Táo mèo

Tên khác

Tên thường gọi: Táo mèo, Chua chát.

Tên khoa học: Docynia indica (Wall.) Decne.

Họ khoa học: thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Cây Táo mèo

(Mô tả, hình ảnh cây Táo mèo, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây nhỡ cao 5m, nhánh và thân non có gai và lá có phiến có thùy. Lá ở nhánh già không có thùy, thon, dài 7-10cm, đầy lông lúc non, mép có răng nhỏ, gân phụ 6-10 cặp; lá kèm mau rụng. Tán 1-3 hoa, cuống ngắn; đài đầy lông trắng, mịn, phiến nhọn; cánh hoa to 10x5mm, mỏng, không lông; nhị ngắn; vòi nhụy 5, dính nhau, bầu nhiều noãn. Quả thịt, tròn hay hình trứng, vàng vàng to 5cm, vỏ quả trong cứng.

Ra hoa tháng 2-4, quả tháng 7 trở đi.

Bộ phận dùng:

Quả - Fructus Docyniae Indicae.

Nơi sống và thu hái:

Loài phân bố ở Xích kim, Khasia, Mianma, Thái Lan, bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng núi cao giữa 1500 và 2000m ở Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, Sơn La. Cây được trồng nhiều lấy quả. Thu hái vào mùa thu, thái mỏng phơi khô.

Thành phần hóa học

Trong Sơn tra có: acid citric, acid crataegic, acid cafiic, vitamin C, hydrat cacbon, protid, mỡ, calci, phospho, sắt, acid oleanic, ursolic, cholin, acetylcholin, phytosterin.

Tác dụng dược lý:

Tác dụng dược lý

Cường tim, hạ áp, tăng lưu lượng máu mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim. Nước cất Sơn tra bắc trên động vật thực nghiệm có tác dụng phòng và giảm bớt thiếu máu cơ tim thực nghiệm.

Có tác dụng làm hạ lipid huyết rõ rệt và làm giảm xơ mỡ động mạch, cơ chế chủ yếu là do thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết cholesterol chứ không phải chống hấp thu cholesterol.

Sau khi uống Sơn tra lượng enzym trong bao tử tăng, giúp tiêu hóa tốt hơn, lượng acid béo tăng cũng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn.

Sơn tra có tác dụng ức chế các trực khuẩn thương hàn, lî, bạch hầu, mũ xanh, liên cầu beta, tụ cầu vàng. Phương pháp bào chế khác nhau không ảnh hưởng đến tác dụng kháng khuẩn của thuốc.

Sơn tra có tác dụng an thần, làm tăng tính thẩm thẩu của mao mạch và làm co cơ tử cung.

Vị thuốc Táo Mèo

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)

Tính vị:

Sách Tân tu bản thảo: vị chua lạnh, không độc.

Sách Bản thảo cương mục: chua ngọt hơi ôn.

Sách Nhật dụng bản thảo: vị ngọt chua không độc.

Quy kinh

Sách Bản thảo kinh sơ: nhập túc dương minh, thái âm kinh.

Sách Dược phẩm hóa nghĩa: nhập Tỳ Can nhị kinh.

Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ kinh.

 

Tác dụng:

Cũng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon, dễ tiêu.

Liều dùng:

Ngày dùng 5-10g sắc hoặc nấu cao uống.

Ghi chú:

Còn một loài khác là táo mèo Delavay - Docynia delavayi (Franch.) Schneid., có phân bố ở Vân Nam (Trung Quốc) có tên là Di y, có lẽ cũng có ở Bắc Việt Nam. Loài này khác loài trên bởi lá già vẫn có lông tơ ở mặt dưới, mép lá nguyên và lá tồn tại chứ không rụng. Quả cũng được sử dụng làm thuốc trị cước khí, thấp thũng và phong thấp tê đau.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH