HÀNH

Tên khác:

Tên thường gọi: Hành hoa còn có tên gọi Đại thông, Thông bạch, Tứ quí thông, Hom búa, Thái bá, Lộc thai, Hoa sự thảo.

Tên khoa học: Allium fistulosum- hành tỏi.

Họ khoa học: họ Hành.

Tên là Thông bạch: thông là rỗng, bạch là trắng, vì dọc cây hành thì rỗng, do hành có màu trắng

Cây Hành

(Mô tả, hình ảnh cây Hành, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Hành Hành là một laọi cỏ sống lâu năm, có mùi đặc biệt, Lá gồm 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài 30-50cm, đường kính 4-8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn

Thu hoạch:

Chủ yếu vào tháng 10, 11 nhưng có thể quanh năm

Phần dùng làm thuốc:

Thân rễ khô hoặc tươi

Hạt hành

Thành phần hóa học:

Trong hành có axit malic, phytin và chất alylsunfit

Vị thuốc từ cây Hành

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)

Tính vị:

HànhVị cay bình mà không độc

Qui kinh:

Vào kinh thủ thái âm phế

Vào kinh túc dương minh vị

 

Tác dung:

Thông dương hoạt huyết hòa trung, lợi tiểu sát trùng, phát biểu

Ứng dụng lâm sàng của Hành

Trị thai động rất nguy:

Hành 1 nắm to, sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị vú sưng đỏ:

Nấu lấy 1 chén nước Hành, uống nóng là tan (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị bị vết thương do té ngã, máu ra nhiều, đau quá:

Lấy Hành, cả củ lẫn lá, gĩa nát, sao nóng, đắp chỗ bị thương, nguội thì lại thay lớp mới cho nóng, dần dần sẽ khỏi đau lại không có dấu vết để lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị bị ngã vỡ đầu, gẫy xương:

Lấy Hành gĩa nát, hòa với mật đắp vào vết thương sẽ mau khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị tiểu bí, bàng quang tức trướng:

Hành 3 cân, gĩa nát, xào cho nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói, chườm vào vùng bụng dưới. Hễ khí của Hành thấm vào được bên trong thì tiểu được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

- Đàn bà có thai bị cảm phong, ho, thở, nếu không có Hành, Trần bì thì khó khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tháng Giêng mà ăn Hành sống nhiều sẽ làm cho da mặt nổi mụn giống như chứng du phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển

Chữa cảm mạo nhức đầu ngạt mũi:

Hành 30g, đạm đậu xíinh khương10g, chè hương 10g, nước 300ml, đun sôi cạn bỏ bã, uống khi còn nóng, uống xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi

Chữa trẻ em cảm mạo:

hành 60g, Sinh khương 10g, hai thứ giã nát, thêm một cốc nước thật sôi vào dùng hơi xông vào miệng và mũi, ngày làm vài lần

Chữa mụn nhọt:

Hành tười giã nát, trộn với mật, đắp lên mụn, khi ngòi ra thì dùng dấm mà rửa mụn

Tham khảo:Ngoài công dụng làm gia vị hành còn được dùng chữa ho, trữ đờm, ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, dùng chữa chứng bụng nước do gan cứng.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH