Tên thường gọi: Rau khúc. Rau khúc vàng
Tên khoa học: Gnaphalium affine D.Don (G.multiceps Wall.)
Họ khoa học: thuộc họ Cúc - Asteraceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Rau khúc, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Cây thảo mọc hằng năm, có lông như nhung. Lá mọc so le, không cuống, có phiến hẹp dài, dài 2,5-4,5cm, rộng 0,2-0,4cm. Cụm hoa ở ngọn các nhánh, dày, to vào cỡ 2cm; hoa đầu to 2-3mm.
Toàn cây - Herba Gnaphalii Affinis, thường gọi là Thử khúc thảo.
Loài phân bố ở Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang, nhất là ở miền Bắc nước ta. Thu hái toàn cây vào mùa xuân, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Trong cây có tinh dầu, có luteolin -4-glucoside, stigmatosterol gnaphalin, 2'.4.4'-trihydro-6'-methoxychalocone-4'-b-D-glucopyranoside.
(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)
Rau khúc có vị hơi ngọt, tính bình, thư phế chỉ khái, điều kinh và hạ huyết áp.
Lá có thể làm rau ăn, người ta cũng dùng đồ với gạo nếp làm bánh Khúc. Cây thường dùng trị: 1. Cảm sốt, ho, viêm khí quản mạn, hen suyễn có đờm; 2. Tiêu máu cấp; 3. Phong thấp tê đau; 4. Huyết áp cao. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị chấn thương bầm giập, trị rắn cắn lấy lá tươi giã đắp, rịt.
1. Cảm sốt, ho, viêm họng, hen suyễn, nghịch đờm: Rau khúc khô 30g sắc uống, hoặc thêm Gừng, Hành, mỗi vị 10g cùng sắc.
2. Viêm khí quản mạn tính: Rau khúc 15g,Khoản đông hoa,Tỳ bà diệp, Hạt mơ, mỗi vị 10g, cùng sắc nước uống.
3. Rắn cắn: Giã lá tươi Rau khúc đắp, rịt
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH