Tên thường gọi: Finger citrom frenit Phật thủ, quả tay phật, thọ tỷ cam
Tên dược: Fructus citri Sarcodactylis.
Tên thực vật: Citrus medica L var. Sarcodactylis Swingle.ư
Họ khoc học: Họ cam
(Mô tả, hình ảnh cây Phật thủ, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2 đến 2,5 m. Lá hình trứng, chóp hơi tròn, có khi lõm, gốc thuôn, cuống ngắn. Hoa trắng. Quả dài, vỏ màu vàng sẫm, có nhiều múi chạy dài theo quả, phía ngọn tách ra trông như những ngón tay chụm lại; cùi dày đặc, giòn và có mùi thơm phức.
Cây ra hoa đầu mùa hạ, quả chín vào mùa đông.
Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt, nấu chè giống bưởi. Loại quả này thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Nhưng cần lưu ý trong những ngày Tết bởi vì có rất nhiều người giả mạo loại quả này.
Có thể nhân giống phật thủ bằng cách chiết cành từ cây 2 đến 4 tuổi.
Quả - Fructus Citri Sarcodactylis, thường là Phật thủ (Tay Phật). Hoa, lá và rễ cũng được dùng.
Cũng như Thanh yên, ta có thể dùng hoa, lá và rễ thay thế khi không có quả.
Có nguồn gốc ở Nhật Bản và Trung Quốc, hiện nay được trồng nhiều ở Việt Nam
Là cây trồng lấy quả dùng trang trí mâm quả ngày tết. Thu hái quả vào mùa thu đông khi quả chuyển sang màu vàng. Thái dọc thành từng miếng một rồi phơi hay sấy khô. Thu hái rễ vào mùa thu. Lá thu hái quanh năm.
Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần.
Trong Phật thủ có tinh dầu và một flavonoid, gọi là hesperidin. Vỏ quả chứa tinh dầu. Vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Vị cay, đắng và tính ấm.
Can, tỳ, vị và phế.
Ôn hoà can và điều khí, điều hoà tỳ và vị và trừ đàm.
- Ứ khí ở can biểu hiện như đau và cảm giác tức ngực: Dùng phật thủ phối hợp với hương phụ, hương duyên và uất kim.
- Ứ khí ở tỳ và vị biểu hiện như đầy và chướng bụng và thượng vị, đau dạy dày kém ăn, đau thắt lưng, buồn nôn và nôn: Dùng phối hợp phật thủ với mộc hương và chỉ xác.
- Ðau ngực và ho có nhiều đờm: Dùng phối hợp phật thủ với tỳ bà diệp, và hạnh nhân.
Dùng quả tươi 10-15g (hoặc 6g khô) ngâm trong nước sôi uống thay trà.
Nhai cùi cả vỏ với nước; hoặc phối hợp với Bán hạ (đã xử lý với gừng), mỗi vị 6g, sắc uống, pha thêm đường kính uống.
Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.
+ Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
+ Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
+ Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.
Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.
Đối với các chứng bệnh kể trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá cũng có tác dụng tốt.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH