Tên thường gọi: Sảng, Sang sé, Trôm thon, sảng lá kiếm, quả thang..
Tên tiếng Trung: 假蘋婆 (假苹婆)
Tên khoa học: Sterculia lanceolata Cay.
Họ khoa học: Thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Sảng, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).
Cây gỗ nhỏ cao 3-10m; nhánh non mảnh, có lông. Lá đơn, nguyên, phiến lá hình ngọn giáo hay thuôn, có lông hình sao ở mặt dưới, gân bên 5-7 đôi; lá kèm nhọn. Chùm hoa mảnh, ở nách lá, có lông mềm hình sao; nhánh hoa rất nhỏ mang 1-5 hoa; lá bắc hình dải, ngắn và dễ rụng, đài hình chuông, cao 5-7mm, hoa đực có cuống bộ nhị không lông, bao phấn xếp hai dãy; hoa cái có bầu nhiều lông, hình cầu. Quả đại đỏ, có lông, dài 5-8cm; hạt 4-7, đen, to 9x12mm.
Ra hoa tháng 4-7; có quả tháng 8-10.
Vỏ cây, lá, hạt - Cortex, Folium et Semen Sterculiae Lanceolatae.
Cây mọc phổ biến trong các rừng thứ sinh từ Hoà Bình, Quảng Ninh tới Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cho tới Ninh thuận. Thu hái vỏ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có chất nhầy, tanin.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Vỏ được dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt. Ngày dùng 20-30g, giã với muối đắp. Có thể dùng phối hợp với những loại khác.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), vỏ thân được dùng trị bạch đới nhiều, lâm trọc và lá dùng trị đòn ngã.
Hạt dùng ăn được. Ở Vân Nam, được dùng làm thuốc thanh phế nhiệt.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH