Tên thường gọi: Móc mèo núi còn gọi Móc mèo, Vuốt hùm, Điệp mắt mèo là poisquenique, yeux de chat.
Tên khoa học: Caesalpinia bonuducella.
Họ khoa học: Thuộc họ vang Caesalpiniaceae.
(Mô tả, hình ảnh cây Mốc meo núi, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...).
Cây nhỡ leo, có khi mọc rất dài. Cành khỏe hình trụ, có nhiều gai nhỏ hình nón. Lá kép hai lần lông chim chẵn, có lá kèm lá kép gồm 3 lá chét, cuống lá có gai. Hoa mọc thành chùm ở trên nách lá, lá bắc hình dùi, làm cho ngọn trùm trông như có tóc. Đài 5 tràng 4, hình trái xoan ngược, cánh hoa thứ 5 gấp góc thước thợ ở giữa. Nhị 10, nhụy ngắn, có rất nhiều lông. Quả lồi, có nhiều gai nhọn, đựng 2 hạt gần hình cầu, rất rắn, mùa quả vào mùa thu.
Cây mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, có khi được trồng làm hàng rào. Người ta dùng hạt làm thuốc, hái quả phơi khô, đập dập lấy hạt, phơi lại cho thật khô.
Trong hạt có 23,92% dầu béo, 1,888% nhựa đắng, 5,452% đường, 4,521% muối vô cơ, chất đạm tan được 3,412% và 18,2% chất đạm không tan, 37,795% tinh bột, 50% độ ẩm.
Dầu màu vàng nhạt, mùi khó chịu, vị hơi đắng do một ít chất nhựa (có thể dùng cồn để loại). Nhựa là thành phần hoạt chất đắng dưới dạng bột vô định hình, trắng, đắng, tan trong các dung môi thông thường nhưng ít tan trong ête dầu hỏa. Có tác giả gọi nhựa này là bondixin và cho rằng đây là hoạt chất của hạt.
L. Canonica và cộng sự (Gứzz. Chim ital., 96, 698, 66, 1966) và M. Erfan AU và cộng sự (Chem. Ind., 1960, 463) đã thấy trong hạt móc mèo núi có nhiều hoạt chất đắng đặt tên là a, P,Y,8,e,caesalpin.
Lá móc mèo có tác dụng tăng cường sức co bóp của tử cung chuột cống trắng có chửa.
Cao chiết nước và caochiết etanol 50% từ hạt móc mèo thử nghiệm trên chuột cống trắng bình thường vàchuột gây tiểu đường bởi streptozotocin cho thấy có tác dụng chống đường huyếttăng cao, hạ lipid máu, chống cholesterol và triglycerid tăng cao với liều100mg/kg.
Năm 2001, nhóm của Ren-Wang Jiang (Hong Kong) đã chiết xuất từ hạt mócmèo chất Furanoditerpenoid lactones, và xác định chất này có tính kháng RSV, mộtvirút gây bệnh đường hô hấp.
Năm 2006, nhóm các nhà nghiên cứu Li Dong Mei, LeiMa, Liu Guang – Ming, Hu Li – Hong đã phân lập các chất cassane diterpene –lactones trong hạt móc mèo. Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo khoa học nào vềtác dụng trị ung bướu của hạt móc mèo.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Móc mèo núi có vị đắng, hơi the, tính mát
Có tác dụng khư ứ, chỉ thống, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.
Ở Việt Nam thường dùng hạt móc mèo làm thuốc chữa sốt, và thuốc bổ với liều 0.5-1g một lần, ngày uống 2-3 lần, còn dùng chữa lỵ, tẩy giun và Chữa ho. Dân gian thường dùng hạt ở quả già phơi khô để giảm đau, cầm máu, ức chế viêm gan B.
Ở Philippin, hạt móc mèo núi chữa bệnh dạ dày và là thuốc tẩy nhẹ. Dùng dưới dạng bột, hạt còn có tác dụng bổ chữa sót.
Ở Thái Lan, lá móc mèo núi là thuốc gây trung tiện, chữa bụng đầy hơi, tiểu tiện khó khăn. Ở Indonesia, lá hoặc bột được dùng tẩy giun sán.
Ở Papua New Guinea, nước sắc lá chống trầm cảm chữa rối loạn tâm thần.
Ở Figi, lá non dể tẩy giun cho trẻ em, nước sắc lá chữa viêmxoang, nước sắc rễ được dùng trong trường hợp mệt mỏi.
Ở Ấn Độ, lá và vỏ cây làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt và trị giun sán.
Ở Madras, bột hạt móc mèo núi chế thành cao xoa, bôi ngoài chữa tràn dịch tinh mạc (hydrocele) và viêm tinh hoàn.
Ở Ceylon, lá non chữa đau răng và cũng tẩy giun cho trẻ em.
Ở đảo La Reunion và Madagascar, rễ có tác dụng hạ sốt, trị giun, gây săn se chữa khí hư, bệnh lậu. Dầu chiết từ hạt điều trị co giật, bại liệt. Viên Bonducin đã dược bác sỹ Ismard, người Pháp, dùng chữa sốt rét với liều 0, 1 - 0,2 g/ngày.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH