khảo và có thể áp dụng những món ăn thuốc đã có nhiều hiệu nghiệm trong chữa trị chứng bệnh này, Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn xin giới thiệu một số cách sau:

Lươn với rượu:

- Lươn loại to (mỗi con trên 500g) 4-6 con, rượu một ít.

- Lấy rượu cho vào lươn đảo đều, khi thấy lươn đã ráo lấy ra bỏ ruột sấy khô, tán nhỏ thành bột cất đi sử dụng dần.

- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g trộn với 2 thìa canh rượu, rồi chiêu với nước sôi.

Rượu HC:

- Xương bò 60g (thay xương hổ), sừng linh dương 60g, thược dược phiến 60g, rượu trắng 100g.

- Thuốc cho vào trong túi vải để ngâm trong rượu trắng sau 10 ngày lấy ra uống.

- Ngày uống một lần, mỗi lần một chén con (30ml) vào lúc đói.

Lộc nhung, câu kỷ tử:

- Lộc nhung (nhung hươu) 5g, câu kỷ tử 20g, rượu trắng 1 lít,

- Cho nhung hươu và câu kỷ tử vào rượu trắng ngâm trong bình đậy kín nắp, sau một tuần là sử dụng được. Mỗi ngày uống một lần, mỗi lần uống một chén (chừng 25-40ml), cứ 15 ngày là một liệu trình

Món đu đủ, mễ nhân:

- Đu đủ 10g, mễ nhân sống 30g,

- Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một bát to nước, để nhỏ lửa đun khi thấy mễ nhân nhừ thì cho vào một thìa đường trắng, rồi sấy khô và bắc ra.

- Sử dụng làm bữa ăn điểm tâm. Cần ăn một thời gian dài.

Món thịt mèo và tỏi:

- Thịt mèo 250g, tỏi 30g, dầu, muối, mì chính.

- Rửa sạch thịt mèo, thái miếng, tỏi bóc bỏ vỏ, cho cả 2 thứ vào nồi, cho các thứ dầu, muối hầm nhừ cho mì chính vào là đem ra ăn.

Thịt dê và cà rốt:

- Thịt dê 500g, cà rốt 250g, gia vị vừa đủ.

- Cà rốt và thịt dê rửa sạch thái miếng, ướp gừng tươi xào trong chảo dầu nóng 5 phút, sau cho chút rượu, xì dầu, muối tinh, nước vừa đủ, hầm nhừ trong 15 phút, sau đó cho vào nồi đất cùng vỏ quýt và 3 bát nước, đun to lửa đun đến sôi, hạ nhỏ lửa, đun thêm 2 giờ nữa cho thật nhừ mới bắc ra, sử dụng làm thức ăn kèm trong bữa cơm.

Rượu nếp ngũ gia bì:

- Ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, men rượu vừa đủ.

- Rửa sạch ngũ gia bì, ngâm sạch, sau sắc lấy 2 lần nước thuốc rồi cho gạo nếp vào nấu thành cơm khô, rải ra mẹt hay ngâm chờ nguội thì rắc men rượu vào trộn đều đưa đi ủ như làm rượu nếp cái.

- Khi được hằng ngày ăn 2 lần, mỗi lần một bát nhỏ.

Chế độ ăn bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân dẫn tới viêm khớp xương rất nhiều: tổn thương, lao động mệt mỏi, bị lạnh, béo mập, ít hoạt động, dinh dưỡng thiếu, môi trường lao động quá ẩm ướt lạnh giá....

Đông y cho rằng, người ta đến tuổi trung niên chức năng gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, lại thêm mệt mỏi kéo dài, giá lạnh xâm nhập, khí huyết lưu thông bị ngăn cản gây ra các chứng bệnh về khớp. Đông y cũng có nhiều phương pháp điều trị.

Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc một số món ăn bài thuốc điều trị chứng bệnh thoái hóa khớp

Nguyên tắc ăn uống

Tại giai đoạn phát cơn, khớp sưng đau rõ rệt, có khi kèm nóng, đỏ ở các mức độ khác nhau, nên ăn uống thanh đạm, chủ yếu các thức ăn giải nhiệt, thông ẩm như dưa hấu, bí xanh, ngó sen, đậu phụ... kiêng ăn các thức cay nóng, nướng, quay trợ hoả hoặc mỡ béo, ngọt sinh ẩm như ớt, rượu, thịt mỡ, thịt dê...

Ở giai đoạn giải trừ dần, do căn bản là gan thận không đầy đủ, gân xương mất nuôi dưỡng, do vậy ăn uống nên bồi ẩm, chủ yếu là các thức ăn bổ lách tiêu ẩm như hồng táo, ý dĩ nhân, thịt chó, thịt dê...

Bệnh này là sự suy thoái dạng toàn thân biểu hiện cục bộ ở khớp gối, nên chữa trị cần chú ý chăm sóc toàn thân như ăn sữa bò, sữa đậu nành, xích đậu, đại táo...

Đây là bệnh có tổn thương sụn khớp nên cần ăn nhiều thức ăn có giàu chất sụn và có lợi cho việc sửa chữa khôi phục sụn khớp như vây cá, tai lợn, gân móng khuỷu, xương sườn thực phẩm có mai vỏ, như cua, tôm tép, trứng ngâm dấm...

Chế độ ăn có chứa nhiều beta-carotenoit bao gồm cryptoxanthine, zeaxanthin, lutein và lycopene – các chất có trong cam quýt, cà chua, lá rau xanh và các loại hoa quả có màu vàng cam khác có tác dụng rất tốt trong việc giảm nguy cơ viêm khớp đầu gối.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích các số liệu trong một cuộc nghiên cứu gồm 25000 người tham gia về tác dụng của các loại carotenoit đối với bệnh viêm khớp. Những người tham gia vào nghiên cứu được theo dõi trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2001 và họ phải ghi chép cụ thể chế độ ăn uống của mình.

Kết quả cho thấy 1/3 số người trong top đầu của danh sách được bổ sung nhiều zeaxanthin and beta-cryptoxanthin có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp thấp hơn nhiều so với 1/3 số người trong top sau được bổ sung ít các chất này nhất. Việc bổ sung lượng zeaxanthin hàng ngày giúp làm giảm 20% số người bị viêm khớp, còn việc bổ sung lượng beta-cryptoxanthin hàng ngày giúp làm giảm tới 40% số người viêm khớp so với việc hạn chế ăn các chất này.

Tuy nhiên không phải tất cả các carotenoit đều có tác dụng bảo vệ đối với viêm xương khớp. Trái lại hai loại carotenoit khác là delta and gamma tocopherols tìm thấy trong đậu xanh, dầu cọ và các loại dầu khác được ghi nhận làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc căn bệnh này.

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết vitamin C (có nhiều trong các loại trái cây có múi) rất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt giúp bảo vệ sụn tránh hiện tượng thoái hóa và rạn nứt. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại cho thấy việc bổ sung quá nhiều vitamin C cũng làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp. Do vậy chúng ta chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ chất này. Bên cạnh đó sự thiếu hụt vitamin D và E cũng làm tăng nguy cơ thu hẹp đĩa khớp và đẩy nhanh tiến triển của bệnh viêm khớp.

Như đã nói ở trên, việc giảm cân là rất cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, cần lựa chọn chế độ ăn giúp giảm cân hợp lí để phòng ngừa tiến triển nặng hơn của bệnh lý viêm khớp.

Hiện nay nhiều người vội vàng lao vào các chương trình và chế độ ăn giảm cân cấp tốc bằng việc giảm lượng cacbonhydrat mà không hề cân nhắc tới những ảnh hưởng có thể xảy ra. Họ nghĩ rằng ăn ít cacbonhydrat sẽ làm cho cơ thể đốt cháy lượng cacbonhydrat dự trữ để sinh năng lượng từ đó giải phóng được nhiều nước, tiếp đó cơ thể cũng bắt đầu đốt cháy chất béo và nhờ đó mà cân nặng được giảm đi.

Tuy nhiên theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, việc ăn ít hơn 130g cacbonhydrat mỗi ngày sẽ dẫn đến việc hình thành keton trong máu, từ đó làm tăng lượng axit uric và đây cũng chính là lý do làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout – một chứng bệnh gây nhiều đau đớn nhất trong các bệnh viêm khớp. Thêm vào đó việc ăn ít cacbonhydrat còn làm tăng nguy cơ bị loãng xương.

Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp hoặc Gút cao, vì vậy cần giảm cân theo chế độ ăn kiêng từ từ, nhằm giảm tối đa những chấn động trên khớp. Người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

- Đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp và viêm đa khớp dạng thấp, cần cung cấp lượng đạm nhiều hơn. Nên ăn thịt heo, thịt gia cầm, cá biển, tôm, cua, sò... ăn nhiều rau và trái cây tươi.

- Đối với bệnh nhân Gút, cần hạn chế đạm để giảm lượng axit uric trong máu và tinh thể uric trong khớp. Nên hạn chế ăn các loại thịt, nội tạng, cá, trứng, xúc xích, các loại đậu, măng tây, nấm, súp lơ. Đặc biệt phải tránh rượu, thuốc lá, cà phê, trà.

Tác dụng kháng oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương- khớp. Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm hẳn sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày.

Một số món ăn bài thuốc

Bài 1: Bí xanh 500g, xương sườn của lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.

Bài 2: Mướp tươi 250g, đậu phụ 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3: Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.

Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g, không dùng đường nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa, giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.

Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn 1 bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.

Bài 6: Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.

Bài 7:Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh.

Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày 1 thang, có tác dụng thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ.

Thực phẩm trong bệnh khớp

I. Thực phẩm cải thiện bệnh viêm khớp

Chế độ ăn cho các bệnh nhân bao gồm các loại hoa quả có chứa hàm lượng phần trăm vitamin C cao như: cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài…

Táo là loại quả rất quan trọng vì nó có khả năng chống lại các phản ứng viêm.

Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng chống viêm như: tảo bẹ, Nghệ , nấm và trà xanh.

Rau củ nên được xem như là thành phần chính trong chế độ ăn của bệnh nhân. Một số loại như: Cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu.

Cácloại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng… rất giàu a-xít béo Omega 3 - chất quan trọng để hạn chế viêm.

Một nhóm thực phẩm không thể thiếulà ngũ cốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen... Cáclương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.

Thảo dược và các loại gia vịgiúp chống lại những phản ứng có hại đối cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương.

Các nguồn thức ăn giàu magiê cũng được khuyên nên ăn như: chuối, quả mơ, đậu, rau có lá.

* 6 nhóm thực phẩm dưới đây được xem là đầu bảng.

1. Cá béo

Cá béo hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào giàu axít béo Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá trích, đậu nành, hạt lanh, dầu thực vật, dầu bí ngô đều tốt cho người bệnh thấp khớp. Sở dĩ mỡ Omega-3 tốt là do nó làm giảm quá trình sản xuất các loại hoá chất gây viêm nhiễm, xưng khuỷu khớp, ức chế các loại enzymnes làm tăng bệnh. Ngoài ra, cá béo còn chứa nhiều Vitamin D, làm giảm tấy đỏ và giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Theo nghiên cứu mang tên WHS thực hiện ở 30.000 phụ nữ trong 11 năm phát hiện thấy, những người dùng 200 đơn vị quốc tế (IU) tức khoảng 3 aoxơ cá mòi/ngày giảm được 33% khả năng phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp so với nhóm không ăn cá này. Ngoài ra, có thể uống hai cốc sữa có hàm lượng chất béo thấp cũng có thể cung cấp 200 IU/ngày nếu không ăn cá béo. Nên tắm nắng mỗi ngày 10-15 phút cũng có tác dụng tích cực.

2. Dầu ôliu

Dầu ôliu giàu hợp chất Oleocanthal ngăn chặn các enzyme tham gia vào quá trình gây viêm nhiễm. Theo nghiên cứu do Trung tâm Hoá sinh Philadelphia, Mỹ thực hiện, trung bình cứ 3 thìa cà phê dầu ôliu có tác dụng tương tự 1 liều thuốc Ibuprofen. Như vậy, tuy lượng dùng rất nhỏ nhưng giá trị lại rất lớn, ngoài ra 1 thìa cà phê dầu ôliu còn có chứa tới 119 calo. Có thể ăn bằng cách cho vào xa lát, bơ, bánh mì..., mỗi ngày ăn 1 thìa cà phê.

3. Ớt ngọt, quả chua và trái cây giàu Vitamin C

Vitamin C có tác dụng bảo vệ callagen, một thành phần chính của sụn, nếu thiếu thành phần này sụn sẽ yếu và rủi ro gia tăng bệnh rất cao. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Canada được thực hiện ở 1.317 đàn ông dùng 1.500mg Vitamin C/ngày bằng ăn uống đã giảm được tới 45% rủi ro mắc bệnh gút (một dạng của bệnh thấp khớp) so với nhóm dùng 250mg/ngày.

Trườnghợp mắc bệnh viêm xương khớp (Osteoarthritis) thì không nên lạm dụng Vitamin C liều cao (từ 1.500-2.500mg/ngày) kéo dài từ 8 tháng trở lên. Để mang lại lợi ích cao nhất nên dùng từ 200-500mg/ngày. Nên tăng cường thực phẩm giàu Vitamin C (tốt hơn là dùng thuốc bổ), các loại rau như bông cải, xúp lơ có chứa hợp chất indole 3-carbinol còn có tác dụng hạn chế rủi ro mắc bệnh ung thư đặc biệt là ung thư vú ở phụ nữ.

4. Hành tỏi

Kể cả hành ta, hành tây, tỏi, húng, mùi tây, cà rốt, rau diếp ..., đều tốt cho người thấp khớp bởi giàu quercetin, chất chống ôxi hoá rất tiềm ẩn, có tác dụng ức chế các hoá chất gây viêm nhiễm, giống như tác dụng của thuốc aspirin và Ibuprofen. Ngoài hành tỏi, có thể ăn các loại thực phẩm khác như cải xoăn, cà chua, đào, táo... cũng rất giàu hàm lượng quercetin có lợi cho người mắc bệnh khớp. Mỗi ngày nên ăn khoảng nửa bát thực phẩm giàu quercetin sẽ mang lại lợi ích tích cực nhất.

5. Quả anh đào đỏ (Tart Charries)

Theo một nghiên cứu mới đây do các chuyên gia ĐH Michigan, Mỹ thực hiện trên động vật thì các chế phẩm từ quả anh đào (ở Việt Nam còn ít phổ biến, chủ yếu là nhập ngoại) có tác dụng giảm được tới 50% khả năng gây viêm nhiễm, còn ở người là 56%, nhất là nhóm mắc bệnh viêm xương khớp sau khi dùng viên nhộng được chiết xuất từ loại quả này trong thời gian 8 tuần.

Lợi thế chính có trong quả anh đào đỏ là anthocyanins, chất tạo màu làm cho quả có màu khác với các loại quả khác. Nói cách khác đây là chất chống ôxi hoá tốt cho cơ thể. Mỗi ngày nên ăn 1/2 bát anh đào ở dạng tươi, lạnh đông, sấy khô hoặc đóng hộp, hoặc 240 gam nước ép từ loại quả này.

6. Chè xanh

Theo rất nhiều nghiên cứu thì chè xanh giàu chất chống ôxi hoá có tác dụng giảm đau cho bệnh thấp khớp, đặc biệt là hợp chất có tên là epigallo catechin - 3 gallate (EGCG) có tác dụng hạn chế đau xương nên giúp cho người bệnh dễ chịu. Mỗi ngày nên uống 3-4 cốc nước chè xanh, nên hạn chế đồ uống giàu caffein. Chè xanh là sản phẩm có sẵn, rẻ tiền, giàu Vitamin, dưỡng chất và nhiều lợi ích khác cho con người và cho người mắc bệnh thấp khớp nói riêng.

7. Bắp cải

Với những người bị viêm khớp, nên ăn nhiều bắp cải. Loại rau này giống như một chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp.

8. cà chua

Một thực phẩm khác là cà chua cũng rất tốt cho người bị thấp khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống ôxy hóa. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày thực sự rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn.

II. Những thực phẩm cần tránh

Giảm lượng phốt pho đưa vào cơ thể. Vì nếulượng phốt-pho cao sẽ dẫn đến giảm canxi. Canxi bị mất đi nhiều sẽ làm bệnh tiến triển xấu đi. Thực phẩm giàu phốt-pho là thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến. Thịt đỏ cũng chứa nhiều a-xít uric không tốt cho bệnh nhân.

Thịt đỏ và các sản phẩm bơ sữa cần giảm mặc dù những thực phẩm này rất giàu protein, vitamin và khoáng chất bởi vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng viêm.

Nói không với đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu . Những loại thực phấm hấp dẫn này chứa quá nhiều dầu và chất béo.

Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng vì chúng càng làm cho tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn như ngô, sản phẩm bơ sữa đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt.

Giảm muối, đường và rượu vì chúng làm giảm sự hấp thu can-xi của cơ thể. Ngoài ra, các đồ uống ngọt cũng nên tránh bởi chúng chứa rất nhiều đường và hàm lượng phốt-pho cao. Không nên ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhạt. Cần hạn chế lượng muối ở mức không quá 10 g/ngày và đường ở mức 20 g/ngày.

Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên ăn.

Nghiên cứu gần đây công bố trên Annals of Reumatic Diseases 2008 kết luận uống bia rượu có thể làm giảm đáng kể cơ may bị VKDT. Tại sao như vậy thì các nhà khoa học chưa biết chính xác nhưng cần thiết phải báo bác sĩ điều trị biết việc uống bia rượu vì nó sẽ tương tác với thuốc điều trị, đặc biệt là khi dùng methotrexate mà uống rượu bia thì làm tình trạng nặng nề hơn do sự tổn thương gan.

Ngoài 6 nhóm thực phẩm nên dùng nói trên, những người mắc bệnh thấp khớp nên hạn chế 3 nhóm thực phẩm không có lợi. Một, thực phẩm từ động vật có vỏ, thịt đỏ, nhất là những người mắc bệnh gout vì nó làm tăng axít uric máu, gây đau. Hai, các loại dầu hướng dương, dầu ngô và dầu đậu nành bởi giàu axít Omega-6, làm tăng viêm nhiễm. Ba là thực phẩm giàu đường, thủ phạm gây viêm nhiễm rất mạnh. Chưa hết, đường còn gây nhiều hiểm hoạ khác như tăng cân do giàu calo, làm tăng trọng lượng đè lên các khuỷu khớp, gây đau và gây biến dạng sụn.

Xem tiếp >>

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh

Phần mềm Chế độ ăn chữa bệnh

Danh sách các thực phẩm kỵ nhau khi dùng chung

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày

Chế độ ăn cho bệnh Vô sinh

Xem tiếp bệnh khác ...

Hỏi Thầy Thuốc

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh rối loạn phóng noãn

Chế độ ăn cho bệnh Cao huyết áp

Chế độ ăn cho bệnh Tiểu đường

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày

Chế độ ăn cho bệnh prolactin cao

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh lạc nội mạc tử cung

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh da tay khô bong

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bốc hỏa

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau dây thần kinh số 5

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm thanh quản

Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết não

Chế độ ăn cho bệnh cảm cúm

Chế độ ăn cho bệnh đau lưng

Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa

Chế độ ăn cho bệnh đau nửa đầu

Chế độ ăn uống cho bệnh Đau đầu - nhức đầu

Chế độ ăn uống điều hòa nội tiết tố

Chế độ ăn uống cho bệnh động kinh

Chế độ ăn cho bệnh chóng mặt

Chế độ ăn cho bệnh Máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống cho bệnh nhiệt miệng

Chế độ ăn cho bệnh Gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho bệnh Xơ vữa động mạch

Chế độ ăn cho bệnh thận đa nang

Chế độ ăn cho bệnh sỏi thận

Chế độ ăn cho bệnh Suy thận

Chế độ ăn cho người say nắng

Chế độ ăn cho bệnh áp xe gan

Chế độ ăn uống cho người men gan cao

Chế độ ăn cho người mắc bệnh Viêm gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan A

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan B

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan C

Chế độ ăn uống cho bệnh xơ gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm âm đạo

Chế độ ăn cho Phu nữ có thai

Chế độ ăn cho bệnh Parkinson

Chế độ ăn khi cho con bú

Chế độ ăn khi cho phụ nữ mãn kinh

Chế độ ăn cho bạn gái tuổi dậy thì

Chế độ ăn cho bệnh loãng xương

Chế độ ăn cho bệnh Gout

Chế độ ăn cho bệnh Béo phì

Chế độ ăn cho bệnh Suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho bệnh Huyết áp thấp

Chế độ ăn cho bệnh Tim mạch

Chế độ ăn phòng ngừa tai biến mạch máu não

Chế độ ăn cho bệnh Suy tim

Chế độ ăn cho bệnh Mụn trứng cá

Chế độ ăn làm đẹp da

Chế độ ăn cho bệnh nhược cơ

Chế độ ăn cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm tiền liệt tuyến

Chế độ ăn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Chế độ ăn cho bệnh Viêm đại tràng

Chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu

Chế độ ăn cho bệnh viêm khớp

Chế độ ăn uống cho bệnh vôi hóa xương khớp

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn uống cho bệnh kiết lỵ

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị bẹn

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn cho bệnh Khớp

Chế độ ăn cho bệnh Sỏi mật

Chế độ ăn cho bệnh Thiếu máu

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn kinh nguyệt

Chế độ ăn uống cho bệnh thống kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rong kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh ra mồ hôi

Chế độ ăn uống cho bệnh bế kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rụng tóc

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Chế độ ăn cho bệnh Hen phế quản

Chế độ ăn cho bệnh viêm phế quản

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm xoang

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm họng

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm amidan

Chế độ ăn uống cho bệnh bướu cổ

Chế độ ăn cho bệnh Dị ứng - Mề đay

Chế độ ăn giúp mắt sáng khỏe

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau mắt đỏ

Chế độ ăn cho bệnh Mất ngủ

Chế độ ăn cho bệnh Táo bón

Chế độ ăn uống cho bệnh đại tiện ra máu

Chế độ ăn cho bệnh tắc vòi trứng

Chế độ ăn cho bệnh suy buồng trứng

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới

Chế độ ăn cho bệnh Suy nhược

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật polyp hậu môn

Chế độ ăn uống cho bệnh suy nhược thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh stress

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy cấp

Chế độ ăn uongs kiêng kị cho bệnh thủy đậu

Chế độ ăn cho bệnh tiểu không tự chủ

Chế độ ăn cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm hang vị dạ dày

Chế độ ăn cho người sau mổ cắt dạ dày

Chế độ ăn cho người bị sa dạ dày

Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao

Chế độ ăn giúp trẻ phát triển não bộ

Chế độ ăn giúptrẻ thông minh

Chế độ ăn uống cho trẻ em

Chế độ ăn uống kiêng kị cho trẻ đái dầm

Chế độ ăn uống cho bệnh u não

Chế độ ăn uống cho bệnh quai bị

Chế độ ăn uống cho bệnh sởi

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người gầy muốn tăng cân

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư đang xạ trị

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư bàng quang

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư buồng trứng

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư mũi họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư não

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư ruột

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tế bào

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thận

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư gan

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư phổi

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư vú

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thực đạo

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ vú

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ cổ tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ thần kinh

Chế độ ăn uống kiêng kị khi bị zona thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh yếu sinh lý

Chế độ ăn uống tăng chất lượng tinh trùng

Chế độ ăn uống giúp xương nhanh liền

Chế độ ăn uống cho bệnh sa tử cung(sa dạ con)

Chế độ ăn cho bà bầu

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh giun sán

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh nghiến răng

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm lợi

Chế độ ăn uống cho bệnh tràn dịch màng phổi

Chế độ ăn uống cho bệnh lupus ban đỏ

Chế độ ăn uống cho bệnh da cá

Chế độ ăn uống cho bệnh ho gà

Chế độ ăn uống cho bệnh bạch cầu giảm

Chế độ ăn uống chữa bệnh cường giáp

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tai giữa

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tuyến vú

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh thiếu máu não

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh u mỡ

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho mẹ và bé khi cai sữa

Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng bệnh giun chui ống mật

Chế độ ăn uống phòng và chữa hội chứng buồng trứng đa nang

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm bàng quang

Chế độ ăn uống phòng và chữa thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống phòng và chữa chuột rút hiệu quả

Chế độ ăn phòng và chữa bệnh – Ngày 03/12/2012

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH