Tên thường gọi: Mộc nhĩ, Nam tai mèo, Nấm mèo, Hắc mộc nhĩ (Thánh Huệ Phương) Nhu (bản kinh), mộc nhu (chứng hoại bản thảo), mộc tung, mộc nga (cương mục), vân nhĩ (dược tính thiết dụng) nhĩ tử (tứ xuyên trung dược chí)
Tên tiếng Trung: 木耳
Tên khoa học: Auricularia auricula (L.) Underw. (Trung dược đại từ điển)
Họ khoa học: họ Mộc nhĩ - Auriculariaceae.
(Mô tả, hình ảnh mộc nhĩ, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Thế quả của Mộc nhĩ - Auricularia.
Nấm mộc nhĩ được lan rộng trên khắp vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Có thể tìm thấy trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Australia, Nam Mỹ và Châu Phi.
Ở nước ta được trồng nhiều để làm thuốc và làm thực phẩm.
Sấy khô, bảo quản trong túi ni lông kín, để nơi khô ráo.
Giá trị dinh dưỡng cho 100 g mộc nhĩ khô bao gồm: năng lượng 293,1 kcal (1226 kJ), chất béo lipide 0,2 g, chất đạm protéine 10,6 g, đường glucides 65 g, tro 5,8 g, Calcium Ca 375 mg (38%), Sắt Fe 185 mg (1423%), Phosphore P 201 mg (29%),và carotène 0,03% mg.
Thành phần hợp chất chánh monosaccharides của polysaccharides nấm mộc nhĩ Auricularia auricula là: glucose (72%), mannose (8%), xylose (10%),và fucose (10%).
Hoạt động chống oxy hóa (Acahrya et al., 2004),
Đặc tính chống ung bướu (Misaki et al., 1981),
Tác dụng hạ đường máu (Pisueña et al., 2003;.... effet Zhang et al, 1995),
Tác dụng giảm mỡ trong máu (Takeuchi et al, 2004),
Tác dụng chống viêm (Ukai et al, 1983)
Chống đông máu (Yoon et al, 2003)
Bảo vệ tim mạch (Wu et al., 2010)
Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình
Kinh vị, đại tràng
Mát máu, trị tràng phong, lỵ ra máu, đái rắt ra máu, băng huyết, rò rỉ máu, trĩ lở.
Tác dụng dưỡng huyết, thông mạch, cầm máu. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, quang nước mắt.
Thường được sử dụng chữa: 1. Suy nhược toàn thân, Thiếu máu, ho; 2. Khái huyết, trị xuất huyết, chảy máu cam, xuất huyết tử cung; 3. huyết áp cao, táo bón, còn dùng chữa chứng nhiệt lỵ, trĩ, Đau răng.
Uống trong: 30g -100g nghiền nhỏ uống hoặc sắc lấy nước uống
Mộc nhĩ 10g, thịt lợn nạc 50g, 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc Bắc, chỉ còn 2 chén, thêm muối rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.
Dưa chuột 150g rửa sạch, thái lát. Mộc nhĩ, nấm tuyết, mỗi thứ 100g (đã ngâm nở), rửa sạch, xé nhỏ. Nấm chần qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt vào đĩa to, rưới lên dầu ăn, nêm gia vị vừa ăn.
Mộc nhĩ 10g, ngân nhĩ 10g, ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.
Mộc nhĩ 20g, đường phèn 15g nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.
Mộc nhĩ 50g, sao tồn tính, tán nhuyễn để uống.
Mộc nhĩ 30g, đường cát 15g. Mộc nhĩ xào lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.
Mộc nhĩ 30g, hải sâm 30g, phèo lợn 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng mộc nhĩ, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.
Dùng Mộc nhĩ và Kinh giới, sắc lấy nước ngậm và súc miệng.
Mộc nhĩ 30g, Chà là 30g, sắc uống.
Mộc nhĩ 6g, Hồng khô 30g nấu chè ăn.
Mộc nhĩ 30g ngâm trong nước một đêm, rồi đem hấp chín với đường trong 1-2 giờ, dùng ăn trước khi đi ngủ.
Người đại tiện thực nên kiêng
Lưu ý: Không ngâm mộc nhĩ khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn mộc nhĩ tươi.
Lâm sàng dùng điều trị vết thương mầm thịt quá dư thừa. Lấy mộc nhĩ bằng phẳng, dầy dặn, không sứt mẻ đem ngâm nước cho nở hết, sau đó lấy cồn tiêu độc. Xung quanh miệng vết thương cùng mầm thịt dùng nước muối rửa sạch sau đó rải mộc nhĩ lên trên, lấy băng sạch quần lại sau 3-4 ngày mở ra kiểm tra 1 lần. Do mộc nhĩ thưa xốp, có tính co bóp và hút nước mạnh, hút hết nước trong mầm thịt thừa, khiến mầm thịt bắt đầu khô teo và trở nên bằng phẳng.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH