Lười ươi

Tên khác

Tên thường gọi: Lười ươi, đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, dang rang si phlè, som vang, an nam tử, đại đồng quả, đại phát, tam bayang.

Tên khoa học Sterculia lychonophora Hnce.

Họ khoa học: Thuộc Trôm Sterculiaceae.

Cây lười ươi

(Mô tả, hình ảnh cây lười ươi, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả cây

Cây lười ươi là một cây thuốc quý. Lười ươi là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thanh 0.8-1m. Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dàu 18-45m, rộng 18-24cm, cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa cho 1-2 quả đại, dạng lá,hình trứng hay hình giống như đèn treo, do đó có tên lychophor, dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phần rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay màu nhạt, mặt trong ánh bạc, với 4-5 đường gân nổi rõ. Một hại dài 2.5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dầy mẫm, gồm những tế bào họp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn và màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4 trước khi lá phát triển. Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và mở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại

Phân bố, thu hái và chế biến

Lười ươi chỉ mới thấy phân bố và được sử dụng khai thác ở miền nam nước ta tại những vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận... Ngoài ra còn thấy ở Cămpuchia, Thái Lan, các đảo thuốc Malaixya

Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt, phơi hay sấy khô. Hạt hình trứng dài 2.5-3.5cm, rộng 1.2-2.5cm, màu nâu đỏ nhạt, trên mặt nhăn nheo, nổi trên nước, nhưng khi ngâm với nước thì sau một thời gian nở rất to, gấp 8-10 lần thể tích của hạt, thành một chất nhầy màu nâu nhạt, vị hơi chát, mát, do đó Châu Âu gọi là Hạt nở

Hạt được khai thác rất nhiều ở miền Nam để dùng tại chỗ và xuất khẩu.

Thành phần hoá học

Hạt lười ười gồm hai phần: Phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo, tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tamin.

Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza, pentoza và arabinoza.

Tác dụng dược lý

Thuốc uống vào hút nước rất mạnh làm trương ruột kích thích gây tiêu chảy.

Thuốc có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, giảm đau.

Vị thuốc lười ươi

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)

Tính vị:

Lười ươi vị ngọt, tính hàn.

Sách Bản thảo cương mục thập di: ngọt nhạt.

Sách Dược liệu hội biên: ngọt nhạt tính lương.

Quy kinh:

Qui kinh Phế, Đại tràng.

Công dụng:

Hiện nay công dụng chủ yếu của vị thuốc này là mát và nhuận. Chỉ cần 4-5 hạt vào một lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào mà uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu ngày dùng 2-5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uồng trong ngày.

Liều dùng:

Liều dùng 3 - 5 quả bỏ vào nước sôi uống hoặc sắc uống.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc lười ươi

Trị viêm amidale cấp:

Dùng 4 - 8 quả cho vào bình trà, đổ nước sôi vào uống hết sau khi ngâm nửa giờ, cách 4 giờ 1 lần, trong 2 - 3 ngày. Trị khỏi 68 ca, tốt 21 ca (Lưu phúc Bình, Tạp chí Trung y Triết giang 1966, 5:180).

Trị đau họng, ho khan không có đờm, khàn tiếng, cốt chưng nội nhiệt, chảy máu cam:

Lười ươi 3 hạt, mật ong 15ml. Hãm với nước sôi uống thay trà.

Trị chảy máu cam ở trẻ nhỏ:

Lười ươi 2-5 hạt sao vàng, nấu lấy nước cho trẻ uống trong ngày.

Táo bón do tích nhiệt:

Dùng Bàng đại hải dưới dạng hãm hoặc phối hợp với các dược liệu nhuận tràng khác.

Tham khảo

Lưu ý khi dùng

Không dùng kéo dài

Tiểu chảy không dùng

Tag; cay luoi uoi, vi thuoc luoi uoi, tac dung cua luoi uoi, cong dung cua luoi uoi, thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH