Tân di

Tên khác

Tân thẩn, Hâu đào, Phòng mộc, Tân trĩ, Nghinh xuân.

Tên khoa học: Flos Magnoliae liliiflorae

Tên tiếng Trung: 辛夷.

 Cây Tân di

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả

Tân di là nụ hoa đã phơi khô của cây Mộc lan (Magnolia liliiflora Desr.), họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Cây này không có ở Việt Nam, vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Phân bố:

Chủ yếu sản xuất ở các tỉnh Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây v.v…

Thu hoạch và bào chế:

Cuối thu đầu xuân lúc hoa chưa nở thu hái, cắt bỏ cành cây, phơi âm can cho vào thuốc dùng.

Tác dụng dược Lý:

·Tác dụng đối với niêm mạc mũi: nước sắc Tân Di làm giảm tiết dịch mũi.

·Tác dụng trên huyết áp: dịch chiết Tân Di chích vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào khoang bụng, tiêm bắp nơi súc vật gây tê có tác dụng hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu trên chó cho thấy không có tác dụng đối với huyết áp thứ phát nhưng có tác dụng đối với huyết áp tiên phát. Không có dấu hiệu có hiệu quả giáng áp bằng đường uống.

·Tác dụng trên tử cung: nước sắc Tân Di có tác dụng kích thích đối với tử cung của thỏ và chó.

·Tác dụng kháng nấm: nước sắc Tân Di trong ống nghiệm có tác dụng kháng rất mạnh đối với nhiều loại nấm da thông thường.

Thành phần hóa học: Tân di

+ Cineol, a- Pinene, Salicifoline (Trung Dược Học).

+ Cineol, Magnoflorine, Paeonidin, Eudesmin, Lirioresinol B Dimethyl Ether, Magnolin, Fargesin, Lignans (Trung Dược Đại Tự Điển).

 Vị thuốc Tân di

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Tính vị:

Cay, ấm.

Qui kinh:

Vào kinh Phế, Vị.

Cách dùng và liều dùng:

Sắc uống, 3 ~ 9g; bổn phẩm có lông, dễ kích thích cổ họng, cho vào thuốc thang nên dùng túi vải bọc sắc

 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tân di

Viêm mũi, viêm xoang:

(1) Tân di 9g, trứng gà 3 quả, hai thứ đem luộc chín, ăn trứng và uống nước.

(2) Tân di 20g, nga bất thực thảo 5g, hai thứ đem ngâm nước trong 48 giờ rồi chưng cất lấy nước nhỏ mũi vài lần trong ngày.

(3) Tân di 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g, sắc lấy nước uống, bã thuốc lại sắc tiếp, lấy nước cô thật đặc rồi hoà với nước ép của hành củ để nhỏ mũi.

(4) Tân di 3g, sắc uống hàng ngày.

(5) Tân di, ké đầu ngựa, bạc hà, bạch chỉ lượng bằng nhau, sắc uống.

(6) Tân di 9g, hồng đằng 30g, sắc uống.

(7) Tân di 3g, mộc hương 3g, rượu ngâm tri mẫu 9 ml, rượu ngâm hoàng bá 9 ml, sắc uống.

(8) Tân di 3g, ké đầu ngựa 6g, sắc uống ấm.

(9) Tân di, tạo giác và thạch xương bồ lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc bọc trong vải gạc sạch, nhét vào trong lỗ mũi.

Cảm mạo đau đầu, tắc mũi:

(1) Tân di 3g, tô diệp 6g, hãm nước sôi uống.

(2) Tân di, phòng phong, bạch chỉ, xuyên khung lượng bằng nhau, sắc uống.

(3) Tân di lượng vừa đủ, sấy khô, tán thành bột thật mịn, mỗi lần lấy một chút bột thuốc hít vào trong mũi, mỗi ngày 2 lần.

Ho:

Tân di 5 - 7 cái, sắc kỹ lấy nước, chế thêm mật ong uống ấm.

Tăng huyết áp, đau đầu do mạch máu:

Tân di 3 - 12g, sắc hoặc hãm uống thay trà, có thể pha thêm một chút đường phèn.

Say nắng, hoa mắt chóng mặt, bức bối trong ngực:

Tân di 5 - 7 cái, hãm với một chút trà mạn uống.

Cổ trướng do xơ gan:

Rễ tân di 1.000g, sắc 3 lần, mỗi lần sắc trong 2 giờ, hoà nước thuốc cả ba lần, cô lại còn 2000 ml, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20 ml.

Đau răng:

(1) Tân di 30g, sà sàng tử 60g, muối tinh 15g, tất cả tán bột, mỗi lần lấy một chút bột thuốc xát vào răng đau. (2) Tân di 1,5g sắc uống.

Thống kinh bất dựng (đau bụng khi hành kinh, khó thụ thai):

Tân di 20 - 30 cái, tán vụn, uống vào lúc sáng sớm khi chưa điểm tâm. Hôi nách: Tân di, mộc hương, tế tân, xuyên khung, lượng bằng nhau, tán bột, xát vào nách.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH