Tên thường gọi: Nghể răm còn gọi là Thủy liễu, Rau nghể.
Tên khoa học: Polygonum hydropiper L.
Họ khoa học: thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Nghể răm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).
Cây thảo mọc hàng năm, cao 30-60cm, có thân phân nhánh, thường nhuốm màu đỏ, ở phía trên các điểm phân nhánh thường phình lên. Lá hình ngọn giáo, nhẵn có những điểm tuyến trong suốt; mép lá nguyên; cuống lá ngắn; bẹ chìa mỏng và phát triển. Hoa tập hợp thành bông thưa ở ngọn nhánh và ở nách các lá gần ngọn, thường mọc nghiêng. Hoa nhỏ 2-4mm, màu lục hoặc đo đỏ, hình phễu, có những điểm trong suốt. Quả bế hình tam giác bầu dục, đôi khi có 3 góc tròn.
Mùa hoa quả tháng 7-9.
Toàn cây - Herba Polygoni Hydropiperis, thường có tên là Thuỷ liễu.
Ngoài cây Nghể răm mô tả ở trên, dân gian còn dùng 2 cây "nghể" khác, là "nghể chàm" (Polygonum tinctorium Lour) và "nghể bông" (Polygonum orientale L. var. pilosum Meissn), cùng thuộc họ Rau răm, nhưng có tác dụng khác với Nghể răm.
Trong cây có một acid kết tinh có màu gọi là acid polygonic còn có acid gallic, một tinh dầu màu vàng trong, mùi cay, vị nóng (trong đó có tadaconal và polygodiol), một glucosid anthraquinonic được xem như là hoạt chất, một chất màu vàng kết tinh, còn có một alcaloid đắng, có các flavonoid trong đó có quercetin, hyperin, rhamnazin, isorhamnetin. Hạt cũng chứa acid polygonic, tanin và tinh dầu.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Vị cay, thơm, tính ấm
Tác dụng khư phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống, giải độc tiêu thũng, sát trùng chỉ dương.
Ở Ấn Độ, cây và lá được xem như có vị cay, có tác dụng kích thích, lợi tiểu, điều kinh; còn rễ kích thích và có tác dụng bổ đắng. Người ta cũng biết được lá chứa acid polygonic gây tác dụng kích thích, còn glucosid anthraquinonic lại làm tăng nhanh sự đông máu.
Nghể răm thường được dùng làm thuốc:
1. Trị giun, diệt giòi, bọ gậy;
2. Chữa viêm dạ dày ruột, Kiết lỵ, ỉa chảy;
3. Phong thấp đau nhức xương khớp, đòn ngã ứ đau;
4. Thuỷ thũng;
5. Tử cung xuất huyết, phình tĩnh mạch và dãn tĩnh mạch, vết thương chảy máu, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, Trĩ.
Nghể răm tươi toàn cây 60g (cắt ngắn), hương nhu tươi 60g (cắt ngắn), cho vào nồi đất, đổ ngập nước trên mặt thuốc 2-3 cm; sắc lấy 3 bát, chia 3 lần uống khi còn ấm. Có tác dụng chữa ỉa chảy do cảm nắng mùa hè, với biểu hiện ỉa chảy, nôn khan, toàn thân vã mồ hôi lạnh, chân tay vật vã.
Nghể răm 30g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống khi còn ấm.
Nghể răm 80g, sắc đặc uống, hoặc uống nhiều mật ong (Nam dược thần hiệu).
Nghể răm nấu nước tắm rửa, bã xát chỗ ghẻ ngứa.
Nghể 25 ngọn, lá phèn đen 25 lá, thuốc lào 1 điếu (viên tròn bằng hạt ngô), hồng hoàng 1 cục bằng hạt đậu xanh; cả 4 vị giã nhỏ, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước, cho vài hạt muối vào rồi uống, chia làm 3 lần trong ngày; bã đắp vào nơi rắn cắn; thời gian điều trị chừng 3 ngày (Kinh nghiệm dân gian).
Liên xô cũ đã công nhận nghể là một vị thuốc chính thức, dùng dưới hình thức cao lỏng, thuốc pha làm thuốc săn, cầm máu, dùng trong những trường hợp băng huyết trong sản khoa. Liều dùng cao lỏng: 30-40 giọt. ngày uống 3-4 lần.
Ở Việt Nam thân và lá được nhân dân dùng làm thuốc chữa giun, nhuận tràng, thông tiểu, chữa rắn cắn Gần đây nhân dân Trung Quốc và Việt Nam phát hiện thấy nghể có tác dụng diệt dòi và bọ gậy: nước ngâm 5% diệt 80% bọ gậy hoặc diệt 50% dòi sau 3 ngày (72 giờ). Bọ gậy sẽ sinh ra muỗi dòi sẽ sinh ruồi
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH