Bại tương thảo

Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Bại tương thảo
1. Các tên gọi của Bại tương thảo
2. Bại tương thảo (hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...)
3. Thành phần hoá học, tác dụng dược lý
4. Tác dụng của Bại tương thảo (Công dụng, Tính vị và liều dùng)
5. Vị thuốc Bại tương thảo chữa bệnh gì? - Bài thuốc
Mụn nhọt trong ruột, viêm ruột thừa, trong ruột có mủ:
Sản hậu xuống huyết đã đến 7-8 ngày không cầm
Sản hậu Đau lưng khó cử động
Sản hậu đau bụng như dùi châm
Quanh lưng lở loét ngứa ngáy
Trị đau bụng bón, viêm ruột thừa cấp tính thời kỳ chưa có mủ
Trị ho, đòm mủ trong phổi::
Trị dinh nhọt không vỡ mủ:
Trị sản hậu ứ huyết chưa sạch, bụng dưới căng đau
Trị viêm kết mạc cấp tính, sưng đau kết mạc do sung huyết::
Trị viêm gan vàng da cấp tính, giúp dễ tiểu, tiêu sưng:

Chế độ ăn uống cho người bị nóng gan

Khỏi hẳn bệnh dị ứng mề đay sau 1 tháng uống thuốc

Tên khác:

Tên thường gọi: Bại tương thảo còn gọi là Bại tương, Lộc trường (Bản Kinh), Trạch bại, Lộc thủ, Mã thảo (Biệt Lục), Khô thán, Khổ chức (Bản Thảo Cương Mục), Kỳ minh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên tiếng Trung:  敗 醬 草

Tên khoa học: Patrinia scaplosaefolia Lamk. (Patrinia etratulaefolia Fish).

Họ khoa học: Valerianaceae.

Cây Bại tương thảo

(Mô tả, hình ảnh cây Bại tương thảo, bào chế, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả:

Cây thảo sống đa niên thân cao 3 mét đến 1,3 mét. Lá mọc đối xẻ lông chim. Hoa mọc cuối thân cây hoa nhỏ màu vàng phân bố, hoa tự hình tán kép, cánh hoa sẻ 5. Quả nang nhỏ.

Phân biệt:

Ở Trung Quốc Bại tương thảo người ta dùng 2 loại ở phương bắc dùng cây trên, phương nam dùng cây Kỳ minh (Tlaspi arvense l). Công dụng 2 cây đều dùng giống nhau.

Phân bố:

Sinh ra tại đồng cỏ sườn đồi, lề đường.Cây Bại tương thảo được tìm thấy ở Trung Quốc, ít thấy ở Việt Nam.

Thu hái, sơ chế:

Chọn rễ vào tháng 8 phơi âm can.

Phần dùng làm thuốc:

Dùng rễ hoặc toàn cây.

Mô tả dược liệu:

Cây Bại tương dùng toàn cây, thân khô thẳng, màu vàng nâu, thô khoảng 3mm-6mm, lá nhăn nheo nhưng nhìn ra có thể sẻ thùy lông chim và mép răng cưa.

Bào chế:

Dùng rễ già trộn vào một ít lá Cam thảo đem đồ sôi trong vòng 3 giờ khứ lá Cam thảo, chỉ lấy rễ phơi khô cất dùng (Lôi Công Bào chế Dược Tính Luận).

Tác dụng dược lý:

Bại tương thảo có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm sự co thắt của hệ cơ trong tuyến tiền liệt, khiến quá trình tiết dịch của tuyến được tăng cường.

Vị thuốc Bại tương thảo

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị cay đắng tính hơi lạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Qui kinh:

Vào kinh vị, Đại Trường, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tác dụng:

Thanh nhiệt giải độc, khử ứ bài nồng (Đặc hiệu về tiêu đinh nhọt, mụn bên trong) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chủ trị:

Trị viêm ruột thừa, đinh nhọt sưng độc, đau bụng sau khi đẻ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Liều dùng:

Dùng từ 9 – 30g, dùng tươi tùy ý.

Kiêng kỵ:

Không có ứ trệ, thực nhiệt cấm dùng.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bại tương thảo

Mụn nhọt trong ruột, viêm ruột thừa, trong ruột có mủ:

Dùng Ý dĩ nhân 10 phần, Phụ tử 2 phần, Bại tương 2 phần nghiền bột lần uống một muỗng canh đổ vào 2 bát nước uống còn 1 phân nửa uống một lần, tiêu ra thì bớt (Ý Dĩ Phụ Tử BạiTương Thang - Kim Qũy Yếu Lược).

Sản hậu xuống huyết đã đến 7-8 ngày không cầm

Dùng đại tương, Đương quy mỗi thứ 6 phân. Tục đoạn, Thược dược mỗi thứ 8 phân, Xuyên khung, Trúc nhự mỗi thứ 4 phân, Sinh địa hoàng sao 12 phân đổ vào hai chén nước sắc còn 8 phân uống lúc đói (Ngoại Đài Bí Yếu).

Sản hậu Đau lưng khó cử động

Dùng Bại tương, Đương quy mỗi thứ 8 phân, Xuyên khung, Thược dược, Quế tâm mỗi thứ 6 phân, 2 chén nước sắc còn 8 phân chia làm 2 lần uống, cử ăn hành (Quảng Tế Phương).

Sản hậu đau bụng như dùi châm

Dùng Bại tương thảo 5 lượng, 4 bát nước sắc còn 2 bát lần uống 2 chén ngày 3 lần (Vệ Sinh Giản Dị Phương).

Quanh lưng lở loét ngứa ngáy

Dùng Bại tương thảo sắc lấy nước cốt rửa (Dương Thị Sản Nhũ Phương).

Trị đau bụng bón, viêm ruột thừa cấp tính thời kỳ chưa có mủ

Bại tương, Tử hoa địa đinh, Bồ công anh, Đông qua nhân 40g, Đào nhân 9g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ho, đòm mủ trong phổi:

Bại tương 1 cân, Ngư tinh thảo 2 cân, Lô căn, Hồng đằng mỗi thứ 1 cân, Cát cánh nửa cân, thêm nước sắc uống(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị dinh nhọt không vỡ mủ:

Lá Bại tương loại non mới hái, giã nát đắp vào(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị sản hậu ứ huyết chưa sạch, bụng dưới căng đau:

Rễ Bại tương thảo 60g, sắc chia 3 lần uống(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị viêm kết mạc cấp tính, sưng đau kết mạc do sung huyết:

Bại tương thảo rễ, Bồ công anh đều 60g, Kim ngân hoa 15g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị viêm gan vàng da cấp tính, giúp dễ tiểu, tiêu sưng:

Bại tương, Khoản cân thảo, Thổ nhân trần đều 30g, Chi tử 15g, sắc uống với đường cát trắng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tham khảo:

+ Là thuốc hút mủ ung nhọt ngoại khoa, đặc biệt là chứng viêm ruột có mủ (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Phối hợp với Ý dĩ nhân, Phụ tử trị viêm ruột có mủ kéo dài (Thực Dụng Trung Y Học).

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH