Trà tiên

 

Tên khác

Trà tiên, Hương thảo, é, é trắng, tiến thực

Tên khoa học Ocimum basilicum L., var. pilosum (Willd.) Benth, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Tiếng Trung: 罗勒

Cây Trà tiên

( Mô tả, hình ảnh cây Trà tiên, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Là một thứ của loài Húng dổi. Cây thảo cao tới 50cm hay hơn. Thân vuông, màu lục nhạt, có lông thưa. Lá mọc đối, đầu nhọn, mép khía răng thưa; gân lá có lông thưa ở mặt trên và mặt dưới. Hoa nhỏ màu trắng tập hợp thành xim co ở đầu cành. Quả bế tư.

Bộ phận dùng:

Toàn cây - Herba Ocimi Pilosi, thường có tên là Mao la lặc.

Nơi sống và thu hái:

Loài của Phi châu và á châu ôn đới, được trồng ở người nước. Ở nước ta, có trồng ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Tây Nguyên để lấy cành lá làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Cành lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc đã có nụ. Dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu.

Thành phần hoá học:

Hạt chứa chất nhầy mà thành phần có acid galacturonic, arabinose và galactose. Toàn cây chưa 2,5-3,5% tinh dầu (có thể 4-5%), hàm lượng dầu cao nhất là lúc cây đã ra hoa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỷ lệ 56-75%, một ít citronellal 1,4%, còn có khoảng hơn 20 chất khác.

Vị thuốc Trà tiên

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị cay, tính ấm

Công dụng:

Phát hãn giải biểu, khư phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống. Hạt có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng.

Chỉ định và phối hợp:

Toàn cây có thể chiết tinh dầu và được dùng làm thuốc chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau dạ dày, bụng trướng đau, phong thấp đau nhức khớp xương. Dùng ngoài trị rắn độc cắn, viêm da.

Hạt Trà tiêu cũng được dùng như hạt é hãm uống làm thuốc mát, nhuận tràng. Hạt có thể dùng ngoài đắp lên những chỗ viêm tấy.

Liều dùng:

Ngày dùng 10-15g hãm uống (cành lá phơi khô) hoặc nấu nước uống với nhiều loại cây tươi khác có tinh dầu.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Trà tiên

- Làm thuốc xông chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu:

Lá trà tiên tươi 20-30g, dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu…, mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho vả mồ hôi là khỏe.

- Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa:

Cành lá trà tiên phơi khô, cắt nhỏ 10-20g, hãm nước uống trong ngày. Có thể uống như uống trà cũng tốt.

- Chữa táo bón:

Hạt trà tiên 4-12g, ngâm vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh như thạch trân châu. Thêm đường, khuấy đều và uống.

- Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái gắt, đái buốt:

Tinh dầu trà tiên, 3-6 giọt, pha với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.

Tag: cay tra tien, vi thuoc tra tien, cong dung tra tien, Hinh anh cay tra tien, Tac dung tra tien, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH