Sóng rắn

 

Tên khác:

Sóng rắn, Cam thảo cây, sóng rậnm sóng rắn nhiều lá

Tên khoa học Albizia myriophylla Benth, thuộc trinh nữ - Mimosaceae

Cây Sóng rắn

( Mô tả, hình ảnh cây Sóng rắn, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây bụi cao 2-4m, mọc dựa vào cây to và vươn cao. Thân cành màu nâu, có cạnh, sau tròn, khi chặt có nước chảy ra. Lá kép hai lần lông chim chẵn gồm rất nhiều lá chét nhỏ, có 2 tuyến ở cuống lá. Hoa màu trắng mọc thành chùm ở đầu cành, có nhiều nhị. Quả đậu rất mỏng, chứa 4-9 hạt.

Mùa hoa quả tháng 4-11.

Bộ phận dùng:

Vỏ thân, vỏ rễ - Cortex et Cortex Radix Albiziae Myriophyllae.

Phân bố, thu hái và chế biến

Mọc hoang dại ở các tỉnh phía Nam, trước đây không thấy khai thác, chỉ những năm gần đây dựa vào vị ngọt của vỏ thân và vỏ rễ người ta khai thác với mục đích dùng thay cam thảo. Thực tế đây là một sự nhầm lẫn giả mạo. Có thể phát hiện sự giả mạo này bằng cách soi bột và vi phẫu, hình dạng, mùi vị. Rễ cam thảo có đường kính đều 5 - 20mm, màu đỏ nâu, nơi vỏ nứt lộ ruột màu vàng, còn sóng rắn có đường kính to nhỏ không đều 50 - 70mm, vỏ rễ màu xám nhạt, vỏ rễ có lốm đốm trắng. Rễ cam thảo có vị ngọt thấm lâu và dịu còn vỏ sóng rắn có vị gắt làm hắt hơi, ngọt ít hơn nhưng sau đó làm tê lưỡi và mất vị giác. Vi phẫu sóng rắn có vòng cương mô liên tục ở miền vỏ rễ tia tủy nhỏ nên các chùy libe không rõ, còn cam thảo không có vòng cương mô liên tục, tia tủy lớn nên các chùy libe phân cách rõ ràng.

Thành phần hóa học

Trong rễ cây sóng rắn có 0,035% ancaloit, màu trắng ngà vị rất đắng, 6% saponin thô màu vàng, nâu nhạt, vị gắt cây, hút ẩm ở ngoài không khí. Ngoài ra còn có cho phản ứng flavonoit và steroit.

Cho chuột nhắt  (trọng lượng 20g) uống dung dịch nước với liều 18g/kg thể trọng đến 20g/kg chuột chết sau 2 - 3 ngày. Tỉ lệ tử vong 10% (với liều 18g/kg), đến 25% (với liều 20g/kg).

Vị thuốc Sóng rắn

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Sống rắn có vị ngọt hơi lợm giọng, tính mát, không độc.

Công dụng:

Lương y Nguyễn An Cư cho biết: Sống rắn tả can nhiệt, thoái tâm hoả, lương huyết, giải độc, trừ ung nhọt, mày đay, tiêu cam sát trùng, giải khát trừ phiền, trẻ con nứt môi, đẹn đều chữa được.

Ở Thái Lan, rễ được dùng giải khát và nhuận tràng; gỗ và quả dùng làm thuốc trị ho.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Sóng rắn

Giải nhiệt và Chữa ho như Cam thảo.

Ngày dùng 10-20g sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Tag: cay song ran, vi thuoc song ran, cong dung song ran, Hinh anh cay song ran, Tac dung song ran, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH