Sơn tra

Tên khác

- Tên dân gian: Còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine.

- Tên Hán Việt: Xích qua tử, Thử tra, Dương cầu (Đường Bản Thảo), Hầu tra (Thế Y Đắc Hiệu phương), Mao tra (Nhật Dụng Bản Thảo), Phàm tử, Hệ mai (Nhĩ Nhã), Đường cầu tử (Bản Thảo Đồ Kinh), Sơn l{ quả (Thực Liệu Bản Thảo), Hầu lê, Sơn quả tử, Sơn tra tử, Sơn thường tử, Tiểu nang tử, Mộc đào tử, Địa chi lê, Hòa viên tử, Thị tra tử, Đường cầu tử, Sơn lật hồng quả, Ưởng sơn hồng quả (Hòa Hán Dược Khảo), Ty thế đoạn, Toan táo (Bách Nhất Tuyển phương), Đường lê tử (Toàn Ấu Tâm Giám), Thường cầu, Tra nhục, Mao tra, Sơn l{ hồng quả, Sơn tra thán, Tiêu sơn tra, Sao tra nhục, Sinh sơn tra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Toan mai tử, Sơn lê (Trung Quốc Thụ Mộc Phân Loại Học).

- Tên khoa học: Crataegus cuneara Sied.et Zucc.

- Họ khoa học: Họ Hoa hồng (Rosaceae).

Cây sơn tra

(Mô tả, hình ảnh cây sơn tra, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả cây sơn tra

Bắc sơn tra là một loại cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5-10cm. Rộng 4-7cm, có 3-5 thuỳ, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 10 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1-1m5cm, khi chín có màu đỏ thắm.

Cây nam sơn tra hay dã sơn tra cao 15m, có gai nhỏ 5-8mm. Lá dài 2-6cm. Rộng 1-4,5cm, có 3-7 thuỳ , mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.

Ở Việt Nam hiện nay đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, quả của hai loại cây khác nhau.

Cây chua chát, còn gọi la cây sán sá (Tầy) có tên khoa học là Malus doumeri (Bois) Chev, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Cây này cao 10-15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6-15cm, rộng 3-6cm, mép khứa răng cưa. Hoa hợp thành tán từ 3-5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5-6cm, cao 4-5cm, vị hơi chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả thags 9-10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đay cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra.

Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5-6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3-5 thuỳ, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa họp từ 1-3 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30-50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9-10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1000m. Ngoài ra còn cây Docynia delavayi (Fanch.) Schneid mùa hoa tháng 3 mùa quả tháng 6-7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu mua với tên táo mèo hay sơn tra.

Phân bố, thu hái sơn tra

Trước đây sơn tra hoàn toàn nhập của Trung Quốc. Những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Nhưng ta thấy hai cây này đều khác chi sơn tra thất do đó cần nghiên cứu so sánh việc sử dụng. Điều chú ý là một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc cũng nhập của ta những quả này với tên sơn tra. Nói chung quả chua chát và quả táo mèo của ta có đường kính lớn hơn sơn tra, khi chín sơn tra thật có màu đỏ mận hay đỏ tươi.

Quả sơn tra hay chua chát, táo mèo chín được hái về thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.

2. Tại Trung Quốc người ta dùng nhiều loại sơn tra khác nhau thuộc nhiều loài như Crataegus pinnatifida Bunge var.major N.E.Br., Crataegus cuneata Sieb.et Zucc., Crataegus scabrigolia (Fr.) Rehd., Craraegus Wattiana Heme et Lãe v.v...

Tại châu Âu chủ yếu người ta dùng Crataegus oxyacanth L. hoặc Crataegus sanguinea Pall.

Bộ phận dùng làm thuốc

Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.

Chế biến sơn tra như thế nào?

Quả sơn tra được hái về, sau đó đem thái miếng, phơi hoặc sấy khô dùng làm thuốc

 Bảo quản sơn tra:

Bảo quản khô ráo, tránh ẩm mốc.

Thành phần hoá học của sơn tra

Theo nghiên cứ của sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và protit (Dược hoàng liên sơn) thấy có 2,76% tamin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ.

Các chất tan trong nước là 31%, độ trpo 2,25% tan hoàn toàn trong HCL.

Theo nghiên cứu của các nhà dược học Liên Xô cũ về quả sơn tra loài Crataegus oxyacantha L. và Crataegus sanguina Pall. ngoài chất tamin, fructoza còn có các chất cholin, axtylcholin và phytosterin. Mới đây người ta lại còn thấy các axit oleanic, ursolic và craraegic.

Trong hoa các loại sơn tra kể trên, có quexetinm quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong vỏ cây Crataegus oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng craraegin và oxyacanthin.

Tác dụng dược lý của sơn tra

1. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về quả sơn tra Việt Nam và Trung Quốc.

2. Quả sơn tra của Liên Xô cũ được Pôtguôcxki B.B (1951) và Checnưxep (1954) nghiên cứu thấy chế phẩm của sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim đồng thời làm giảm sự kích thích cơ tim. Sơn tra còn làm tăng sự tuần hoàn ở mạch máu tim và mạch máu ở não, tăng độ nhạy của tim đối với tác dụng của cac glucozit chữa tim.

3. Hoa và lá sơn tra Crataegus oxyacantha được nhân dân và y học Châu Âu dùng từ lâu làm thuốc chữa tim, trong thí nghiệm và trên lâm sáng, thuốc chế từ hoa và lá Crataegus oxyacantha làm mạnh tim, điều hoà sự tuần hoàn, giảm sự kích thích của thần kinh.

Vị thuốc sơn tra

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị

+ Vị chua, lạnh, không độc (Tân Tu Bản Thảo).

+ Vị chua, ngọt, hơi ôn (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vị ngọt, chua, không độc (Nhật Dụng Bản Thảo).

Quy kinh:

Vào kinh túc Dương minh Vị, túc Thái âm Tz (Bản Thảo Kinh Sơ).

Vào kinh Tz, Can (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

Vào kinh Tz (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

Tác dụng:

 + Tiêu thực, hóa tích, hoạt huyết, tán ứ (Trung Dược Học).

+ Nấu lấy nước trị lở sơn (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Uống chủ lợi thủy, gội đầu, tắm trị chàm, lở loét (Tân Tu Bản Thảo).

+ Hóa thực tích, hành khí kết, kiện vị, khoan cách, tiêu khí tích, huyết kết (Nhật Dụng Bản Thảo).

+ Tiêu nhục tích trệ, hạ khí, trị ợ chua (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Hóa ẩm thực, kiện tzvị, hành kết khí, tiêu ứ huyết (Bản Thảo Kinh Sơ). Chủ trị: + Trị các chứng tích trệ, bụng đầy, tiêu chảy, sản hậu ứ trệ, sản dịch ra không hết, sán khí, dịch hoàn đau (Trung Dược Học)

Liều dùng:

Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Tây y dùng dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 đến 4 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20-30 giọt) hoặc cồn thuốc (ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 20-30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, giảm đau.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sơn tra

Chữa ăn uống không tiêu

Sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì5gm hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.

Chữa hóc xương cá

Sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt đi

Chữa ghẻ lở, lở sơn:

Nấu nước sơn tra mà tắm.

Trị sinh xong mà sản dịch không ra hết, bụng đau, bụng đau gò lại:

Sơn tra 90g, sắc kỹ, thêm ít đường, uống lúc đói rất hay (Đan Khê Tâm Pháp).

Trị thịt tích lại không tiêu:

Sơn tra nhục 120g, sắc kỹ, ăn cả nước lẫn cái (Giản Tiện phương).

Trị sán khí gây nên thiên trụy (thoái vị), dịch hoàn sệ xuống:

Sơn tra nhục, Hồi hương (sao), đều 30g, tán bột, làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi, lúc đói (Vệ Sinh Giản Dị phương).

Trị trường phong hạ huyết, uống nhiều thuốc mát hoặc thuốc nóng và thuốc trị Tỳ hư mà không khỏi

Dùng 1 vị Sơn khỏa quả, tục gọi là Toan táo, lại có tên khác là Ty thế đoàn, phơi khô, tán bột. Dùng lá Ngải sắc lấy nước uống thuốc thì khỏi ngay (Bách Nhất Tuyển phương).

Trị người lớn tuổi lưng đau, chân đau:

Sơn tra nhục, Lộc nhung (nướng), lượng bằng nhau, tán bột. Luyện với mật làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thế Y Đắc Hiệu phương).

Trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa:

Sơn tra sống, Sơn tra sao đều 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị tiêu chảy: Sơn tra thán 10g, tán bột, uống với nước sôi (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị trẻ nhỏ tiêu chảy:

Lưu Đại Phát dùng sirô Sơn tra cho uống, mỗi lần 5 – 10ml, ngày 3 lần. Đã trị 212 ca, kết quả đều khỏi. 173 ca khỏi trong 2 – 3 ngày (Hồ Bắc trung Y Tạp Chí 1985, 4: 28).

Trị kinh nguyệt bế do ứ huyết hoặc sau khi sinh bụng đau do ứ trệ:

Sơn tra 40g, sắc, bỏ bã, trộn với 25g đường, uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị kiết lỵ cấp, đại trường viêm cấp:

Sơn tra 60g, sao cháy sơ. Thêm 30ml rượu, trộn đều, sao lại cho khô rượu. Thêm 200ml nước, sắc khoảng 15 phút, bỏ bã, thêm 60g ờnnng, sắc cho sôi, uống nóng, ngày 1 thang. Trị 100 ca đều khỏi. Thường chỉ 1 thang là có kết quả (Tân Y Học Tạp Chí 1975, 2: 111). Trị 51 ca kiết lỵ cấp, khỏi 41 ca, kết quả tốt hơn dùng thuốc Chlorocid [Tây y] (Chu Kiến Viễn, Tân Y Học Tạp Chí 1977, 1: 3).

Trị kiết lỵ cấp, đại trường viêm cấp:

Sơn tra (sao cháy) 120g, Bạch biển đậu (hoa) 30g. sắc uống ngày 1 thang. Trị 91 ca, có kết quả 97,80%. Báo cáo cho biết Sơn tra trị lỵ tốt hơn còn Bạch biển đậu (hoa) đối với đại trường viêm tốt hơn (Trung Thảo Dược Học Báo 1973, 3: 31).

Trị lỵ mới phát:

Sơn tra 30g, sắc nước. Thêm đường mía 30g, Tế trà sắc sôi, uống nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị lipid máu cao:

Sơn tra, Mạch nha (cô đặc). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30g. mỗi ệuuu trình 14 ngày. Trị 127 ca Cholesterol cao, có kết quả 92% (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1979, 5: 23).

Tham khảo

Ứng dụng lâm sàng trong điều trị tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

- Sơn tra được sử dụng trong một số bài thuốc chữa Gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, béo phì,...

So sánh

+ Sơn tra dùng chung với Sâm, Truật thì tiêu tích trệ; Dùng chung với Khung, Quy thì tan được huyết cü (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Sơn tra kh o trừ được chất thịt tanh tích trệ, không giống với Mạch nha tiêu ngü cốc tích trệ. Trương Trọng Cảnh trị thương hàn gồm 113 phương thang, chưa từng dùng Mạch nha, Sơn tra là vì sao? Vì tính nó chậm, cüng như người không có khả năng dẹp loạn, cho nên chỉ dùng Đại Thừa Khí, tiểu Thừa Khí thôi. Người đời nay không cứ có chất thịt tích trệ hay không, cứ dùng Sơn tra, cho là ổn, e rằng đã không ích lợi gì thì tất nhiên phải có hại ít nhiều. Người hiểu biết nên xét kỹ (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Tiêu Sơn tra có tác dụng tiêu thức ăn do thịt tích lại, kèm bụng đau, tiêu chảy. Tiêu mạch nha tiêu thức ăn loại ngü cốc, dùng cho người không bị tiêu chảy, không sốt. Tiêu Thần khúc có tác dụng tiêu cơm, dùng cho người có phát sốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Sơn tra và Kê nội kim đều có tác dụng tiêu thực, đạo trệ. Nhưng Sơn tra chuyên tiêu tích trệ do thịt, kèm hóa ứ. Kê nội kim có tác dụng kiện Tz, tiêu thực, hóa sỏi, thông lâm ((Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

 Kiêng kỵ:

Tỳ vị hư yếu, không có thực tích: không nên dùng Sơn tra (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH