Củ nâu
Tên khoa học: Dioscorea cirrhosa Lour., thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.
( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)
Dây leo thân nhẵn, ở gốc có nhiều gai. Lá mọc cách ở gốc, mọc đối ở ngọn. Hoa mọc thành bông. Củ ở trên mặt đất tròn, vỏ sần sùi , màu xám nâu, thịt đỏ hơi trắng. Mặc dù tên khoa học chỉ xác định có một nhưng trên thực tế người ta thấy có mấy loại củ nâu:
- Củ nâu dọc đỏ; củ xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Loại củ nâu này nhuộm vải cho màu bóng.
- Củ nâu dọc trai hay củ nâu dọc dưa; vỏ thường bị nứt, màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn loại trên.
- Củ nâu trắng hay củ nâu tẻ; vỏ củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng; người ta thường dùng loại củ nâu này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại củ nâu đỏ nói trên vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền.
Củ nâu mọc hoang tại hầu hết những vùng rừng núi ở nước ta nhiều nhất tại các tỉnh: Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An… Còn được khai thác ở Lào. Trước đây có một số vùng người ta thử trồng bằng những củ con và cho cây mọc leo những cây khác hay dùng cọc cho leo. Trước đây củ nâu được dùng cho rất nhiều trong nước (vì hầu hết nông dân ta đều mặc quần áo nhuộm màu nâu). Hàng năm chúng ta còn xuất từ 5.000 - 8.000 tấn sang Trung Quốc. Những năm gần đây vai trò củ nâu để nhuộm quần áo bị thuốc nhuộm tổng hợp cạnh tranh, nhưng vẫn còn được sử dụng để nhuộm lưới một số ít dùng để nhuộm vải.
Củ - Rhizoma Dioscoreae Cirrhosae, thường có tên là Thự lương.
Củ chứa nhiều tanin catechic (đến 6,4%) và có tinh bột.
( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )
Củ nâu có vị ngọt, chua và se, Tính bình, không độc
Thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa.
Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu được dùng làm thuốc chữa các chứng tích tụ hòn báng, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, Củ nâu dùng chữa: 1. Chảy máu tử cung, xuất huyết trước khi sinh; 2. Ho ra máu, thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Thấp khớp tạng khớp, liệt nhẹ nửa người. Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, bị thương chảy máu. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc; bên ngoài nghiền củ để đắp.
Lấy bã Củ nâu (sau khi đã mài với nước vắt lấy nước cốt để nhuộm) sấy khô tán bột uống 8g, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 20g bã Củ nâu sắc uống.
Dùng Củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã sửa xương lại như cũ.
Dùng bã Củ nâu đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với nước cơm, mỗi lần 3g, ngày uống 3-4 lần.
Dùng 60g củ ngâm trong 500ml rượu trắng trong 5 ngày, lấy nước chiết uống, ngày dùng 15-30cc trước khi ngủ.
Dùng củ nâu 9g, sắc với rượu trắng uống.
Dùng củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã nắn chỉnh lại như cũ.
Dùng củ nâu 20g sao đen, mẫu lệ 12g, ích trí nhân 12g, bạch đồng nữ 20g, đẳng sâm 40g, kim anh 12g, thán khương 8g; sắc, chia 2 lần uống trong ngày.
Tag: cay Cu nau, vi thuoc Cu nau, cong dung cua Cu nau, Hinh anh cay Cu nau, Tac dung cua Cu nau, Thuoc nam
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************
Thông tin trên Website :www.thaythuoccuaban.comchỉ có tính chất tham khảo. Người xem không được dựa vào để tự chữa bệnh.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn . Địa chỉ: Số 482 lô 22C Đường Lê Hồng Phong, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. GP : 197GCN HNY SYTH