Tam chương diệp - 三张叶

Tên khác

Tên thường gọi: Tam chương diệp, Tam chi diệp, tiết cốt phong, giải độc thảo (theo Quảng tây gọi), tam khối ngõa, kỳ dị bài thảo (theo cách gọi Quảng Tây ,Vân Nam), bát giác kim long (theo cách gọi ở quý châu).

Tên khoa học: Lysimachia  insignis Hernsl.

Họ khoa học: Là loài thực vật họ báo xuân hoa Primulaseae.

Tên tiếng Trung: 三张叶

Cây Tam chương diệp

Mô tả, hình ảnh cây Tam chương diệp, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý

Mô tả

Tam chương diệp là loại cây sống lâu năm, cao 50-80 cm. Thân hình trụ tròn, thân dai, màu vàng. Cành thẳng ,trơn bóng, có vi văn dọc. Là thường có 3 lá bám quanh đỉnh cành, cọng lá ngắn, dài khoảng 5mm; phiến lá  hình thon tròn dài, lá dài 8-20cm, rộng 4-12 cm, đoạn lá trước nhọn rủ xuống, đoạn sau lá hình chiêm, 2 mặt lá gân mạch đều rõ.Toàn bộ hoa dính thứ tự trên cành, có 3-10 hoa; cành hoa dài 6-10mm; búp nụ hoa hình mũi dùi, dài khoảng 3mm; đài hoa 5 cánh, mỗi cánh hình noãn, dài khoảng 2mm; vành hoa sắc trắng,cánh 5, cánh gắn ở đài, cánh hình tròn dài, dài khoảng 6mm; nhụy đực 5, nhị hoa cực ngắn, bao phấn dài ước tính 4mm, gốc nhụy đực trợ sinh; nhụy cái ,bầu nhụy ở trên cao, ống nhụy hình sợi, đoạn trước nhụy cái có màu ban điểm xám. Quả thị hình cầu, đường kính 5mm, màu trắng, gốc quả còn tồn tại đài hoa. Hạt nhỏ, màu hồng. Thời kỳ hoa phát triển từ 5-6 tháng, thời kỳ quả phát triển từ 6-7 tháng.

Tập tính phân bố:

Sinh sống ở 700-1700m so với mặt nươc biển, sống ở tầng rừng ẩm thấp hoặc vùng sườn núi ẩm nhiều.

Phân bố ở các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân nam, v.v…..

Bào chế:

Có thể thu hái gốc hoặc toàn bộ cây vào các ngày trong năm, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi.

Vị thuốc Tam chương diệp

Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng

Tính vị

Vị cay, đắng, tính ôn.

Tác dụng

Có tác dụng hoạt huyết tán ứ, hành khí chỉ thống, khu phong thông lạc, bình can.

Chủ trị:

Tri ho lao, tâm vị khí thống, phong thấp đau xương, cao huyết áp, choáng váng, vàng da viêm gan.

Dùng ngoài trị bong gân, gãy sương, khi dùng tươi cần giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương hoặc dùng khô cần tán mịn xong hòa với dầu để bôi.

Liều dùng:

Lượng dùng:Nếu dùng gốc thì 3-9g,

Còn dùng toàn cây thì từ 15-30g.

Dùng ngoài căn liều phù hợp.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH