Sao đen

Tên khác

Tên thường gọi: Sao đen còn gọi là Cây sao, Koky (Campuchia), May khèn (Lào)

Tên khoa học: Hopea odorata Roxb.

Họ khoa học: Thuộc họ Sao dầu - Dipterocarpaceae.

Cây Sao đen

(Mô tả, hình ảnh cây Sao đen, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).

Mô tả:

Cây gỗ lớn có thân cao suôn thẳng từ 20-30m, có những lằn nứt dọc theo thớ, màu đen. Lá gần như không cuống, hình trái xoan thuôn hay trái xoan ngọn giáo, nhọn tù, dài 6-17cm, rộng 3-9cm, mặt trên láng và xanh bóng, mặt dưới mịn; gân chính rõ với 7-10 cặp gân phụ. Hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng, có mùi thơm nhẹ. Quả có 2 cánh lớn dài 5-6cm, do 2 thuỳ của đài hoa cùng lớn lên. Vỏ quả dai và mỏng, lúc chín có màu nâu.

Bộ phận dùng:

Vỏ cây, nhựa - Cortex et Resina Hopeae Odoratae.

Nơi sống và thu hái:

Loài của Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ, trong các rừng rậm. Cũng thường được làm cây bóng mát. Thu hái vỏ cây quanh năm. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học:

Sao đen cho một chất nhựa có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến vàng đỏ hay nâu thẫm. Thành phần chủ yếu là các acid damarolic và damaresen a và b. Mặt trong của vỏ cây hay cành lớn còn chứa một tỷ lệ tanin cao (14,57% của trọng lượng khô).

Nhựa dammar của sao đen có màu vàng nhạt đến vàng đỏ hoặc nâu sẫm. Có loại tốt gần như không màu. Tỷ trọng 0,900 (loại không màu), đến 1,055 (loại có màu), độ chảy 110°C (loại không màu), 141 °C (loại có màu), chỉ số axit 53, chỉ số xà phòng 81. 

Thành phần chủ yếu của nhựa dammar sao đen là các axit damarolic và các damaresen α và β. 

Mặt trong của vỏ cây hay cành lớn còn chứa một tỷ lệ cao tanin (14,57 %) có thể dùng trong thuộc da.

Vị thuốc Sao đen

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vỏ Sao đen có vị chát

Tác dụng:

Có tác dụng làm săn da, cầm máu, làm chắc chân răng.

Công dụng:

Người ta dùng vỏ Sao đen thay vỏ Chay để ăn trầu. Vỏ còn dùng chữa viêm lợi, áp xe lợi và trị sâu răng.

Ở Ấn Độ, nhựa cây dùng dưới dạng bột làm thuốc cầm máu.

Cách dùng Có thể dùng vỏ khô ngâm rượu hoặc sắc nước đặc để ngậm.

- Ngâm rượu: Lấy vỏ sao cạo sạch lớp ngoài, cho vào rượu thường (30-40o). Sau vài giờ, ta được dịch chiết màu nâu đen hơi đỏ, ngả sang màu sôcôla. Dùng rượu này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 3 lượt liền, ngậm rồi nhổ nước đi.

- Sắc nước: Lấy 50g vỏ thêm 30ml nước cho vào đun sôi, giữ sôi trong 15 phút, dùng nước sắc súc miệng, ngậm trong 10-15 phút. Ngày làm 2-3 lần, dùng liền trong 3-4 ngày.

Vỏ cây sao đen được dùng ở nhiều nơi trong nước ta làm vỏ ăn trầu (trầu không).

Nhựa sao đen được chích trên thân và cành to. Người ta dùng nhựa sao đen trong công nghiệp sơn, vecni, công nghiệp thuốc ảnh

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH