Tên thường gọi: Còn gọi là đà tăng, kim đà tăng, lô đê.
Tên tiếng Trung: 宓 陀 曾
Tên khoa học: Lithargyrum.
(Mô tả, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Dùng đáy lò nấu vàng bạc lâu năm. Đáy lò vỡ người ta nấu lại thành miếng đen óng ánh xám.
Vị này thường có ở làng nghề gia công chế tác vàng bạc, ở trong nước, và nước khác..
Dùng sống tán bột mịn hoặc nung đỏ, để nguội rồi lấy tán lấy bột (rây số 22). Trộn với dầu mè, dầu thầu dầu, giấm v.v... đến độ sền sệt.
Thành phần chủ yếu của mật đà tăng là chì oxit (PbO), tuy nhiên cũng còn lại một phần chì chưa bị oxy hóa. Ngoài ra, trong mật đà tăng còn lẫn nhiều tạp chất như Al3, Sb3+ hoặc Sb4+, sắt Fe3, Ca2+ và Mg2+.
(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh...)
Vị mặn, cay, tính bình, hơi độc. Tỷ trọng cao không có mùi vị
Vào kinh Can.
Thuốc sát trùng. Tác dụng trừ đờm, sát trùng, thu liễm trấn kinh
Thường dùng làm thuốc bị bệnh ngoài da, trị sang lở, chốc đầu, nước ăn chân (trộn với dầu), trị hôi nách (trộn với giấm).
Dùng chữa ngũ Trĩ, tẩy vết xạm ngoài da, chủ yếu là chế cao dán nhọt.
Liều uống hàng ngày là 0.5-1g
Mật đà tăng 500g, Hoàng đơn 20g, Vỏ chàm 300g, Thầu dầu 1.000g.
Điều chế: Mật đà tăng tán nhỏ rây mịn. Hoàng đơn tán nhỏ rây mịn. Vỏ chàm đốt tồn tính, tán mịn. Dầu thầu dầu, Mật đà tăng, vỏ Chàm đun sôi 10 phút rồi cho Hoàng đơn vào quấy đều, bắc ra lại quấy đều cho đến khi nguội (nếu không Mật đà sẽ tăng sẽ lắng xuống).
Rót vào lọ rộng miệng, quấy đều khi dùng.
Mật đà tăng 30g (tán min), Giấm thanh 100ml hòa chung bôi vào nách, ngày vài lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Mật đà tăng 30g (tán min), Trộn với dầu mè cho sệt bôi ngày vài lần. (Kinh Nghiệm dân gian).
Mật đà tăng (tán mịn), Hoạt thạch (tán mịn), lượng bằng nhau. Pha nước chín bôi ngày vài lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Mật Đà Tăng 8g, Lưu Hoàng 8g, Đinh Hương 4g, Khô Phàm 8g, tất cả nghiền nhỏ trộn đều, sáng tối mỗi ngày bôi vào các vị trí “bốc mùi”..(Kinh Nghiệm dân gian).
Mật đà tăng 4g, hòa ấm súc miệng, nhổ đi.
Tuy nhiên những người trúng hàn không phải thực tà cấm dùng.
Thuốc nếu dùng lâu có thể gây nhiễm độc chì, do đó cần thận trọng, chỉ dùng khi có sự chỉ định của thầy thuốc.
Trong một số đơn thuốc cổ phương có sử dụng duyên đơn, duyên phấn hay mật đà tăng để chữa bệnh lở loét miệng dưới dạng bôi, làm cao dán mụn nhọt hoặc uống (nhưng rất hạn chế với liều lượng nhỏ).
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH