Mộc tặc (Herba Equiseti Hiemalis)

Tên khác

Tên Hán Việt khác: Tiết cốt thảo, Mộc tặc thảo , Bút đầu thái, Cỏ tháp bút.

Tên tiếng Trung: 木贼 

Tên khoa học: Herba Equiseti debilis

Họ khoa học: Equisetaceae

Cây Mộc tặc

(Mô tả, hình ảnh cây Mộc tặc, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả thực vật:

Cây Mộc tặc là cây thảo mộc lâu năm, cao khoảng 0,5-2 m. Thân rỗng, đường kinh khoảng 6-8mm,chia thanh nhiều đốt, chiều dài mỗi đốt 2-6 cm, thân cây màu xanh đậm, không phát triển lá.

Mộc Tặc thường gặp ở các tỉnh miền núi và trung du, mọc thành đám nhỏ ở đất, dọc theo bờ suối, bờ ruộng nước sát chân núi.

Thu hái - Bào chế

Mộc tặc được thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu.

Cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt khúc,phơi âm can đến khô.

Sau khi đã phơi khô, bó thành từng bó nhỏ.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Dùng làm thuốc là toàn bộ thân cây Mộc tặc.

Bảo quản:

Để nơi khô, thoáng mát. Không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị, biến mầu. Tốt nhất là chỉ nên hong gió cho khô.

Thành phần hóa học của Mộc tặc

Trong Mộc tặc có các Acid Silixic, chất béo, phytosterol, acid equisetic, chất saponin gọi là equisetonin, các chất ancaloit equisetin và nicotin, ngoài ra còn có equisetrin (glucozit) và Isoquevitnin.

Tác dụng dược lý:

Theo sách dược cổ, qui nạp có mấy tác dụng:

Sơ phong thối ế ( tức giải cảm, làm tan mộng thịt ở mắt).

Thu liễm chỉ huyết, lợi tiểu ra mồ hôi.

Tiêu viêm.

Vị thuốc Mộc tặc

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Vị ngọt đắng, tính bình

Quy kinh:

- Quy kinh Phế Can Đởm. (Trung dược học)

- Quy vào huyết phận 2 kinh Túc quyết âm, Thiếu dương (BẢn thảo kinh sơ)

- Quy vào kinh Dương, Thủ, Túc (Bản thảo hối ngôn)

Tác dụng của Mộc tặc

Sơ phong tán nhiệt, giải cơ, trừ sạch màng mắt.

Chủ trị:

Chủ trị mắt sinh mây màng, ra gió chảy nước mắt, trường phong hạ huyết, huyết lỵ, sốt rét, họng đau, nhọt sưng.

Ứng dụng lâm sàng:

Chữa viêm kết mạc cấp (do phong nhiệt làm mắt sưng đỏ mờ)

Mộc tặc 8g, Cúc hoa 12g, Bạch tật lê 12g, Quyết minh tử 12g, Phòng phong 8g, sắc nước uống. Bài này gia thêm Thương truật, Hạ khô thảo chữa viêm tuyến lệ cấp.

Chữa phù trong viêm cầu thận cấp, phù cước khí:

Mộc tặc thảo 15g, Phù bình 10g, Đậu đỏ 100g, Hồng táo 5 quả, cho vào 600ml, sắc còn 200ml nước uống.

Chữa chứng chảy máu:

Ngoài ra có người còn dùng Mộc tặc chữa chứng chảy máu do Trĩ, chảy máu đường ruột, sa trực tràng, xích lị, mộng thịt ở mắt.

Liều lượng thường dùng: 4 -12g.

Chú ý lúc dùng thuốc: Mộc tặc thảo có thể dùng thay thế Ma hoàng.

Không dùng đối với người bệnh âm hư hỏa vượng gây mắt đỏ và trường hợp chảy máu do khí hư không nhiếp được huyết.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH