Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Có nên ăn lạc khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu không...???

Sau 40 thang thuốc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu của tôi đã ổn định

Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh với nguyên nhân chủ yếu là tự miễn. Triệu chứng cơ bản của bệnh là: lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh, xuất huyết trên da, niêm mạc (chảy máu mũi, chân răng), nặng có thể chảy máu trong nội tạng (chảy máu tiêu hóa, chảy máu não, rong kinh, đái máu...). Việc điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu chủ yếu là: nâng cao miễn dịch, nhằm nâng cao số lượng tiểu cầu, và bù lại lượng máu bị mất. Kinh nghiệm hàng chục năm theo dõi và điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn nhận thấy chế độ ăn uống góp 1 phần quan trọng trong phòng và điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn là đảm bảo đủ năng lượng, đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng. Lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Xuất huyết giảm tiểu cầu ăn gì?

* Tăng cường Protein

Bổ sung đủ chất đạm sẽ giúp bệnh nhân có nhiều nguyên liệu tạo máu hơn và ngăn ngừa thiếu máu.

Nhu cầu protein khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động, nhưng trung bình bạn nên xem xét bổ sung 0,8 - 1g protein/ kg cân nặng/ ngày.

Nguồn protein chất lượng bao gồm thịt nạc, hải sản, cá trứng, sữa, đậu nhưng bạn nên hạn chế ăn thịt

* Bổ sung Vitamin C

Vitamin C sẽ tác động tích cực đến hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời làm tăng tính bền thành mạch, hạn chế hiện tượng chảy máu.

Bạn có thể lấy vitamin C từ trái cây và rau quả. Vitamin C tan trong nước nên nó có thể được hấp thụ một cách dê dàng và sẽ ngay lập tức giúp đỡ trong việc phục hồi số lượng tiểu cầu của cơ thể.

* Thực phẩm giàu vitamin K

Thực phẩm giàu vitamin K có thể giúp tiểu cầu hoạt động đúng. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong chức năng tiểu cầu và đông máu, giúp điều chỉnh các enzyme cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Viện Linus Pauling tại Oregon State University giải thích rằng vitamin K giúp kích hoạt 7 protein tham gia trong dòng thác đông máu.

Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm rau lá xanh như rau diếp và rau mùi tây, ô liu, đậu tương, dầu hạt cải dầu cũng như các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ

Tuy nhiên, Trung tâm Ung thư Abramson của Đại học Pennsylvania cảnh báo không nên ăn rau sống khi bạn có một số lượng tiểu cầu thấp, vì chúng có thể gây ra thiệt hại cho thành ruột của bạn.

* Thực phẩm giàu Vitamin A

Một loại thực phẩm bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu có thể ăn để hỗ trợ chức năng tiểu cầu là những thực phẩm giàu vitamin A, hay retinol. Theo Viện Linus Pauling, Vitamin A đóng vai trò điều hòa các protein được sản xuất trong các tế bào của bạn và giúp tế bào trưởng thành. Cụ thể, vitamin A giúp tế bào gốc trong tủy xương của bạn trưởng thành vào tế bào máu trưởng thành, bao gồm cả tiểu cầu, và những khiếm khuyết trong tín hiệu vitamin A có thể phá vỡ các tế bào máu bình thường trưởng thành.

Các thức ăn giàu vitamin A bao gồm dầu cá, cà rốt, cải xoăn, khoai lang, bí ngô, cũng như các sản phẩm sữa vitamin A tăng cường chất và ngũ cốc.

* Thực phẩm giàu Folic Acid

Axit folic hay vitamin B9, đóng một vai trò trong sự phát triển của một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu. Folic acid thúc đẩy tổng hợp DNA, một bước quan trọng trong phát triển tế bào. Nếu không có tổng hợp DNA thích hợp, tế bào tủy xương của bạn có thể không đúng cách phân chia và làm phát sinh các tế bào máu trưởng thành như tiểu cầu chức năng. Kết quả là, thiếu hụt axit folic dẫn đến tăng trưởng tiểu cầu bất thường.

Một lượng lớn Axit folic được tìm thấy trong cà chua và nước ép cà chua, đậu lăng, đậu, ngô, quả bơ, măng tây, ngũ cốc và các loại rau lá màu xanh lá cây như rau bina

* Bổ sung với vitamin B12 và folate vào chế độ ăn uống của bạn

Vitamin B12 và folate rất quan trọng trong việc sản xuất các yếu tố máu bao gồm cả tiểu cầu. Thực phẩm như rau bina, các loại trái cây họ cam quýt, và đậu khô giàu folate, trong khi trứng, pho mát, sữa, gan, và thịt cừu chứa nhiều vitamin B12.

* Ăn đồ ăn tươi

Nên ăn các đồ ăn càng tươi càng tốt (ví dụ như rau vừa hái ở vườn...), vì giá trị dinh dưỡng của các loại rau quả sẽ bị giảm dần theo thời gian nếu để bị héo. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh. Các thực phẩm tươi sống và hữu cơ sẽ giúp kích thích cơ chế nội bộ của cơ thể và làm tăng số lượng tiểu cầu của bạn

* Ăn các đồ ăn không chế biến quá kỹ như Ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu (gạo lức), và lúa mỳ. Giảm ăn các loại như lúa mỳ trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế. Vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài của nó. Ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp giữ cho lượng chất xơ cao hợp lý.

* Ăn các đồ ăn sạch (sản phẩm hữu cơ)

Ăn các đồ ăn sử dụng phân bón tự nhiên. Một số thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sẽ làm cho các bệnh về tự miễn trở nên trầm trọng hơn và tiểu cầu sẽ tụt giảm hơn. Phụ gia và chất bảo quản sẽ gây thêm bệnh gốc tự do trong cơ thể của bạn.

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: giun, ký sinh trùng và vi rút được biết là gây ra một giảm số lượng tiểu cầu.

* Ăn các loại chất béo lành mạnh.

Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nên hạn chế các món ăn chiên rán, xào và sử dụng dầu thực vật như: dầu nành, ô liu, hoặc bổ sung acid béo mega 3 như dầu hạt lanh, dầu gan cá, cá ngừ, cá hồi hoang dã, ...

Chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, cải thiện lưu thông chuyển hóa mỡ máu và góp phần chống lại sự sụt giảm tiểu cầu.

Giảm lượng thức ăn chiên rán.

* Ăn nhiều rau xanh.

Ăn càng nhiều lá xanh càng tốt, đặc biệt là cải xoăn, cải xanh, rau xanh đậm, malungay, kangkong, cải xoăn và rau bina. Những loại rau này chứa một lượng lớn vitain và khoáng chất (canxi), đặc biệt chứa vitamin K để giúp đông máu. Bên cạnh đó nó cũng làm tăng mức độ hemoglobin của máu và giúp nâng cao số lượng tiểu cầu

Các loại rau như bôngvà kích thích cơ chế nội bộ của cơ thể.

* Nên uống nước tinh khiết và nước ấm.

Nên uống nhiều nước lọc hoặc đóng chai ở nhiệt độ phòng hoặc ấm hơn. Uống từng ngụm nước nóng có thể làm sạch các tạp chất từ cơ thể. Nước lạnh có thể làm chậm và cản trở việc tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các tế bào máu được làm từ nước và protein, vì vậy nếu bạn uống nhiều nước hơn, các tế bào máu sẽ được tăng cường sản xuất

* Nhai kỹ thức ăn.

Nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt sẽ giúp cho tiêu hóa tốt hơn và làm cho chất dinh dưỡng ngấm nhanh hơn.

* Ngoài ra, bạn chú ý ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, tránh ăn các đồ ăn khô cứng như mía, ổi... bởi chúng sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng, trong khi hệ niêm mạc này đã rất yếu và hay bị chảy máu.

* Nghỉ ngơi đầy đủ.

Bạn nên ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ/ mỗi đêm sẽ giúp việc sản xuất tiểu cầu một cách hiệu quả

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, điều độ để giúp lưu lượng máu trong cơ thể bạn lưu thông tốt hơn. Những bài tập này có thể làm tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tránh thể dục thể thao quá sức vì chấn thương có thể dẫn đến chảy máu.

* Các thực phẩm nên tránh

Tránh các đồ uống có cồn có thể thiệt hại tuỷ xương.

Tránh các thực phẩm gây dị ứng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Tránh tất cả các loại thực phẩm tinh chế và chế biến đường, chất ngọt nhân tạo, thức ăn nhanh, và đồ uống có ga để tránh số lượng tiểu cầu thấp vì Đường góp phần thúc đẩy quá trình tạo axit gây bệnh.

Giảm hoặc loại trừ các sản phẩm sữa, pho mai, kem và sữa chua trong chế độ ăn uống của bạn (dựa trên các phản ứng của cơ thể của bạn với những loại thực phẩm này và nhu cầu chế độ ăn uống khác). Sữa góp phần tạo chất nhờn và làm trầm trọng thêm một số bệnh tự miễn.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn (www.thaythuoccuaban.com)

Món ăn chữa xuất huyết

I. Xuất huyết dưới da

1. Tim heo 1 cái, Hạch đào nhân (quả óc chó) 100 g. Nấu ăn. Thích hợp dùng khi bầm tím do xuất huyết giảm tiểu cầu.

2. Đậu phộng 50 g, Long nhãn 15 g. Ăn sống, ngày 2 lần, ăn thường xuyên. Thích hợp dùng khi bầm tím do xuất huyết giảm tiểu cầu.

3. Da heo 50 g, đậu phộng mang cả vỏ lụa 30 g. Da heo xắt lát nhỏ, cùng với đậu phộng mang vỏ lụa cho vào chảo gang, thêm nước vừa đủ, sắc với lửa nhỏ, nước cô càng sệt càng tốt. Chia 2 lần dùng lúc nóng, có thể thêm ít đường đỏ để điều vị, một tuần là 1 liệu trình. Bài thuốc này thích hợp dùng cho bệnh huyết hữu (bệnh ưa chảy máu), bầm tím do xuất huyết giảm tiểu cầu và các chứng xuất huyết khác.

4. Táo đỏ 10 trái, thịt rùa 200 g. Nấu ăn. Chữa ban xuất huyết do dị ứng.

5. Đậu ván 100 g, đường phèn 50 g, táo đỏ 20 trái. Sắc uống. Ngày 2 lần, chữa ban xuất huyết do dị ứng.

6. Xương ống dê 2 ống, chặt nhỏ, táo đỏ 20 trái. Nấu ăn. Dùng canh ăn táo, chữa ban xuất huyết do dị ứng.

II. Chảy máu cam

1. Trước tiên uống nước đun để nguội pha muối: khoảng 300 ml, muối ăn 5 g, cách sau 2 - 3 phút lại uống giấm 200 ml (như vậy là 1 liều). Sáng và chiều dùng 1 lần, dùng liền 3 ngày.

2. Lá củ cải tươi vừa đủ. Sắc uống, vài lần thì sẽ bớt.

3. Su hào 50 - 100 g, sắc uống.

III. Khạc ra máu

1. Trái lê chưng cách thủy, ngày 2 chén.

2. Hạt dưa hấu 30 g, sắc đặc, để uống.

3. Rễ cỏ tranh tươi 150 g xắt nhuyễn, củ sen tươi 200 g xắt lát, sắc uống thường xuyên, ngày 3 lần.

4. Ý dĩ (bo bo) vừa đủ, giã nhuyễn, nấu với phổi heo, để ăn.

5. Hoa đậu tằm 10 g, sắc nước bỏ bã, đường phèn vừa đủ hòa tan, ngày 3 lần. Thích hợp dùng khi khạc máu ít.

6. Chè Ngân nhĩ: Ngân nhĩ (nấm tuyết) 10 g, rửa sạch ngâm nước 4 giờ, gạo 100 g, Đại táo 5 trái, trước tiên bỏ vào nồi, sau khi sôi thêm Ngân nhĩ và đường phèn vừa đủ ninh chè, dùng vào sáng và chiều. Thích hợp dùng cho người phế nhiệt ho khan, trong đàm lẫn máu, đặc biệt là món ăn tốt nhất cho người bệnh lao phổi khạc ra máu.

7. Chè Bách hợp: Bách hợp tán bột 30 g (dùng tươi với liều gấp đôi), gạo 100 g, thêm đường phèn vừa đủ, ninh chè dùng ăn sáng và chiều. Thích hợp dùng cho người ho lao khạc máu, phế nhiệt khạc máu. Không dùng lâu cho người cao tuổi tỳ vị hư hàn.

IV. Nôn ra máu

1. Nấm mèo trắng: chữa xuất huyết dạ dày. Nấm mèo trắng trước tiên dùng nước ngâm 1 đêm, sau khi nấu nhừ, thêm đường trắng vừa đủ, mỗi lần dùng 10 g, ngày 3 lần.

2. Vỏ đậu tằm: chữa nôn ra máu. Vỏ đậu tằm (loại cũ 4 - 5 tuổi càng tốt), sắc uống.

3. Nước lá sen tươi: lá sen tươi 1 tấm lớn, vắt lấy nước, thêm đường phèn vừa đủ, mỗi lần dùng 200 ml, ngày 3 lần. Thích hợp dùng cho người nôn ra máu do huyết nhiệt.

4. Bánh bột sen: bột sen 250 g, bột nếp 250 g, đường trắng 250 g, hòa với nước nhồi thành khối, cho vào lò hấp chín, dùng ăn hay chiên ăn tùy ý. Bánh này dùng lâu giúp phòng trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, hư nhược… Thích hợp cho người già lẫn trẻ, với liều lượng thích hợp.

5. Nước củ cải: dùng nước củ cải tươi nửa ly, pha một ít mực tàu thơm, 1 lần uống hết.

6. Chè Trách bá: Trách bá diệp 0,5 kg, rửa sạch vắt lấy nước, trộn vào gạo nấu chè, thêm đường đỏ vừa đủ, dùng lần lần lúc ấm. Người xuất huyết dạ dày có thể dùng như chất bán dẫn lưu.

V. Tiểu ra máu

1. Trứng gà 1 quả, cải bẹ tươi 200 g. Nấu canh, dùng canh ăn trứng, ngày 1 lần.

2. Trái hồng phơi khô 2 trái, Đăng tâm thảo 6 g, đường trắng 10 g, nấu canh, bỏ Đăng tâm thảo thì dùng.

3. Rau cần tươi 0,5 kg vắt lấy nước, thêm đường trắng gia vị, mỗi lần 100 ml, ngày 3 lần.

4. Cật heo 1 cái, Ý dĩ 50 g, Mộc nhĩ 20 g, rễ khế 50 g. Cật heo rửa sạch, tất cả vật liệu khác bọc trong túi vải, hầm canh, sau khi chín vớt bỏ bã, ăn thịt dùng canh.

5. Canh rau dền – Mã đề: rau dền đỏ (cả rễ) 50 g, Mã đề tươi 50 g, nước 0,5 lít. Sắc nấu, thêm đường trắng vừa đủ, dùng uống thay trà, ngày vài lần, dùng liền vài ngày. Thích hợp dùng cho người tiểu ra máu do nhiệt thịnh.

VI. Tiêu ra máu

1. Ruột heo 250 g, hoa hòe tươi 15 g. Nấu canh. Dùng canh ăn thịt.

2. Huyết heo vừa đủ, nấu chín, trộn với giấm ăn.

3. Thường ăn Pó xôi, có tác dụng nhuận trường thông tiện, cầm máu. Có thể dùng cho người đại tiện khó khăn gây chảy máu.

4. Hàng ngày ăn vài trái hồng phơi khô.

5. Nấm mèo trắng 10 g, táo đỏ 15 g. Tiềm với lửa nhỏ đến nhừ.

6. Rau kim châm 30 g, đường đỏ vừa đủ. Sắc uống.

7. Rau kim châm 100 g, mấu sen tươi 50 g. Thêm nước nấu chung, dùng canh ăn rau.

8. Củ năn tươi 0,5 kg, đường đỏ 150 g. Thêm nước vừa đủ nấu 1 giờ kể từ lúc sôi, uống 1 lần hay vài lần, dùng liền 3 ngày. Thích hợp dùng cho người bệnh trĩ chảy máu.

9. Chè nấm mèo: nấm mèo đen 30 g, ngâm nước ấm khoảng 1 giờ. Gạo 100 g, Đại táo 5 trái, cùng nấm mèo đen ngâm nở và đường phèn vừa đủ, cùng ninh thành chè, dùng sáng và chiều. Chè nấm mèo có tác dụng kiện tỳ cầm máu.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn (www.thaythuoccuaban.com)

Thực phẩm và món ăn cho bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

* Lạc

Theo đông y lạc rất có ích trong trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Dùng lạc rang chín 180g, hoặc lạc nhân sống 150gchia ra 3 lần ăn hết trong ngày, ăn liên tục 1 tuần giúp tăng tiểu cầu trong máu đối với bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu. Nếu tiểu cầu trong máu vẫn còn giảm thì cần tiếp tục ăn.

Khi ăn hoặc chế biến vị thuốc không nên bỏ vỏ lụa của lạc. Vì vỏ lụa có tác dụng cầm máu rất tốt, có khả năng cầm máu gấp 50 lần lạc nhân, dùng tốt cho các bệnh xuất huyết trong, ngoài, bệnh máu chậm đông, ngoài ra có thể kích thích tủy xương tái tạo tiểu cầu máu làm giảm thời gian xuất huyết, tăng cường khả năng co lại của mao mạch.

Vỏ lụa của lạc có tác dụng cầm máu tương đối tốt đối với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu do khả năng tái sinh gặp trở ngại, mao mạch giãn nở, xuất huyết do di truyền, xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu răng, ngoại thương.

Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta - stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.

Ngoài ra, các bộ phận của lạc dùng làm thuốc rất quý. Cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...

Lưu ý, những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc. Ăn nhiều lạc rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu, dễ cáu giận). Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc.

* Đu đủ

Uống chiết xuất từ ​​lá đu đủ. Hai lá đu đủ nghiền bằng cối có thể thu được 2 muỗng canh nước tinh chiết.

Kiwi và nước chanh ngọt cũng giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu

* Cải xoăn cũng là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để ăn để tăng tiểu cầu máu. Vitamin K được tìm thấy trong cải xoăn giúp tăng tiểu cầu trong máu và giúp chúng không bị dính vào nhau để chúng có hiệu quả hơn trong đông máu khi cần thiết.

* Tỏi là một thực phẩm có thể làm tăng cường hệ miễn dịch, tăng tiểu cầu và các tế bào máu khác.

* Gan là một nguồn cung cấp sắt và protein – những dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong hình thành tế bào máu trong đó có tiểu cầu. Người lớn cần 50 đến 175 g protein và mg 8 đến 11 chất sắt trong chế độ ăn của họ mỗi ngày để tăng số lượng tiểu cầu.

* Các thực phẩm màu đỏ Bao gồm cà chua, dâu, mận, dưa hấu, anh đào và quả mọng chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất và có tính chống oxy hóa mạnh mẽ giúp nâng cao số lượng tiểu cầu. Vitamin và khoáng chất bổ sung thường xuyên sẽ tăng cường khả năng miễn dịch, tránh các bệnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giảm số lượng tiểu cầu.

*Một số món ăn cho bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu

- Lạc nhân cả vỏ lụa 50g, cùi nhãn 15g ăn sống, mỗi ngày 2 lần. Cần ăn thường xuyên.

- Thịt mèo 250g, tỏi 50g, nấu cùng và ăn thường xuyên.

- Tim lợn 1 quả, hạnh đào nhân 100g, nấu cùng ăn.

- Da cừu 100g, lấy da cừu vừa thịt làm sạch lông, thái miếng nhỏ, cho nước vừa đủ, nổi lửa nhỏ, hầm chín nhừ, cho đường vào mang ra ăn vào buổi sáng sớm và tối. Ăn lúc đói. Ăn trong 1 tuần là một liệu trình.

- Bì lợn 50g, lạc nhân 30g. Thái bì lợn thành miếng nhỏ, lạc nhân cả vỏ lụa cho vào cùng, sắc nhỏ lửa lấy nước đặc, cho chút đường hòa tan. Uống nóng, chia làm 2 lần trong ngày. Một tuần là một liệu trình.

- Thịt chân giò 100g, hồng táo 50g. Rửa sạch chân giò, hồng táo. Cho xì dầu, giấm, hành, gừng, tỏi vào bát rồi cho bột, bia vào khuấy đều để sẵn. Lấy nồi đất, đáy nồi lót mấy cục xương lợn, đổ 1.000ml nước và cho thịt chân giò đun sôi vớt bỏ bọt, sau đổ nước hồng táo đã sắc đặc sẵn và nổi lửa nhỏ riu riu hầm mềm nhừ. Khi nước trong nồi đặc quánh là được. Chia ra ăn trong ngày. Ăn liền 7 ngày là một liệu trình. Nghỉ vài ngày ăn tiếp.

- Món trứng gà hồng táo: Câu kỷ tử 10 - 15g, hồng táo 10 quả, đảng sâm 15g, trứng gà 2 quả. Cho tất cả vào nấu cùng. Trứng gà chín bóc bỏ vỏ, rồi cho vào nồi đun tiếp cho sôi lại là được. Ăn trứng, táo, uống nước canh. Mỗi ngày ăn 1 lần hoặc ăn cách nhật trong 6 - 7 tháng.

Lương y Nguyễn Hữu Toàn (www.thaythuoccuaban.com)

Lương y Nguyễn Hữu Toàn khám bệnh trực tuyến

Món ăn tốt cho bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu...???

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh

Phần mềm Chế độ ăn chữa bệnh

Danh sách các thực phẩm kỵ nhau khi dùng chung

Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày

Chế độ ăn cho bệnh Vô sinh

Xem tiếp bệnh khác ...

Hỏi Thầy Thuốc

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh rối loạn phóng noãn

Chế độ ăn cho bệnh Cao huyết áp

Chế độ ăn cho bệnh Tiểu đường

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng

Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày

Chế độ ăn cho bệnh prolactin cao

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh lạc nội mạc tử cung

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh da tay khô bong

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bốc hỏa

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau dây thần kinh số 5

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm thanh quản

Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết não

Chế độ ăn cho bệnh cảm cúm

Chế độ ăn cho bệnh đau lưng

Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa

Chế độ ăn cho bệnh đau nửa đầu

Chế độ ăn uống cho bệnh Đau đầu - nhức đầu

Chế độ ăn uống điều hòa nội tiết tố

Chế độ ăn uống cho bệnh động kinh

Chế độ ăn cho bệnh chóng mặt

Chế độ ăn cho bệnh Máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống cho bệnh nhiệt miệng

Chế độ ăn cho bệnh Gan nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho bệnh Xơ vữa động mạch

Chế độ ăn cho bệnh thận đa nang

Chế độ ăn cho bệnh sỏi thận

Chế độ ăn cho bệnh Suy thận

Chế độ ăn cho người say nắng

Chế độ ăn cho bệnh áp xe gan

Chế độ ăn uống cho người men gan cao

Chế độ ăn cho người mắc bệnh Viêm gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan A

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan B

Chế độ ăn cho bệnh viêm gan C

Chế độ ăn uống cho bệnh xơ gan

Chế độ ăn cho bệnh viêm âm đạo

Chế độ ăn cho Phu nữ có thai

Chế độ ăn cho bệnh Parkinson

Chế độ ăn khi cho con bú

Chế độ ăn khi cho phụ nữ mãn kinh

Chế độ ăn cho bạn gái tuổi dậy thì

Chế độ ăn cho bệnh loãng xương

Chế độ ăn cho bệnh Gout

Chế độ ăn cho bệnh Béo phì

Chế độ ăn cho bệnh Suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho bệnh Huyết áp thấp

Chế độ ăn cho bệnh Tim mạch

Chế độ ăn phòng ngừa tai biến mạch máu não

Chế độ ăn cho bệnh Suy tim

Chế độ ăn cho bệnh Mụn trứng cá

Chế độ ăn làm đẹp da

Chế độ ăn cho bệnh nhược cơ

Chế độ ăn cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm tiền liệt tuyến

Chế độ ăn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Chế độ ăn cho bệnh Viêm đại tràng

Chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu

Chế độ ăn cho bệnh viêm khớp

Chế độ ăn uống cho bệnh vôi hóa xương khớp

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn uống cho bệnh kiết lỵ

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị bẹn

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn cho bệnh Khớp

Chế độ ăn cho bệnh Sỏi mật

Chế độ ăn cho bệnh Thiếu máu

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn tiền đình

Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn kinh nguyệt

Chế độ ăn uống cho bệnh thống kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rong kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh ra mồ hôi

Chế độ ăn uống cho bệnh bế kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh rụng tóc

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

Chế độ ăn cho bệnh Hen phế quản

Chế độ ăn cho bệnh viêm phế quản

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm xoang

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm họng

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm amidan

Chế độ ăn uống cho bệnh bướu cổ

Chế độ ăn cho bệnh Dị ứng - Mề đay

Chế độ ăn giúp mắt sáng khỏe

Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau mắt đỏ

Chế độ ăn cho bệnh Mất ngủ

Chế độ ăn cho bệnh Táo bón

Chế độ ăn uống cho bệnh đại tiện ra máu

Chế độ ăn cho bệnh tắc vòi trứng

Chế độ ăn cho bệnh suy buồng trứng

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới

Chế độ ăn cho bệnh Suy nhược

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật polyp hậu môn

Chế độ ăn uống cho bệnh suy nhược thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh stress

Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy cấp

Chế độ ăn uongs kiêng kị cho bệnh thủy đậu

Chế độ ăn cho bệnh tiểu không tự chủ

Chế độ ăn cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống cho bệnh viêm hang vị dạ dày

Chế độ ăn cho người sau mổ cắt dạ dày

Chế độ ăn cho người bị sa dạ dày

Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao

Chế độ ăn giúp trẻ phát triển não bộ

Chế độ ăn giúptrẻ thông minh

Chế độ ăn uống cho trẻ em

Chế độ ăn uống kiêng kị cho trẻ đái dầm

Chế độ ăn uống cho bệnh u não

Chế độ ăn uống cho bệnh quai bị

Chế độ ăn uống cho bệnh sởi

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người gầy muốn tăng cân

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư đang xạ trị

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư bàng quang

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư buồng trứng

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư mũi họng

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư não

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư ruột

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tế bào

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thận

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư gan

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư phổi

Chế độ ăn cho bệnh Ung thư vú

Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thực đạo

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ vú

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ cổ tử cung

Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ thần kinh

Chế độ ăn uống kiêng kị khi bị zona thần kinh

Chế độ ăn uống cho bệnh yếu sinh lý

Chế độ ăn uống tăng chất lượng tinh trùng

Chế độ ăn uống giúp xương nhanh liền

Chế độ ăn uống cho bệnh sa tử cung(sa dạ con)

Chế độ ăn cho bà bầu

Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh giun sán

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh nghiến răng

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm lợi

Chế độ ăn uống cho bệnh tràn dịch màng phổi

Chế độ ăn uống cho bệnh lupus ban đỏ

Chế độ ăn uống cho bệnh da cá

Chế độ ăn uống cho bệnh ho gà

Chế độ ăn uống cho bệnh bạch cầu giảm

Chế độ ăn uống chữa bệnh cường giáp

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tai giữa

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tuyến vú

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh thiếu máu não

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh u mỡ

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống cho mẹ và bé khi cai sữa

Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng bệnh giun chui ống mật

Chế độ ăn uống phòng và chữa hội chứng buồng trứng đa nang

Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm bàng quang

Chế độ ăn uống phòng và chữa thoái hóa cột sống

Chế độ ăn uống phòng và chữa chuột rút hiệu quả

Chế độ ăn phòng và chữa bệnh – Ngày 03/12/2012

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH