Lá móng tay

Tên khác

Còn gọi là móng tay nhuộm, cây lá móng, lá móng tay, cây thuốc mọi, chi giáp hoa, tán mạt hoa, kok khau khao youak, khoa thiên.

 Cây Lá móng tay

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

MÔ TẢ CÂY

Cây lá móng tay là một cây nhỏ, cao chừng 3-4m, thân nhẵn hoặc có gai ở đầu cành. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến là đơn, nhỏ, hình trứng, 2 đầu bẹp, nhất là phía cuống, dài 2-3cm, rộng 1-1,5cm. Hoa trắng đỏ, mùi thơm, nhỏ, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả nang hình cầu to bằng quả hạt tiêu, không nứt, phía cuống có đài bao bọc, có 4 cạnh dọc, 4 ngăn, trong chứa nhiều hạt nhỏ, có cạnh góc, vỏ hạt dai, rất dày phía dưới xốp.

PHÂN BỐ, THU HÁI VÀ CHẾ BIẾN

Mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Hiện nay ít trồng hơn và ít dùng. Có mọc ở khắp các nước Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Tại Ai Cập, người ta trồng để xuất cảng. Cây lá móng tay ưa đất màu, ẩm nóng. Trồng bắng hạt. Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước nóng 50-60o sau đó gieo thẳng vào vườn ươm. Sang năm thứ 2, thứ 3 bắt đầu thu hoạch. Cắt cành phơi khô ngoài nắng có nơi phơi trong bóng râm. Mỗi năm có thể cắt 2 lần. Khi hái để lại gốc cao 50cm để cho cây lại phát triển. Một cây trồng có thể thu hoạch trong vòng 10-12 năm. Nếu hái cẩn thận có thể thu hoạch trong 20-30 năm. Hàng năm Ai Cập xuất cảng tới 1.000 tấn, Iran có thể xuất cảnh tới 1.200 tấn lá. Chủ yếu người ta dùng lá phơi khô, để nguyên hay tán bột. Các bộ phận khác như thân, rễ, hoa cũng được dùng, nhưng ít hơn.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Hoa có mùi thơm rất nồng. Từ hoa ngưới ta cất một thứ tinh dầu với tỷ lệ 0,02% dùng trong kỹ nghệ nước hoa, mỹ phẩm. Tinh dầu màu nâu sẫm rất thơm (theo Antia M.B và Kaushal Ấn Độ, 1950). Lá chứa một thuộc chất quinon gọi là Lawsone có tác dụng kháng sinh mạnh. Ngoài ra, trước đây, người ta còn thấy trong lá móng tay có 7-8% tanin, 6% chất béo, 1,20% tinh dầu, 2-3% chất nhựa, 2% chất màu có tinh thể hình kim màu vàng da cam, chất màu này là một chất nhuộm có phản ứng axit, ra ánh sáng và không khí có màu đỏ, do đó bột có màu xanh nhạt ở giữa, màu đỏ xung quanh.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Năm 1961, phòng Đông y thực nghiệm Viện vi trùng Việt nam đã thí nghiệm tác dụng kháng sinh của lá móng tay thấy tác dụng kháng sinh của lá rất mạnh. Nước sắc có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu 209 P (1cm), Typhi (1,2cm), Flexneri (0,8cm), Shiga (1,2cm), Sonnei (0,5cm), Suibtilis (0,8), trực trùng Coli gây bệnh (0,5cm), Coli bethesda (0,4cm).

 Vị thuốc Lá móng tay

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Công dụng:

Thâu liễm cầm máu, chủ trị vết thương chảy máu với cách dùng chủ yếu giã cây tươi hoặc bột lá khô đắp ngoài.

Tính vị - qui kinh:

Đang cập nhật.

 Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Lá móng tay

Chữa hắc lào, ghẻ lở:

Lấy 200g lá móng tay tươi thêm 100g lá sả, 100g lá ổi (nấu chung với 3 lít nước - như nồi xông), tắm liên tục 2 tuần. Lá móng tay tươi rửa sạch, để khô ráo nước, cho 1/2 thìa muối tinh, giã nhuyễn, trộn với 3 thìa giấm nuôi, lấy nước uống, xác đắp nơi ngứa ngáy. Ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày.

Chữa bế kinh:

Lá móng tay 50g, ích mẫu 40g, nghệ đen 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Chữa sưng đau tỳ, vị, hạ sườn, hông:

Lấy cây lá móng tay 20g, rửa sạch, cắt khúc 3cm, cỏ mực 15g, rau má tươi 20g. Cả 3 thứ sao khử thổ, sắc với 1 lít nước còn 300ml. Uống ngày 3 lần, liên tục 4 tuần.

Chữa đau nhức cột sống, té ngã chấn thương:

Lấy toàn cây (rễ, thân, lá, hoa màu trắng) 150g (sao khử thổ vàng), cốt toái bổ 50g (cạo sạch lông, xắt mỏng, phơi 3 nắng), cam thảo 10g, cẩu tích, ngũ gia bì mỗi thứ 15g. Sắc với 1.000ml nước còn 300ml, uống ngày 4 lần (sáng, trưa, chiều, tối) liên tục 30 ngày.

Tham khảo

Theo y học cổ truyền, hoạt chất của cây lá móng có thể hòa tan nhiều trong các dung dịch kiềm, tạo thành một chất có màu nên được dùng làm thuốc nhuộm móng tay chân, nhuộm tóc cho các thiếu nữ, nhất là vào dịp Tết Đoan ngọ mồng 5-5.

Tại châu Âu, cây được trồng nhiều để lấy hương liệu từ hoa dùng sản xuất nước hoa, mỹ phẩm; lá làm thuốc nhuộm tóc.

Đối với người hói đầu, lá móng mang lại tin vui vì có tác dụng trên da đầu, kích thích tóc mọc.

Cách làm như sau: lấy lá móng tươi rửa sạch, phơi trong mát thật khô rồi tán thành bột, cân 60 gam bột lá móng rồi hòa trong 250 gam dầu mù tạt, đun nóng, lọc qua vải sạch rồi đựng vào lọ kín, mỗi ngày xoa và chà xát nhẹ vào chỗ hói nhiều lần trong một tuần sẽ thấy kết quả khả quan. Phương pháp này không gây kích ứng và an toàn cho da.

Do chất màu trong cây lá móng có tính chất như thuốc nhuộm nên có thể làm dính màu vào tay chân hoặc quần áo khi sử dụng, nhưng rửa nhiều lần sẽ hết.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH