Rau muống

Tên khác

Tên thường gọi: Còn gọi là bìm bìm nước, tra khuôn (cămpuchia)

Tên tiếng Trung: 空心菜

Tên khoa học: Ipomoea reptans (L.) Poir-Ipo-moea aquatica Forsk

Họ khoa học: Thuộc họ bìm bìm Convolvulaceae

Cây rau muống

(Mô tả, hình ảnh cây rau muống, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả cây rau muống

Rau muống không chỉ là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam mà còn là một cây thuốc nam quý, Cây mọc bò ở nước hay trên cạn, thân rỗng, dày, có những đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, nhưng cũng có khi hẹp, và dài. Phiến lá dài 7-9 cm, rộng 3.5-7 cm, cuống lá nhẵn 3-6 cnm. Hoa to, màu trắng hay hồng tím nhạt, mọc từng một đến 2 hoa trên một cuống dài 1-2cm. Quả hình cầu, đường kính 7-9 mm. Hạt có lông màu hung, đường kính 4 mm.

Mùa hoa vào mùa thu.

Phân bố, thu hái và chế biến

Trồng khắp nơi trong nước ta dùng làm rau ăn. Trong nhân dân còn dùng rau muống làm thuốc chủ yếu giải độc. Dùng tươi, vò nát uống hay nấu với nước,

Thành phần hoá học

Trong rau muống có 92% nước, 3.2% protit, 2.5% gluxit, 1% xenluloza, 1.3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao trong đó có tới 100mg% canxi, 37mg% P, 1,4mg% Fe. Các vitamin gồm có 2.9% caroten, 23mg% vitaminC 0,10mg% vitamin B1, 0.7% citamin PHƯƠNG PHÁP 0.09 mg% vitamin B2. Ngoài ra còn có nhiều chất nhầy.

Tác dụng dược lý

Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.

Vị thuốc rau muống

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)

Tính vị, tác dụng:

Rau muống vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.

Công dụng:

Ngoài công dụng làm rau ăn nhân dân coi rau muống như một thư rau làm mất tác dụng của những thuốc đã uống và nhất là dùng để giải các chất độc, rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Một số người ít dùng rau muống, khi dùng rau muống thường có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Ngọn rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên những vết loét do bệnh zona. Thân lá rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hay trán những người sốt, khó thở.

Liều dùng

Liều dùng không cố định

Dùng dưới dạng sống hoặc nấu chín. Chủ yếu dùng ở dạng tươi dưới dạng rau ăn.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc rau muống

Trị ngộ độc:

Khi bị ngộ độc nấm, lá ngón, thủy ngân trước lúc đến bệnh viện có thể lấy 1kg rau muống rửa sạch, giã nát lọc lấy nước uống. Hoặc khi ngộ độc sắn (củ mì), lấy 100g rau muống cắt khúc, 50g gạo tẻ, hai thứ trộn đều giã nhuyễn hòa với nước uống.

Trị đau dạ dày, ợ chua, nóng trong ruột, miệng khô, đắng:

20g rau muống, 20g rau má, 20g cỏ mực, 16g rau sam, 12g trần bì (vỏ quýt khô). Tất cả sao qua, cho vào ấm, đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia uống 2 lần/ngày lúc đói.

Trị bệnh kiết lỵ:

400g cọng rau muống tươi, thêm vài miếng trần bì, đổ nhiều nước sắc nhỏ lửa trong vài giờ rồi uống.

Trị chứng đái tháo đường:

60g rau muống, 30g râu ngô nấu nước uống. Thường rau muống tía tốt hơn rau muống trắng.

Trị chứng bí tiểu tiện, phù thũng toàn thân do bệnh thận:

Lấy một nắm rau muống, 12g râu ngô, 12g rễ tranh sắc lấy nước uống ngày một lần.

Trị chứng ra khí hư bạch đới:

500g rau muống cả rễ, 250g hoa dâm bụt trắng. Cho hai vị trên hầm với thịt lợn hoặc thịt gà để ăn.

Trị chứng tâm phiền, đổ máu mũi, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, ù tai, chóng mặt, háo khát:

Lấy 150g rau muống, 12g cúc hoa, đổ nước đủ dùng đun sôi với lửa to, sau 20 phút lọc lấy nước uống.

Trị chứng viêm lưỡi, viêm môi do thiếu vitamin B2:

100g rau muống, 50g hành tươi, nấu canh ăn hàng ngày.

Trị chứng lở ngứa, loét ngoài da, zona (giời leo):

Dùng ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch với ít nước muối, giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Trị rôm sẩy, mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em:

Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm cho trẻ.

Chữa liền da, sinh thịt:

Khi bị mụn lở, miệng vết thương lõm sâu, ăn nhiều rau muống để chóng lành.

Tham khảo

Ai không nên dùng rau muống

Người bị gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Người đang bị vết thương mềm: Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Người điều trị ngoại khoa nội khoa: Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.

Người đau xương khớp: Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.

Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

Những người đang uống thuốc Đông y: Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

Lưu ý khi dùng rau muống

Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Do đó khi ăn rau muống cần rửa sạch, và nấu chín kỹ.

Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, dãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Do đó các bà nội trợ nên lựa chọn mua rau muống tại những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để mua được sản phẩm rau an toàn cho gia đình. Nên ăn rau muống theo mùa nhằm hạn chế việc sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Tag: cay rau muong, vi thuoc rau muong, cong dung rau muong, Hinh anh cay rau muong, Tac dung rau muong, Thuoc nam

Tag: cay rau muong, vi thuoc rau muong, cong dung rau muong, Hinh anh cay rau muong, Tac dung rau muong, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH