Tên thường gọi: Còn gọi là Cây cuồng, Rau gai, Độc lực, Cẩm giảng, Đinh lăng gai, cây Đuống, cây Răng, Cẩm Giàng (Tày, Bình Gia, Lạng Sơn), Lổ Cổ (Mèo), rau gai (Thái Nguyên), Độc lực (Hà Tây).
Tên khoa học: Aralia armata Seem
Họ khoa học: Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae
(Mô tả, hình ảnh cây Đơn châu chấu, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Loài của vùng Himalaia, lan tràn sang Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam.
Ở Việt Nam: cây Đơn Châu Chấu mọc hoang tại nhiều nơi trong nước ta chủ yếu tại các tỉnh miền núi như Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Vĩnh phúc, Bắc Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Đăk La, Lâm Đồng.
Rễ, cành, lá, vỏ rễ
Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch phơi khô hay sấy, khi dùng không phải chế biến gì khác.
Lá non thường dùng tươi
Trong lá có tỷ lệ Theo g%: Nước 84.5, Protid 3.1; Glucid 8.3, Xơ 2%, tro 1.5,
Và theo mg%: Caroten 1.65; vitamin c 12.5; Rễ chứa saponin triterpenic. Phần Genin đã được xác định là axit oleanic (P.K Mãn Hà Nội 1976).
Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy vỏ rễ đơn chấu có các tác dụng:
Chống viêm, đặc biệt tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn mạn tính của phản ứng viêm.
Gây thu teo tuyến ức rõ rệt, tác dụng này là một đặc tính của thuốc ức chế miễn dịch.
Kích thích sự chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy trong ống nghiệm, điều này chứng tỏ Đơn châu chấu có tác dụng kích thích miễn dịch.
Có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen trên động vật thí nghiệm.
Kháng khuẩn đối với phế bào khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu.
Các saponin triterpen và genin acid oleanolic từ rễ Đơn châu chấu là thành phần có hoạt tính chống viêm cấp, viêm mạn và gây thu teo tuyến ức chuột cống trắng đực non.
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Vị cay, hơi đắng, tính ấm.
Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc , tiêu thũng, tán ứ, khư phong trừ thấp.
Rễ có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể giải độc.
Thân, nhất là lõi thân, có tác dụng bổ.
Lá có tác dụng tiêu độc.
Ngày dùng 15-20g.
Rễ đơn châu chấu 10 – 30 g sắc uống, Thường phối hợp với Xà cừ và Mặt quỷ.
Dùng 8- 12 g rễ cây, sắc uống nước.
Vỏ rễ giã lấy nước uống, bã đắp.
Rễ giã với muối, trộn nước vo gạo đắp, phối hợp với cây Sắng, lá Mưa đỏ, Bồ Công Anh và Kim ngân.
Rễ đơn châu chấu cùng vỏ cây khế chua, liều lượng bằng nhau, đều 20g, sắc nước uống.
Rễ Đơn châu chấu 12g, rễ cây Ngấy tía 8g, rễ cây Han tía 8g, xắt nhỏ, phơi khô, sắc uống.
Rễ Đơn châu chấu 12g, rễ cây Thóc lép 10g, lá cây Cối xay 10g, sao vàng sắc uống.
Vỏ rễ, rễ thường dung chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm amydal, viêm bạch hầu, viêm khớp, viêm thận phù thũng, viêm sung vú.
Cũng được dùng chữa phong tê thấp tê bại, dao chém thương tích, sốt rét cơn và rắn cắn. Lõi thân dùng làm thuốc bổ.
Lá non dùng làm rau ăn (do nhiều gai nên gọi là rau gai).
Lá dùng đắp mụn nhọt.
Nhựa của nõn non dùng chấm làm tan chắp lẹo ở mắt.
Quả sao khô, tán bột thổi vào mũI chống ngạt mũi.
Ở Vân Nam (Trung Quốc): rễ, cành, lá, vỏ rễ dùng trị đòn ngã, phong thấp tê đau, , đau dạ dày, viêm gan, viêm tiền liệt tuyến, viêm khớp cấp tính, phúc tả, viêm tuyến sữa, sang tiết, vô danh thũng độc.
Trong dịch viêm họng ở Bình Gia – Lạng Sơn vào năm 1956, nhân dân đã dùng rễ sắc uống và ngậm chữa bệnh ở cổ họng. Ngày dùng 15-20g.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH