(Thiên gia diệu phương)
Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ đại tràng.
Điềuhòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ thận.
Thược dược thang gia giảm.
Đương quy 50g, Bạch thược 50g, Binh lang 15g, Chỉ xác 15g, Lai Phụ tử 10g, Cam thảo 5g, Tửu quân 7,5g, Nhục quế 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Viên XX, nam, 38 tuổi, công nhân đến khám tháng 9-1973, kể là đi lỵ, ỉa ra máu mủ đã 9 năm. Từ tháng 7-1964 bệnh nhân mắc bệnh lỵ, vào 1 bệnh viện dùng syntomycin, đã khỏi, sau khi ra viện thường bị lại, miệng khát, sức yếu, đi ngoài đau mót rặn, phân có máu mủ, mỗi ngày hơn 20 bận, về sau dường như năm nào cũng vào viện 1 lần, bệnh thường phát vào mùa hè. năm 1968 sau khi ở bộ đội về bệnh càng nặng thêm, thường thì đại tiện có máu mủ bất kể mùa đông hay hè, lúc nặng lúc nhẹ, đã dùng nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Chứng bệnh hiện nay đau bụng, mót rặn phân có máu mủ, mỗi ngày hơn chục bận, không sốt. Kiểm tra thấy tình trạng chung còn tốt, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng, mạch hoãn vô lực, bụng mềm, không có ấn đau và u cục, không sờ thấy gan lách. Xếp vào loại cửu lỵ, nên trị bằng phép điều hòa khí huyết, tiết nhiệt thông trệ, thêm các vị ôn dương. Uống "Thược dược thang gia giảm" được 3 thang thì bớt đau bụng, bớt mót rặn, bớt số lần đi ngoài, uống được 6 thang thì hết hẳn đau bụng, hết mót rặn, vẫn còn đôi chút máu mủ trong phân, lại uống 3 thang nữa thì khỏi hẳn. Hai năm sau khám lại không thấy tái phát.
"Thược dược thang gia giảm" là 1 thang xuất phát từ Thược dược thang có thêm bớt, thích hợp với cửu lỵ, thấp nhiệt không nặng, nhưng thiên về khí không điều hòa, thận dương không đủ, hiệu quả lâm sàng rất tốt. Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền. Lỵ trực khuẩn mạn tính là thuộc về nhiệt lỵ, do lúc mới mắc chữa không đến nơi đến chốn, tà khí lưu trệ ở đại tràng, gây nên thấp nhiệt nung nấu, khí huyết bị tổn thương, cáu bẩn không tẩy sạch, hóa thành phân có mủ, thanh dương không lên được, trọc âm không trừ được, thịt mới không mọc, cho nên thường đi ngoài ra máu mủ. Khí huyết không thông, đường chuyển vận bị hỏng mà sinh đau bụng mót rặn, cửu lỵ ắt tổn thương đến dương của tỳ vị. lý Trung Tử nói: "Thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở hai âm, người chưa bị cửu lỵ thì thận không bị tổn hại, vì vậy trị lỵ mà không biết bổ thận thì chẳng phải là chữa lỵ". Cho nên khi chữa lỵ lâu ngày thì ngoài việc điều hòa khí huyết, thông tích trệ, còn cần phải ổn bổ thận dương, nhất thiết không được dùng vị khổ hàn để công phạt nó. Bài này dùng Qui, Thược để hòa dinh dưỡng huyết; Binh lang, Chỉ xác để hành khí đạo trệ, Lai phục tử để hành khí giải độc và cầm lỵ, Tửu Đại hoàng thì tiết nhiệt thông phủ, Cam thảo để hòa trung kiện tỳ, Nhục quế để ổn thận trợ dương làm ấm hàn. Tất cả cùng điều hòa khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ giải độc chỉ lỵ, kiện tỳ trợ dương, tất nhiên sẽ kết quả.
(Phần dành riêng cho đồng nghiệp giúp mua được bài thuốc đủ vị và chất lượng tốt)
Bài thuốc dân gian chữa LỴ TRỰC KHUẨN MÃN TÍNH gồm các vị thuốc là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT, và được ngành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng theo chuẩn Dược điển Việt Nam.
Giá bán Bài thuốc dân gian chữa LỴ TRỰC KHUẨN MÃN TÍNH (Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:
Giá bán bài thuốc trên (Tiêu chuẩn GACP-WHO) tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: sẽ có giá cao hơn giá trên (liên hệ 18006834 để biết thêm chi tiết)
Cập nhật ngày 16/1/2017
Tùy theo thời điểm, giá bán có thể thay đổi.
Cách thức mua:
+Trước khi mua khách hàng nhất thiết phải có sự tư vấn của của các lương y, hoặc gọi 18006834 để được chúng tôi khám bệnh trước khi dùng thuốc
+Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám
+Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện, khi nhận được thuốc khách hàng mới phải thanh toán ( gọi 18006834 - Hỗ trợ phí vận chuyển khi mua từ 1,5 triệu vnđ trở lên).
+Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng, Chúng tôi có thể bào chế bài thuốc này thành thuốc sắc sẵn vô trùng, thuốc hoàn tán, thuốc cô đặc...
Thaythuoccuaban.com tổng hợp
****************************
Đái tháo nhạt
Dương vật cương cứng dị thường
Hen phế quản kèm giãn phế nang
Nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường mật mạn tính
Rối loạn chức năng thần kinh thực vật và ra nhiều mồ hôi
Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng
Viêm họng tăng bạch cầu đơn nhân
Viêm phế quản mạn kèm phế khí thũng
Viêm teo niêm mạc dạ dày có sa niêm mạc dạ dày
Viêm túi mật lên cơn cấp tính kèm sỏi mật