Nọc ong

Nọc ong là gì?

Nọc ong là sản phẩm của nhũng tuyến đặc biệt trong cơ thể con ong, muốn dùng nọc ong trước đây người ta cho con ong đốthay có khi người ta uống con ong, hiện nay người ta lấy nọc ong riêng rồi chế thành thuốc với những dạng khác nhau như nhũ dịch, dầu bôi có nọc ong, thuốc tiêm dưới da, di chuyển ion.

Con ong

(Mô tả, hình ảnh con ong, thu bắt, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả

Con ong là loài côn trùng cánh màng, có cơ thể trung bình dài 1 - 1,5cm, đít có nọc, hút mật ở các loài hoa để chế biến thành mật ong. Theo phân loại khoa học, ong mật thuộc chi Apis (chi phổ biến hơn cả) gồm 4 loài chính

 Apis cerana Fabricius (ong mật, ong châu á) với 3 giống là Apis cerana indica, A.cerana japonica và A. cerana sinensis.

Apis dorsata (ong khoái)

 Apis florea (ong ruồi)

Apis mellifera (ong châu âu) với 3 giống chính là Apis mellifera ligustica, A.mellifera carnica và A.mellifera caucasia.

Theo kinh nghiệm dân gian, ong mật có nhiều loài. Ở miền bắc, có ong muỗi (cơ thể nhỏ) cho mật màu trắng và ong khoái (loại to) cho mật màu vàng. Ở miền nam, vùng rừng U Minh, có ong mật (loại to chiếm đa số) hút mật hoa tràm là chủ yếu, mật có màu vàng; ong ruồi nhỏ hơn, thân mình hơi dẹt, không giống con ong muỗi nuôi ở các tỉnh phía bắc, làm mật từ nhiều loài hoa, mật có màu vàng nâu, chất lượng tốt hơn

Bộ phận dùng làm thuốc:

Nhiều sản phẩm của ong mật được sử dụng phổ biến

- Mật ong: tên thuốc trong y học cổ truyền là bách hoa tinh, bách hoa cao hay phong mật, là mật hoa được ong chế biến và đặc lại. Đó là một chất lỏng sánh có màu trắng đục, vàng nhạt hoặc vàng thẫm, thơm đặc trưng của mùi mật ong, vị ngọt dịu, để lâu thành ngọt đậm, khé cổ, có đường kết tinh ở dưới gọi là châu. Mật ong được dụng là mật ong thiên nhiên nguyên chất, đã được tiêu chuẩn hoá để ổn định thành phần của mật và bảo quản được lâu. Một lít mật ong được dụng có trọng lượng trên 1,42 kg, còn một lít mật ong thu mua bình thường chỉ nặng 1,2 - 1,3 kg.

- Sữa ong chúa (sữa chúa, phong nhũ tinh): là chất lỏng, sánh, màu trắng đục đến ngà vàng, có giá trị cao nhất trong tổ ong.

- Sáp ong (phong lạp): có thể chất mềm, hơi trong, mịn bóng như có dầu mỡ, màu vàng là hoàng lạp, màu trắng là bạch lạp, có mùi thơm của mật ong và nhựa thông.

- Keo ong (phong giao): là nhựa cả các loài cây (nhất là các chồi mầm) do con ong nghiền nát luyện với sáp mà thành, có màu nâu hoặc vàng sẫm.

- Nọc ong: là sản phẩm đặc biệt của cơ thể con ong, đó là một chất lỏng rất sánh, không màu.

- Phấn hoa: do con ong đi hút mật mang về với mục đích làm thức ăn nuôi ong con. Đó là những thỏi nhỏ hình thoi, dài 0,6 - 0,8 cm, hai đầu thuôn tù, màu vàng nhạt.

Thu bắt, chế biến

Muốn lấy nọc ong hàng loạt người ta thường kích thíc con ong bằng cách giết chết một con ong, đặt trên một màng mỏng có dòng điện, khi những con ong khác đậu vào bị dòng điện kích thích sẽ đốt màng mỏng. Nọc chảy ra hứng lấy để chế thuốc.

Mô tả dược liệu nọc ong

Tính chất của nọc ong: Nọc ong là một chất lỏng rất sánh, không màu mùi rất đặc biệt na ná như mùi mật ong, vị bỏng đắng. Tỷ trọng 1,131, phản ứng acid. Trong nước có pH 5,5-5,5; trong không khí nọc ong chóng khô, lượng cao khô trong nọc ong chứng 41%. Ở dạng khô nọc ong giữ nguyên tính chất trong thời gian dài, trong dung dịch nước nọc ong bị phá hủy dần dần.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của nọc ong rất phức tạp. Người ta mới biết trong nọc ong có: anbumin và chất mỡ, các hợp chất hữu xơ có trọng lượng phân tử thấp, các acid amin tự do: xystin, lysin, acginin, glycocol, alanin, methionin, acid glutamic, treonin, leuxin, isoleuxin; các acid nucleic, các acid muravic, ortophotphoric; chất béo và các chất có cấu tạo steroid, tinh dầu. Các men hialuronidase và phospholipase. Chất vô cơ magie đồng.

Tác dụng dược lý của nọc ong

Tác dụng dược lý có quan hệ nhiều đến melitin, làm tan máu, co các cơ trơn và cơ vân, hạ huyết áp, phong bế một đoạn thần kinh trung ương và ngoại vi, tác dụng lên thành các mạch máu, gây viêm tại chỗ.

Men Hialurolidase làm tan các chất căn bản của tổ chức liên kết, thúc đẩy sự lan truyền của nọc độc, ở trong da và đẩy mạnh tác dụng tại chỗ.

Men phospholipase phân hủy lexitin và tạo thành lisoxitin có khả năng dung giải các tế bào và làm dung huyết một cách gián tiếp.

Nhiệt độ cao chỉ làm phá hủy các men của nọc ong, mà không tác dụng với melitin: melitin rất vũng với nhiệt độ và đối với cả acid mạnh nhưng dễ bị phá hủy trong môi trường kiềm mạnh.

Các nhân tố oxi hóa làm giảm tác dụng trong nọc ong, các men dung giả protein, pepsin, trypsin phong bế hoàn toàn nọc ong, phá hủy anbumin của nọc ong chứng tỏ anbumin là chất có tác dụng cơ bản trong nọc ong.

Tác dụng trên cơ thể người.

Nọc ong có tác dụng thay đổi tùy theo liều cao hay thấp, nơi bị đốt và đặc biệt cảm ứng riêng của từng cơ thể. Phụ nữ và trẻ em thường nhạy cảm đối với nọc ong hơn nam giới. Đối với người có tính cảm ứng bình thường ong đốt 1,2 lần chỉ gây phản ứng viêm tại chỗ, đối với người bị ong đốt nhiều lần như những người nuôi ong có thể xuất hiện sức đề kháng cao. Tại chỗ nọc ong thường gây đỏ, sưng, cảm giác đau, xuất hiện đột ngột, có cảm giác như bị bỏng, có thể sốt, nhiệt độ tăng hơn bình thường 2-5%. Với liều cao hơn có thể nằm liệt giường, ngay sau khi bị đốt, nạn nhân thấy chóng mặt, buồn nôn, chảy nước bọt, mồ hôi ra nhiều, rồi nôn mửa, rối loạn đường ruột, bất tỉnh nhân sự, huyết áp hạ xuống, có những dấu hiệu tan các hồng cầu.

Với liều gần đúng tùy theo từng người, nọc ong có tác dụng chữa bệnh, liều độc so với liều điều trị thường gấp hàng chục lần, và liều chết gấp 100 lần liều điều trị.
Nọc ong làn dãn động mạch và các mao quản, tăng cường sự thâm nhập của máu đến cơ quan bị thương, làm giảm đau. Đối với hệ thống tuần hoàn, nọ ong nâng cao số lượng hemoglobin, bạch cầu ở địa phương và toàn thân, tốc độ huyết trầm hạ thấp, độ nhớt và độ đông máu nhỏ hơn. Nọc ong kích thíc cơ tim, hạ huyết áp, ảnh hưởng tới dinh dưỡng, đặc biệt làm giảm cholesterol trong máu.

Nọc ong nâng cao sức lực toàn thân và khả năng làm việc làm cho ăn ngủ tốt hơn.

Vị thuốc nọc ong

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Công dụng và liều dùng

Nọc ong được dùng có hiệu quả trong nhiều bệnh, những bệnh nặng và kéo dài, đôi khi khó chữa như sưng khớp do thấp, bệnh thấp của cơ, sưng khớp truyền nhiễm không đặc hiệu, suyễn, viêm khí quản, nhức đầu, huyết áp cao ở giai đoạn 1 và 2.

Theo đông y, có thể sử dụng nọc ong trong điều trị một số chứng bệnh khá hiệu quả, như u bã đậu (mà không cần phẫu thuật), cai nghiện ma túy, viêm khớp..

Tham khảo

Nọc ong vốn được xem là một loại độc dược, bởi nó có chứa khá nhiều thành phần axit formic. Nếu một người không may bị ong đốt có thể sẽ gặp phải các hiện tượng như sưng tấy, đau buốt... nặng hơn có thể là ngộ độc, dị ứng, thậm chí tử vong... Theo TS Phạm Duệ , Giám đốc TT Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, chỉ cần ong đốt 10 mũi trở lên đã rơi vào tình trạng nặng, có thể bị tử vong. Nghiên cứu tại TTCĐ của Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, ong đốt có thể gây bệnh cảnh nguy hiểm, trong đó gây sốc phản vệ. Đây là phản ứng rất mạnh của cơ thể. Vì vậy, có thể chỉ 1-2 nốt ong đốt cũng dẫn đến tử vong. Đặc biệt, nếu bị ong đốt vào các vùng hiểm như vùng họng có thể gây phù vòm họng, khó thở thanh quản cấp dẫn đến tử vong nhanh. Thông thường với trên 10 nốt ong đốt, bệnh nhân đã có thể bị nhiễm độc nặng (bị tan máu, vàng da, Thiếu máu cấp, tiêu cơ vân dẫn đến suy thận cấp).

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng chữa bệnh của nọc ong như dùng làm các dạng cao xoa giảm đau, chống viêm, cho ong đốt trực tiếp vào các huyệt tương ứng trên cơ thể... Việc ứng dụng cách chữa bệnh bằng nọc ong này từng được tiến hành ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam . Song ở Việt Nam, phương pháp này hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Hiệu quả chữa bệnh của nọc ong vẫn còn bí ẩn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc đã làm rõ cơ chế chống viêm mellittin, đó là peptit chủ yếu trong nọc ong. Lúc đầu, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động chống viêm khớp của nọc ong trên chuột. Họ đã phát hiện rằng chỉ cần dùng một lượng thấp nọc ong cũng đủ làm giảm mạnh sự sưng tấy mô và hình thành gai xương, có nghĩa là hiệu quả chống viêm khớp của nọc ong là do các tính chất chống viêm của nó.

Sau đó, các nhà nghiên cứu xem xét hiệu quả chống viêm của melittin trong tế bào hoạt dịch của các bệnh nhân mắc bệnh tê thấp. Họ phát hiện ra rằng melittin ngăn chặn sự phát triển của các gen gây viêm, như COX-2, do đó làm giảm sự viêm nhiễm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng melittin tác động lên hệ số kappa B (NF-kB), yếu tố sao chép mà người ta cho rằng có thể kiểm soát được các gen này. Trong khi NF-kB có thể được kích hoạt bởi các kích thích viêm và kích thích bệnh lý khác thì melittin ngăn chặn các hoạt động sao chép và liên kết DNA, tạo ra tác động đối với gen gây viêm như trên.

Kết quả một cuộc thí nghiệm đăng trên tờ Tạp chí Y học của Anh số ra mới đây cho thấy nọc ong còn có thể ngăn chặn và làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.

Ở Việt Nam , trong bốn năm (1966-1970), GS Nguyễn Năng An thực hiện cùng nhóm cộng sự đề tài "Nghiên cứu nọc ong trên thực nghiệm". Ong là ong nuôi, giống Apisarthron của Ðức, chọn loại ong thợ 15-40 ngày tuổi, khỏe mạnh, không có bệnh. Lấy nọc ong và chế phẩm nọc ong để tiêm tĩnh mạch chó, thỏ, chuột lang, chuột nhắt, chuột cống trắng, ếch. Ðề tài thứ hai, "Thủy châm chữa một số bệnh bằng sản phẩm ong" hợp tác cùng GS Nguyễn Tài Thu tại Trạm E, Sở Y tế Hà Nội.

Tùy loại bệnh và người bệnh qua thăm khám, xét nghiệm chặt chẽ, các tác giả đề tài dùng hỗn hợp liều lượng nhất định đơn vị ong (Apitoxin: Unité d' apitoxine theo Ioirich, 1ml = 5 đơn vị) với novocain hoặc vitamin C phối hợp novocain để thủy châm trên các huyệt chỉ định thuộc kinh mạch - không phải đau đâu châm đó). 156 người bệnh được chữa trong 4 năm. Kết quả làm cho bệnh nhân Thấp khớp đỡ đau, đỡ sưng nhiều; bệnh hen ít lên cơn, hạ cơn, hoặc cơn nhẹ; thần kinh ngoại biên đã bị tê đau liệt có thể hồi phục công năng; huyết áp không dao động; người bệnh đỡ đau đầu, ngủ tốt... (nguồn: tạp chí Dược Học, số 3-1970).

Trong các nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu lấy nọc ong có khống chế liều lượng và phối hợp với Novocain để thủy châm chứ không dùng ong thợ “châm chích”. Việc cho ong “châm” vào các huyệt giúp giảm đau và chữa đau khớp hiện nay vẫn chưa có xác nhận rõ ràng của Bộ Y tế, do đó bệnh nhân cần phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp điều trị mạo hiểm này cho mình.

Kiêng kị

Tuy nhiên nọc ong không dùng được đối với bệnh lao, bệnh gan và tuyến tụy tạng, bệnh nhân kèm đái ra máu, bệnh tuyến thượng thận, suy nhược toàn thân, bệnh máu và các tổ chức tạo máu với khuynh hướng làm chảy máu. Phụ nữ có thai không điều trị bằng nọc ong. Có người dùng tiêm nọc ong phối hợp với châm cứu.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH