Rắn

Tên khác

Rắn làm thuốc gồm nhiều loại, thường là những loài rắn độc, người ta hay dùng 3 loài rắn độc mang tên rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia, nhưng những tên đó nhiều khi lại được dùng để chỉ nhiều loài rắn khác nhau, cần chú ý phân biệt.

Rắn cung cấp cho ta nhiều bộ phận làm thuốc như: Thịt rắn, xác lột (xà thoái) và nọc độc.

Rắn

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

 Mô tả: Những con rắn hay dùng ở Việt Nam

1. Rắn hổ mang: tên hổ mang còn gọi là hổ lửa, hổ phì, con phì, hổ đất, rắn mang kính. Có hai chi rắn khác nhau ở nước ta mang tên hổ mang có tên là chi Naji và chi Agkistrodon.

2. Rắn cạp nong: còn có tên là rắn mai gầm, có nơi gọi là rắn mai gầm vàng, rắn đen vàng, rắn vòng vàng. Rắn cạp nong thường sống ở cả đồng bằng và miền núi, con rắn này rất đặc biệt ở chỗ thân nó hơi hình ba cạnh, gồm những khoanh đen và vàng vòng quanh cả bụng.

3. Rắn cạp nia: Hay rắn mai gầm bạc, còn gọi là rắn đen trắng, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc. Loài rắn này thường ngắn hơn loài cạp nong. Màu rắn đen xanh hay nâu sẫm có những khoanh màu trắng hay trắng vàng, khoanh màu trắng hẹp hơn khoanh màu đen,.

Phân bố:

Những con rắn dùng làm thuốc được phân bổ rộng rãi ở miền Bắc và miền Nam, đồng bằng hay rừng núi đều có.

 Vị thuốc Rắn

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

 Tính vị - quy kinh - Công dụng

Các loại rắn cạn có vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc; vào can tỳ.

Xà đởm vị ngọt hơi cay và không đắng; vào phế. Tác dụng giảm ho giảm đau

Xà thoái vị ngọt mặn, tính bình, hơi tanh; và kinh can. Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giải độc. Nọc rắn có tác dụng giảm đau chống viêm, chống hình thành huyết khối nên dùng chữa đau thần kinh, ung thư mà không gây nghiện

 Xà nhục có tác dụng khu phong trừ thấp, trấn kinh, trừ co giật. Dùng cho các trường hợp bại liệt, đau nhức xương khớp, viêm khớp, phong hàn thấp tý, trẻ em sốt cao co giật, lở ngứa, dị ứng, co giật uốn ván.

Kiêng kỵ:

Không dùng cho người âm hư hoả vượng, người huyết hư.

 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Rắn

Chữa những bệnh thần kinh đau nhức,tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật, chữa nhọt độc, bị cảm trợn mắt miệng méo:

Thịt rắn Ngày uống 4-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc rượu, chú ý: những người huyết hư sinh phong thì không dùng được.

Chữa ho, đau lưng, Nhức đầu khó chữa:

Mật rắn phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Có khi ngâm với rượu mà uống. Trong sách cổ ghi mật rắn có độc, dùng với liều thấp.

Chữa những chứng kinh nguy hiểm của trẻ em, sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ.

Xác rắn (xà thoái) là xác con rắn bỏ lạo khi nó lột. Ngày dùng từ 6-12g dưới hình thức thuốc sắc hay đốt cháy mà dùng.

Chứng bệnh phong thấp làm trở ngại kinh lạc, khớp xương đau nhức lâu ngày không khỏi. Ngoài ra còn trị phong thấp tê bại.

Rượu Rắn Hổ mang: Thịt rắn Hổ mang 6g, quy thân 12g, ngũ gia bì 12g, khương hoạt 12g, thiên ma 12g, tần giao 12g, phòng phong 12g. Ngâm rượu uống hoặc sắc uống.

Chữa phong tê thấp, đau xương nhức cơ, bán thân bất toại, bàn tay bàn chân đổ mồ hôi

Rượu rắn: Rắn hổ mang 1 con, rắn cạp nong hay cạp nia 1 con, rắn ráo 1 con, cẩu tích 50g, tiểu hồi 30g, hà thủ ô đỏ 80g, trần bì 30g, kê huyết đằng 120g, ngũ gia bì 80g, thiên niên kiện 80g, đường kính 660g, rượu ethanol 600 4 lít, rượu ethanol 400 vừa đủ 10 lít. . Mỗi lần dùng 15 – 20 ml, uống trước khi đi ngủ.

Trẻ em bị kinh phong, sài uốn ván, co rút gân.

Rắn Hổ mang 63g (ngâm rượu bỏ da và xương), rết 63g (tẩm rượu nướng), rắn đen (ô tiêu xà) ngâm rượu bỏ da và xương. Nghiền chung thành bột. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 8g, chiêu với rượu hâm nóng. Trị sài uốn ván, cổ ưỡn cong, thân thẳng cứng.

Rắn Hổ mang bỏ đầu bỏ đuôi, lòng, ruột, nướng sấy khô. Nghiền thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với rượu loãng. Trị trẻ em tê bại (thời kỳ phục hồi sức).

Trị phong tê liệt, ngứa khắp người.

 Cao khu phong: Rắn hổ mang 8g, bạc hà 8g, thiên ma 12g, kinh giới 12g. Nghiền thành bột, trộn đều với rượu và mật, làm thành cao. Chia uống 2 lần trong ngày.

Trị ngứa vàng da.

Rắn hổ mang 80g, thuyền thoái 80g; nghiền thành bột mịn để riêng. Lấy hy thiêm 20g, ké đầu ngựa 20g; sắc lấy nước và uống với 4g bột thuốc trên. Uống liền trong 2 tuần lễ.

Tham khảo

Các nghiên cứu khác về rắn

Người ta nghiên cứu nọc rắn để bào chế thuốc có tác dụng giảm đau kéo dài: kem bôi tại chỗ (Vipratox- Đức, Viprosalum – Nga, Najatox – Việt Nam) chữa thấp khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh…; dạng thuốc tiêm (Viperalgin – Tiệp khắc) tác dụng giảm đau, nhất là đau do ung thư. Mật rắn được dùng làm thuốc trị ho do phong, đau lưng, nhức đầu kinh niên: Thuốc “Tam xà đởm” gồm mật của rắn hổ mang, rắn cạp nong hoặc cạp nia, rắn ráo, trần bì và 1 số dược liệu khác; chữa ho, đau bụng, tiêu chảy do phong hàn. Thuốc cũng có tác dụng với người viêm đa khớp, đau nhiều về mùa rét, đau có sốt nhẹ. Xác rắn đốt thành tro, trộn với dầu rán củ ráy dại và nghệ vàng, chữa phụ nữ bị nứt đầu vú, chữa mụn nhọt.

Tag: cay ran, vi thuoc ran, cong dung ran, Hinh anh cay ran, Tac dung ran, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH