Không hiếm gặp những trường hợp phụ nữ có thai bị phù. Hiện tượng phù thường xuất hiện ở khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi và tăng nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Hiện tượng phù thai kỳ thường do nguyên nhân như: Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm. Ngoài ra chế độ ăn ít kali cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phù thai kỳ (vì kali có tác dụng duy trì chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể).
Giảm phù cho thai phụ là quan trọng và cần thiết, trong đó chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò then chốt. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp giảm phù cho thai phụ.
Ăn nhạt: Muối, đồ ăn mặn làm cơ thể giữ nước nhiều hơn. Do đó nếu có thói quen ăn mặn thì nên thay đổi thói quen. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, vì những thực phẩm này thường chứa hàm lượng muối, hàm lượng đường cao, không tốt cho sức khỏe thai phụ.
Uống đủ nước. Nhiều thai phụ bị phù thì cho rằng cơ thể đang thừa nước do đó nên hạn chế uống nước. Thực tế đó là một quan niệm sai lầm vì uống đủ nước khi mang bầu giúp cho hệ tiêu hóa, tiết niệu… hoạt động tốt đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.
Nên ăn thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, hải sản, ốc, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành. Bởi chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thiếu cân bằng trong khẩu phần ăn hàng ngày là nguyên nhân gây ra hiện tượng phù nề ở phụ nữ mang thai.
Những bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt nên chú ý một tuần nên ăn 2-3 lần gan động vật.
Trường hợp thai phụ bị phù do thiếu kali thì cần bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Những thực phẩm giàu kali mà thai phụ nên ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, khoai lang nướng cả vỏ, rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu...
Nên ăn đủ đủ lượng trái cây và rau củ: Các loại rau củ và trái cây tươi chứa các loại vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết cho một ngày, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất, giải độc và tác dụng lợi tiểu. Nên ăn ít nhất 500 gram rau xanh mỗi ngày.
Hạn chế những thực phẩm khó tiêu, thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ để tránh gây đầy hơi, chướng bụng, khiến máu lưu thông kém, tăng tình trạng phù nề.
Không ăn dưa muối, cà muối.
Thai phụ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng giúp giảm phù nề. Những động tác giãn cơ cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả.
Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống chứa caffeine.
Tránh xa bia rượu và các chất kích thích.
Tránh xa thuốc lá, khói thuốc lá .
Nên mặc quần áo rộng rãi, đi tất, đi giày thoải mái. Không mặc quần áo chật, đi tất, đi giày chật vì đây là một trong những nguyên nhân khiến hiện tượng phù nề gia tăng.
Thai phụ không nên đứng, ngồi quá lâu. Nếu tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi nhiều thì thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại. Khi ngồi cần lựa chộn tư thế thoải mái nhất, nếu được hãy kê cao chân lên một chút.
- Cháo cá chép: cá chép 250-300g, gạo ngon 100g, gia vị. Cá chép mổ bụng bỏ ruột rửa sạch nấu canh. Lấy nước canh cá nấu với gạo đã vo sạch thành cháo, cho gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 bát lúc nóng.
- Canh cá chép nấu bí đao: 1 con cá chép 500g làm sạch, bỏ ruột, mang; bí đao 300g; hành trắng 10 củ. Cho các vị vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín, cho dầu, thực vật, gia vị vừa ăn, chia 2 lần trong ngày, ăn thịt uống nước canh, cách 1 ngày ăn 1 lần.
- Nước râu ngô. Đun sôi râu ngô với nước, sau đó dùng uống thay nước hằng ngày cũng có hiệu quả giảm phù nề rõ rệt cho mẹ bầu. Ngoài ra nước râu ngô có tính mát, còn giúp bà bầu chống lại căn bệnh viêm đường tiết niệu.
- Dưa hấu: Trong dưa hấu có chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt giàu các chất khoáng vi lượng như canxi, sắt, magie, axit folic, là một sinh tố nhóm B cần cho sự tạo máu tác dụng hạ nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc cho gan, tốt cho phụ nữ mang thai.
- Bí đỏ: Có tính hàn, vị ngọt, nhiều nước, có thể chống khát, lợi tiểu. Bí đỏ là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin nhóm B, PP, E và C, chất sắt, axit folic, magiê, kali, đồng, kẽm… nhiều nguyên tố vi lượng và axit amin khác. Bí đỏ chứa nhiều carotenen, có tác dụng chống oxy hóa. Đặc biệt, nếu mang thai vào mùa hè thì nên ăn bí đỏ giúp giải nhiệt, thải độc rất tốt.
- Sữa: Uống 2-3 cốc sữa mỗi ngày cũng có tác dụng giảm thiểu đôi chân sưng phù. Sữa còn có tác dụng bài tiết độc tố trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa mạnh khỏe.
- Hạt vừng: hạt vừng cũng có tác dụng giảm sưng phù đôi chân khi mang thai. Thả 15-20 hạt vừng chín vào một cốc nước ấm và dùng vào buổi sáng (lúc chưa ăn gì). Ngoài ra, bạn có thể pha đường chiết xuất từ dầu cọ với nước ấm và uống hàng ngày.
- Nước cam, chanh: Pha một thìa nước chanh (hoặc nước cam) vào cốc nước ấm và uống hàng ngày. Cách này rất hữu hiệu để giảm chứng phù nề ở chân trong suốt thời kỳ mang thai.
Trên đây là một số chia sẻ về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho thai phụ bị phù nề. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng phù nề. Nếu tình trạng phù nề không giảm sau khi đã áp dụng một số cách như trên, thai phụ nên đi thăm khám để được sự tư vấn của bác sĩ.
Theo www.thaythuoccuaban.com tổng hợp.
Xem tiếp >>
Danh sách các thực phẩm kỵ nhau khi dùng chung
Chế độ ăn cho người mắc bệnh dạ dày
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh rối loạn phóng noãn
Chế độ ăn cho bệnh Cao huyết áp
Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung mỏng
Chế độ ăn cho bệnh niêm mạc tử cung dày
Chế độ ăn cho bệnh prolactin cao
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bệnh lạc nội mạc tử cung
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh da tay khô bong
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh bốc hỏa
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau dây thần kinh số 5
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm thanh quản
Chế độ ăn uống cho bệnh xuất huyết não
Chế độ ăn cho bệnh đau thần kinh tọa
Chế độ ăn cho bệnh đau nửa đầu
Chế độ ăn uống cho bệnh Đau đầu - nhức đầu
Chế độ ăn uống điều hòa nội tiết tố
Chế độ ăn uống cho bệnh động kinh
Chế độ ăn cho bệnh Máu nhiễm mỡ
Chế độ ăn uống cho bệnh nhiệt miệng
Chế độ ăn cho bệnh Gan nhiễm mỡ
Chế độ ăn cho bệnh Xơ vữa động mạch
Chế độ ăn cho bệnh thận đa nang
Chế độ ăn cho bệnh phù khi có thai
Chế độ ăn uống cho người men gan cao
Chế độ ăn cho người mắc bệnh Viêm gan
Chế độ ăn uống cho bệnh xơ gan
Chế độ ăn cho bệnh viêm âm đạo
Chế độ ăn khi cho phụ nữ mãn kinh
Chế độ ăn cho bạn gái tuổi dậy thì
Chế độ ăn cho bệnh loãng xương
Chế độ ăn cho bệnh Suy dinh dưỡng
Chế độ ăn cho bệnh Huyết áp thấp
Chế độ ăn phòng ngừa tai biến mạch máu não
Chế độ ăn cho bệnh Mụn trứng cá
Chế độ ăn cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm tiền liệt tuyến
Chế độ ăn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Chế độ ăn cho bệnh Viêm đại tràng
Chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu
Chế độ ăn uống cho bệnh vôi hóa xương khớp
Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy kéo dài
Chế độ ăn uống cho bệnh kiết lỵ
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị bẹn
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn tiền đình
Chế độ ăn uống cho bệnh rối loạn kinh nguyệt
Chế độ ăn uống cho bệnh thống kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh rong kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh ra mồ hôi
Chế độ ăn uống cho bệnh bế kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh rụng tóc
Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ
Chế độ ăn cho bệnh Hen phế quản
Chế độ ăn cho bệnh viêm phế quản
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm xoang
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm họng
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm amidan
Chế độ ăn uống cho bệnh bướu cổ
Chế độ ăn cho bệnh Dị ứng - Mề đay
Chế độ ăn uống kiêng kị cho bệnh đau mắt đỏ
Chế độ ăn uống cho bệnh đại tiện ra máu
Chế độ ăn cho bệnh tắc vòi trứng
Chế độ ăn cho bệnh suy buồng trứng
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho nam giới
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật polyp hậu môn
Chế độ ăn uống cho bệnh suy nhược thần kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh stress
Chế độ ăn cho trẻ em Tiêu chảy cấp
Chế độ ăn uongs kiêng kị cho bệnh thủy đậu
Chế độ ăn cho bệnh tiểu không tự chủ
Chế độ ăn uống cho bệnh viêm hang vị dạ dày
Chế độ ăn cho người sau mổ cắt dạ dày
Chế độ ăn cho người bị sa dạ dày
Chế độ ăn uống giúp trẻ phát triển chiều cao
Chế độ ăn giúp trẻ phát triển não bộ
Chế độ ăn uống kiêng kị cho trẻ đái dầm
Chế độ ăn uống cho bệnh quai bị
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người gầy muốn tăng cân
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư đang xạ trị
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư bàng quang
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư buồng trứng
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh ung thư đại tràng
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tử cung
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư họng
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư mũi họng
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư não
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư ruột
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư tế bào
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thận
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư gan
Chế độ ăn cho bệnh Ung thư phổi
Chế độ ăn uống cho bệnh Ung thư thực đạo
Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ vú
Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ cổ tử cung
Chế độ ăn uống cho bệnh u xơ thần kinh
Chế độ ăn uống kiêng kị khi bị zona thần kinh
Chế độ ăn uống cho bệnh yếu sinh lý
Chế độ ăn uống tăng chất lượng tinh trùng
Chế độ ăn uống giúp xương nhanh liền
Chế độ ăn uống cho bệnh sa tử cung(sa dạ con)
Chế độ ăn uống sinh hoạt cho bệnh giun sán
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh nghiến răng
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm lợi
Chế độ ăn uống cho bệnh tràn dịch màng phổi
Chế độ ăn uống cho bệnh lupus ban đỏ
Chế độ ăn uống cho bệnh bạch cầu giảm
Chế độ ăn uống chữa bệnh cường giáp
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tai giữa
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm tuyến vú
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh thiếu máu não
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh u mỡ
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư đại tràng
Chế độ ăn uống cho mẹ và bé khi cai sữa
Chế độ ăn uống sinh hoạt phòng bệnh giun chui ống mật
Chế độ ăn uống phòng và chữa hội chứng buồng trứng đa nang
Chế độ ăn uống phòng và chữa bệnh viêm bàng quang