Giổi

Tên khác

Tên thường gọi: Giổi còn gọi là Dổi, Vàng tâm

Tên khoa học: Ford - Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv.

Họ khoa học: thuộc họ Ngọc Lan - Magnoliaceae.

Cây Giổi

(Mô tả, hình ảnh cây Giổi, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Cây gỗ thường xanh, cao 5-20m. Lá có cuống dài 1,5cm, phiến xoan ngược bầu dục, to vào khoảng 12x4,5cm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, dày, dai; gân phụ 11-13 cặp. Hoa ở ngọn nhánh, to, cao 5-7cm; cánh hoa bầu dục; nhị nhiều, trung đới có đầu hình chuỳ; lá noãn nhiều noãn.

Hoa tháng 4-5 quả tháng 7-8

Bộ phận dùng:

Quả, vỏ cây, vỏ rễ - Fructus, Cortex et Cortex Radicis Manglietiae.

Nơi sống và thu hái:

Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm. Thu hái quả chín trước khi nứt rồi phơi khô để dùng dần.

Tính vị, tác dụng:

Vị cay, tính mát, có tác dụng trừ ho, nhuận tràng.

Ứng dụng lâm sàng của Giổi

Táo bón:

Quả Giổi (hay vỏ rễ, vỏ cây) 30g sắc nước, thêm đường, uống ngày 2 lần.

Ho khan của người già:

Quả Giổi 12-15g sắc uống thay trà.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thần dược cho người đột quỵ

Thực phẩm cho người tiểu đường

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

Vị thuốc vần A

Vị thuốc vần B

Vị thuốc vần C

Vị thuốc vần D

Vị thuốc vần E

Vị thuốc vần G

Vị thuốc vần H

Vị thuốc vần I

Vị thuốc vần K

Vị thuốc vần L

Vị thuốc vần M

 

 

Vị thuốc vần N

Vị thuốc vần O

Vị thuốc vần P

Vị thuốc vần Q

Vị thuốc vần R

Vị thuốc vần S

Vị thuốc vần T

Vị thuốc vần U

Vị thuốc vần V

Vị thuốc vần X

Vị thuốc vần Y

 

Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.

. Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH