Tên dân gian: Húng chanh, Rau tần, Tần dày lá, Rau thơm lông, Dương tô tử, Sak đam ray
Tên khoa học: - Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.),
Họ khoa học: Thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.
Mùa hoa quả tháng 4-5.
Lá và ngọn non - Folium et Gemma Plectranthi.
Cây có gốc ở quần đảo Môluýc (miền Mã Lai) được trồng làm gia vị và làm thuốc. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô.
Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.
Tinh dầu có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn. Cao nước có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng.
Năm 1961 phòng đông y Viện vi trùng có nghiên cứu tác dụng khánh sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loại vi khuẩn theo phương pháp Rudat và thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng khánh sinh mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus 209 P. Salmonella typhy, Shigella flexneri – Shigella sonnei, Shigella dysenteria (Shiga) Subtilis, Coli pathogene, Coli bothesda, Streptocuccus, Pneumocuccus, Diphteri và Gengou (Y học thực hành, 11-1961).
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc.
Vào 3 kinh tì, phế, vị.
Tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc.
Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột.
Hành khí, thanh nhiệt, tiêu viêm, hóa thấp, hóa thấp, cầm ói. Công hiệu chữa bao tử
Lá tươi 50-60 g cho vào sắc uống
Có thể dùng tươi: ép lấy nước. Trẻ em 1/2 thìa cà phê/1 lần * 2-4 lần/1 ngày. Người lớn 1 thìa cà phê *2-4 lần/1 ngày.
Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
Lá Húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.
Lá Húng chanh tươi giã đắp
Ở Philippines
Lá húng chanh tươi, giả nát đắp bên ngoài vết phỏng.
Những lá chết thâm tím dùng trường hợp bò cạp hay rết chích. Ngoài ra còn dùng đắp trên màng tang và trán chữa trị nhức đầu, sử dụng dùng băng lưới ( bandage ) để giử khỏi rơi.
Lá ngâm trong nước sôi hay dưới dạng nước đường sirop dùng như : chất mùi và thuốc tống hơi, dùng cho chứng khó tiêu ,và cũng là toa thuốc cho bệnh hen suyễn.
Trung Quốc
Những người Trung hoa sử dụng nước ép lá húng quế với đường, chữa trị : ho cho trẻ em, suyễn và viêm phế quản, động kinh, các rối loại co giật .
Lá được nhai ngậm trong miệng chữa trị : vết nứt ở góc của miệng, tưa miệng hay đẹn đau đầu, chống sốt như xoa bóp.
Dùng để chữa trị đau bàng quang và đường tiểu và tiết dịch âm đạo.
Ấn Độ dùng húng chanh như lá gia vị
Người dân Ấn dùng húng chanh làm gia vị thức ăn, lá húng chanh có hương vị rất mạnh và có tác dụng bổ sung gia vị tuyệt vời cho thịt và gà ….
Lá húng chanh thái nhỏ, có thể sử dụng cho những món ăn đặc biệt nhất là thịt bò, thịt cừu và thịt heo rừng.
Ở Ấn Độ, lá Húng chanh dùng chữa bệnh về đường tiết niệu và rỉ nước âm đạo. Nước ép lá trộn với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh, cũng dùng trị ho và chứng khó tiêu.
Malaixia
Ở Malaixia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh đẻ nóng, lá tươi giã ra lấy nước cốt cho trẻ em bị sổ mũi uống. Dùng ngoài lấy lá giã ra đắp trị nẻ môi, đau bụng, đau đầu và dùng xoa lên người khi bị sốt.
Bài thuốc gia truyền chữa viêm họng, viêm amidan
Khỏi hẳn viêm phế quản mãn tính sau 2 tháng
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH