Khoai lang

Tên khác

Tên thường gọi: Còn gọi là phần chư, cam thự, hồng thự, cam chư.

Tên khoa học: lpomoea batatas (L.) Poir

Họ khoa học: Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.

Cây khoai lang

(Mô tả, hình ảnh cây khoai lang, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)

Mô tả

Cây khoai lang là một cây quen thuộc với người Việt Nam qua các món ăn, ngoài ra khaoi lang cũng là một cây thuốc quý. Khoai lang là một loại cỏ sống lâu năm thân mọc bò, dài 2-3m, rễ mẫm thành củ, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình, thường hình tim xẻ 3 thùy, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành sim ít hoa ở đầu cành. Rất ít khi thấy quả và hạt.

Phân bố

Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được con người trồng cách đây trên 5.000 năm. Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe. Nó cũng đã được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người phương tây tới Polynesia. Nó được đưa tới đây như thế nào là chủ đề của các cuộc tranh luận dữ dội, có sự tham gia của các chứng cứ từ khảo cổ học, ngôn ngữ học và di truyền học.

Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó. Cây khoai lang được trồng để lấy củ ăn thay gạo.

Thành phần hoá học

Củ chứa 24,6%tinh bột, 4,17% glucoza.

Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0.1% chất béo, các diattaza, tro có Mn, Ca, các Vitamin A, B, C, 4.24% tamin, 1.375 pentozan

Khi đã phơi khô chứa dextrin, axit clorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betanin, cholin.

Trong dây khoai lang có ađenin, betain, cholin, theo Garcia F trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Do đó người bị đi đái đường có thể dùng dây khoai lang mà ăn.

Tác dụng dược lý

Các nghiên cứu gần đây cho thấy cách bảo tồn tuyệt vời anthocyanin có trong khoai lang là hấp, và một số nghiên cứu so sánh từ cách luộc đến nướng đã cho thấy những tác dụng đường huyết tốt hơn bao gồm cả việc đạt được một chỉ số đường huyết thấp, hoặc chỉ số Glycemic (Glycemic Index GI) bằng cách luộc. Các tác động của việc hấp là đặc biệt thú vị, vì chỉ từ hai phút hấp để vô hiệu hóa các enzym peroxidase mà nếu không có quá trình này thì có thể phá vỡ các anthocyanin trong khoai lang. Trong thực tế, với các enzym peroxidase ngừng hoạt động, chiết xuất anthocyanin tự nhiên từ khoai lang được sử dụng cho thực phẩm màu có thể còn ổn định hơn màu thực phẩm tổng hợp. Lợi ích này không chỉ giới hạn đến sự xuất hiện của thực phẩm kể từ khi các anthocyanins có những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như là chất dinh dưỡng phytochemical chống oxy hóa và chống viêm

Vị thuốc khoai lang

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị

Củ khoai lang tính bình, vị ngọt

Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc

Quy kinh

Vào kinh tỳ vị, đại tràng

Công dụng

Củ khoai có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

Lá khoai bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Ngoài công dụng làm thực phẩm, làm nguyên liệu chế tinh bột khoai, ta có thể dùng khoai làn làm thuốc nhuận tràng. Phân mềm, không lỏng, không đau bụng

Liều dùng

Ngày uống nước sắc, ăn cả lá với liều 60-100g lá tươi hoặc 30-40g lá khô

Tác dụng chữa bệnh của khoai lang

Chữa cảm sốt mùa nóng

Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:

- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.

- Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.

- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.

- Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.

Chữa táo bón

Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:

- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Trẻ biếng ăn

Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Quáng gà:

Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

Thiếu sữa:

Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

Viêm tuyến vú:

Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối:

Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.

Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần:

Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

Chữa ngộ độc sắn:

Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Say tàu xe:

Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Phụ nữ băng huyết:

Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Vàng da:

Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Mụt nhọt:

Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

Tham khảo

Một số cách sử dụng khác của khoai lang

Tại Nam Mỹ, nước lấy từ củ khoai lang đỏ trộn lẫn với nước chanh để làm một loại thuốc nhuộm vải. Bằng cách thay đổi tỷ lệ thành phần của các loại nước này mà người ta thu được các tông màu từ hồng tới tía hay đen. (Verrill, trang 47)

Một số loại khoai lang được trồng ở Việt Nam

Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của tỉnh Ninh Bình nói chung và vùng Nho Quan - Gia Viễn vốn nằm bên sông Hoàng Long nói riêng. Khoai Hoàng Long có thịt củ bở, màu vàng nhạt, bùi, ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Hiện nay, Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đã thử nghiệm và phục tráng thành công giống khoai lang Hoàng Long cho năng suất, chất lượng cao trên diện tích 3ha tại các xã Yên Quang và Phú Sơn huyện Nho Quan. Khoai Hoàng Long cùng với dê núi Ninh Bình, rượu Kim Sơn, dứa Đồng Giao, cơm cháy Ninh Bình là những đặc sản tiêu biểu được xây dựng thương hiệu và đem vào phục vụ du lịch.

Khoai lang Lệ Cần là đặc sản của vùng Lệ Cần, xã Tân Bình, Đắk Đoa, Gia Lai. Vì nổi tiếng nên giống khoai này được trồng ở khắp nơi. Nhưng do chỉ nhân giống bằng dây nên củ không còn nguyên phẩm chất như ban đầu.

Khoai lang Lệ Cần có thân dây to, cứng, lá mọc dài, tán có nhiều thùy màu nâu tím, củ màu đỏ, dài, thuôn. Ruột có màu vàng nghệ nên khi luộc bở vàng ươm, ăn ngọt lịm và bùi. Đặc biệt, giống khoai này chỉ trồng ở vùng Lệ Cần mới có đủ đặc điểm trên. Nếu đem giống đó trồng nơi khác thì bề ngoài tuy giống khoai Lệ Cần, nhưng ruột không có màu vàng và không ngọt, phẩm chất củ giảm rõ rệt. Qua phân tích mẫu đất tại khu vực xã Tân Bình cho thấy, một số mẫu ở vùng Lệ Cần có hàm lượng vi lượng cao hơn khu vực khác, đặc biệt là các nguyên tố Mn, Bo, nhờ đó khoai lang mới có chất lượng thơm, ngon.

Trong 3 năm (2008-2010), Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã thực hiện phục tráng giống khoai lang này, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa.

Khoai lang tím Nhật ở Bình Tân. Một trong những cánh đồng rộng lớn trồng khoai lang tím Nhật ở huyện Bình Tân. Khoai lang tím Nhật Bản hiện được trồng nhiều ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), vì nó cho năng suất cao và có giá trị kinh tế…

 

Tag: cay Khoai lang, vi thuoc Khoai lang, cong dung Khoai lang, Hinh anh cay Khoai lang, Tac dung Khoai lang, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH