La hán

Tên khác

Tên thường gọi: La hán quả (Xuất xứ: Lĩnh Nam thái dược lục).

Tên La tinh: Dược liệu Fructus Siraitiae Grosvenorii; La hán quả Momordica grosvenori Swingle nguồn gốc thực vật .

Tên khoa học: Momordica grosvenori Swingle

Nguồn gốc: La hán là quả của cây họ bầu (Bottle gourd).

Cây la hán

(Mô tả, hình ảnh cây la hán, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)

Mô tả cây la hán

Cây la hán còn có tên Quang quả mộc miết (gấc vỏ nhẵn) là một cây mọc leo, hoa đực mọc thành bông, phiến hoa bao nhỏ. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4-6cm, hình cầu hay hơi trái xoan. Trong cành, lá, hoa và hạt ruột có cơm màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng 

Thu hoạch

Giữa tháng 9 ~ 10 thu hái lúc quả chín, để trên mặt đất để quả chín sau khoảng 8 - 10 ngày vỏ quả từ xanh chuyển sang vàng, dùng lửa sấy khô, qua 5 ~ 6 ngày, thành quả khô gõ có tiếng, sau đó tẩy sạch lông, gói giấy, đóng thùng.

Phân bố

Cây la hán được trồng nhiều ở vùng Quảng Tây, Quế Lâm của Trung Quốc, ngoài ra một số nơi như Thái Lan, Ấn Độ cũng có trồng cây này.

Dược liệu: quả la hán

Quả khô, hình tròn đến hình tròn dài, đường kính 5 ~ 8 cm bề ngòai màu nâu vàng sẫm đến sắc nâu sẫm, khá bóng láng, còn sót lại chút ít lông nhung, số ít có sọc dọc màu khá sẫm. Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phấn đáy hơi hẹp, có vết cuống quả. Chất giòn dễ vỡ, sau khi vỡ mặt trong có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ. Bỏ đi vỏ quả bên trong có thể thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt, hình tròn chử nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt. Dùng thứ hình tròn, quả lớn, cứng chắc, lắc không kêu, màu nâu vàng là tốt.

Bào chế:

Quả sấy khô, để sẳn dùng.

Thành phần hóa học:

Chứa đường fructose và glucose, saponin tritecpen, chất nhày, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng Mn, Fe, Zn, Se, iốt...

Tác dụng dược lý

Nghiên cứu gần đây cho thấy, la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hoá. Đặc biệt, tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, rất thích hợp cho các giảng viên, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát.

Vị thuốc la hán

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng...)

Tính vị

- Vị ngọt (Sách Lĩnh Nam thái dược lục)

- Vị ngọt, tính mát, không độc (Sách Quảng Tây Trung dược chí)

Qui kinh

Vào 2 kinh Phế, Tỳ. (Theo Quảng Tây Trung dược chí)

Công dụng và chủ trị

Thanh Phế nhuận trường.

Trị ho gà, đàm hỏa ho, huyết táo đại tiện bí.

Trị đàm hỏa ho, nấu canh với thịt nạt lợn uống vậy.(Lĩnh Nam thái dược lục)

Ngừng ho thanh nhiệt, lương huyết nhuận trường.

Trị ho huyết táo Vị nhiệt đại tiện bí v.v…. (Quảng Tây Trung dược chí)

Liều dùng

Uống trong: Sắc uống, 3 ~ 5 chỉ.

Kiêng kỵ

Người Tỳ Vị hư hàn kỵ dùng.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc la hán

Chữa viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.

Nước la hán hạnh nhân: la hán 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền, đập vụn, sắc cùng hạnh nhân lấy nước.

Chữa dị ứng, ho gà (ho dài ngày thành cơn).

Nước la hán mứt hồng: la hán 1 quả, mứt hồng 1 quả. Các vị thái lát, đập vụn, thêm nước nấu sắc ngày 1 lần.

Chữa lao phổi, viêm khí phế quản, viêm họng khô có nóng sốt, ho khan ít đờm.

Sirô bối mẫu quả la hán: xuyên bối mẫu 10g, la hán quả 1 trái. La hán nghiền vụn, thêm ít đường mật với lượng thích hợp, nấu sắc kỹ, chia 2 lần ăn trong ngày.

Chữa viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón.

Nước la hán quả: la hán 1 - 2 quả. Đập giập, thái vụn, pha hãm như pha trà hoặc nấu thành nước uống ngày 1 - 2 lần.

Hỗ trợ điều trị lao.

Canh la hán: quả la hán 50g, thịt lợn nạc 100g. Các vị thái lát, nấu kỹ với lượng nước làm canh, thêm ít muối, ăn với cơm trong ngày.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH