Tên thường gọi: Phù dung còn gọi là Mộc liên, Địa phù dung, Tâm biến hoa, Thât tinh hoa, Sương giáng hoa, Túy tửu phù dùng, Đại diệp phù dung.
Tên tiếng Trung: 木芙蓉
Tên khoa học: Hibiscus mutabilis L.
Họ khoa học: Thuộc họ Bông - Malvaceae.
(Mô tả, hình ảnh Phù dung, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Cây bụi hoặc cây nhỏ, cao 2-5m, các cành non có lông ngắn hình sao. Lá mọc so le, phiến lá có 5 thuỳ, rộng tới 15cm, gốc hình tim, mép khía răng, có nhiều lông ở mặt dưới, gân lá hình chân vịt. Hoa lớn, dẹp, mọc riêng lẻ hay tụ họp nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng đến chiều ngả sang màu hồng đỏ. Quả hình cầu có lông màu vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang nhiều lông dài.
Hoa tháng 8-10, quả tháng 9-11.
Lá - Folium Hibisci Mutabilis, gọi là Phù dung diệp. Hoa và rễ, hạt cũng được dùng.
Cây của miền Ðông Ấn Ðộ, được dùng làm cảnh, trồng bằng cành hoặc bằng hạt vào mùa xuân. Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô tán bột. Hoa hái khi mới nở, phơi khô. Vỏ rễ thu vào mùa thu - đông, phơi khô.
Hoa phù dung có chứa Anthocyanin, Isoquercitrin, Hyperin, Hyperoside, Rutin, Quercitin-4’-glucoside, Spiraeoside, Quercimeritrin... Trong hoa và lá đều có chất nhầy dính.
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Vị hơi cay, tính mát;
Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bài nung, lương huyết, chỉ huyết.
Dùng lá hoặc hoa phù dung tươi 20g, đem giã nhỏ đắp lên chỗ mụn nhọt. Khi thuốc khô lại thay thuốc khác. Đơn thuốc này có tác dụng, nếu mụn mới mưng mủ, có thể đỡ đau và mụn sẽ tiêu đi; nếu mụn đã chín sẽ chóng vỡ mủ.
Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng. Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần, ngày từ 2 - 3 lần dùng gạc hoặc bông vô khuẩn thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết bỏng.
Hoa phù dung (loại mới nở, còn màu trắng chưa chuyển màu) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen (loại lâu năm càng tốt) đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.
Hoa hoặc lá phù dung 20g, rau sam 20g, củ chuối tiêu 20g, muối 10g. Tất cả để tươi, giã nhỏ, gói vào miếng gạc. Đắp mỗi ngày hai lần, đắp trong 3 - 5 ngày.
Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.
Dùng hoa phù dung và xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ hạt) mỗi thứ 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên những chỗ khớp bị viêm. Ngày đắp một lần vào buổi tối, đắp liên tục trong 5 ngày. Hoặc lá phù dung, phơi khô, tán bột, trộn mật ong đắp vào chỗ khớp xương bị viêm.
Dùng hoa phù dung và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Lá phù dung phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) - sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc), nghiền mịn; hai thứ lượng bằng nhau. Hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung)...
Dùng lá hoặc hoa phù dung, phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với giấm gạo, bôi vết thương, ngày bôi 3-4 lần.
Dùng hoa phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần.
Dùng lá phù dung, phơi khô trong bóng râm (âm can), tán mịn, trộn với nước thành thứ bột nhão, đắp lên 2 thái dương, dùng băng dính cố định lại; ngày thay thuốc 2-3 lần.
Dùng lá phù dung tươi khoảng 1kg, sắc lấy nước ngâm rửa, mỗi ngày một lần.
Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ. Dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi, viêm hạch bạch huyết, viêm ruột thừa, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa cấp tính, bỏng nước sôi, bỏng lửa, rắn độc cắn, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp, hoặc dùng bột lá, hoa khô luyện thành bột nhão hoặc làm cao bôi.
Còn một loài khác được trồng là Phù dung đẹp, Mỹ lệ phù dung, Râm bụt ấn - Hibiscus indicus (Burm f.) Hochr., có hoa cũng biến màu (trắng, hồng hay đỏ) như Phù dung nhưng lá đài phụ dài đến 2-3,5cm. Rễ của loài này được dùng làm thuốc tiêu thực tán kết, thông lâm chỉ huyết, dùng trị bụng đầy, đái dắt, đái ra máu; lá được dùng trị ung sang thũng độc.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH